Sở di trú USCIS vừa cập nhật những yêu cầu rõ ràng hơn về sự vắng mặt ở Hoa Kỳ của những đương đơn muốn xin nhập tịch. Sự cập nhật này quan tâm đến những lần vắng mặt hơn sáu tháng nhưng dưới một năm trong suốt 3 năm hoặc 5 năm đòi hỏi phải cư trú liên tục.

Nếu quý vị vắng mặt ở Hoa Kỳ hơn sáu tháng nhưng dưới một năm, Sở di trú có thể quyết định rằng quý vị đã hủy sự cư trú liên tục ở Hoa Kỳ. Nếu quý vị hủy thời gian cư trú liên tục, quý vị sẽ phải lập lại thời gian cư trú liên tục mới; 5 năm đối với hầu hết các đương đơn, và 3 năm đối với những người đang kết hôn với một công dân Hoa Kỳ.

Bất cứ sự vắng mặt nào trên sáu tháng đều có thể làm cho Sở di trú nghi vấn về ý định của quý vị muốn thường trú ở Hoa Kỳ. Sở di trú sẽ phán xét về việc này. Ðể chứng minh không hủy đi thời gian cư trú liên tục ở Hoa Kỳ, quý vị cần đưa ra những bằng chứng cho thấy trong suốt thời gian vắng mặt ở Hoa Kỳ, quý vị vẫn muốn duy trì sự cư trú của mình. Vì thế, khi trở về Hoa Kỳ sau khi vắng mặt hơn sáu tháng, các Thường trú nhân nên mang theo bản sao những giấy tờ cần thiết để nhân viên di trú ở phi trường xem nếu được yêu cầu.

Những giấy tờ này nên gồm có một số bản thuế khai lợi tức của những năm trước, chủ quyền nhà, những bản báo cáo của ngân hàng, bằng lái xe còn hiệu lực, thư từ của chủ nhân nơi làm việc và thư giải thích sự vắng mặt dài hạn.

Xem thêm:   Người di dân Trung Quốc tại biên giới San Diego

Ðiều cần thiết chứng minh cho Sở di trú thấy rằng đã có những tình huống xảy ra không kiểm soát được đã khiến quý vị không thể trở về Hoa Kỳ dưới sáu tháng. Nếu vắng mặt vì lý do gia đình hoặc chuyện riêng tư, quý vị nên chuẩn bị giấy tờ chứng minh chu đáo hơn.

Trường hợp xấu nhất xảy ra nếu Sở di trú quyết định rằng quý vị đã bỏ diện thường trú và quý vị sẽ phải  nộp đơn xin quy chế thường trú nhân lại. Ðiều này có nghĩa là quý vị sẽ phải trở về Việt Nam và chờ đợi hồ sơ bảo lãnh mới của quý vị đáo hạn.

Sở Di Trú và Bộ Tư Pháp nỗ lực hủy Quốc Tịch của một số người

Trong nhiều năm qua, Bộ Tư Pháp đã tập trung vào nỗ lực hủy quốc tịch của những kẻ tình nghi phạm tội chiến tranh, đặc biệt là bọn Phát-xít, hoặc những người đã gian dối trong hồ sơ xin nhập tịch Hoa Kỳ.

Vào tháng Hai năm 2020 vừa qua, Bộ Tư Pháp đã loan báo việc thành lập một bộ phận chuyên giải quyết những hồ sơ cần hủy quốc tịch Hoa Kỳ. Họ thực hiện điều này vì có nhiều hồ sơ nghi vấn được một số cơ quan chính phủ chuyển đến, như cơ quan Thi Hành Luật Di Trú Và Thuế Quan (tức Immigration and Custom Enforcement – ICE) chẳng hạn.

Những nỗ lực hủy quốc tịch của Bộ Tư Pháp nhắm vào vấn đề An Ninh Quốc Gia và Khủng Bố, Vi Phạm Nhân Quyền và Tội Ác Chíến Tranh, Quấy Nhiễu Tình Dục, Gian Lận và Những Tội Ác Khác.

Xem thêm:   Tồn đọng chiếu khán di dân giảm 4%

Vấn đề Hủy Quốc Tịch đã gia tăng từ tháng Giêng năm 2017. Ðã có 228 hồ sơ hủy quốc tịch đã được Bộ Tư Pháp lưu giữ từ năm 2008, có khoảng 40% trong số này được lưu giữ trong ba năm qua. Và trong ba năm qua, hồ sơ hủy quốc tịch được chuyển đến Bộ này đã tăng 600%.

Vào tháng Chín năm 2016, Bộ Nội An nói rằng Sở di trú đã sai lầm cấp quốc tịch Mỹ cho ít nhất 858 người đã từng có lệnh bị trục xuất. Trong suốt tiến trình duyệt xét nhập tịch hóa, hồ sơ lưu trữ dấu vân  tay điện tử chưa có. Hơn nữa, Bộ Nội An phát giác hồ sơ lưu trữ dấu vân tay biến mất từ hàng trăm ngàn hồ sơ với nhiều lý do khác nhau.

Năm 2019, chính phủ loan báo sẽ điều tra 700,000 công dân đã được nhập tịch. Chính phủ đã mở một văn phòng mới ở thành phố Los Angeles thuộc tiểu bang California và đang tiến hành việc thuê 300 nhân viên đặc biệt và 212 nhân sự hỗ trợ việc điều tra hủy quốc tịch, cũng như những hồ sơ gian dối để hưởng quyền lợi di trú. Văn phòng này chú trọng việc xác minh lý lịch của những di dân bị nghi ngờ lừa dối để có thẻ xanh hoặc có quốc tịch Hoa Kỳ, và văn phòng này sẽ hủy quốc tịch của những cá nhân kể trên.

LỊCH CẤP CHIẾU KHÁN VÀ CHUYỂN DIỆN CƯ TRÚ THÁNG 4-2020

(1) – IR-1, IR-2, IR-5:Vợ, con vị thành niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực

Xem thêm:   Người di dân Trung Quốc tại biên giới San Diego

(2) – Diện F-1: Con độc thân, trên 20 tuổi, của công dân Mỹ: Ngày 01/01/2014 (Tăng 11 tuần) (F-1  Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/09/2014)

(3) – Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: (Hiệu Lực Ngay)   (F2A Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/02/2020)

(4) – Diện F2B: Con độc thân, trên 20 tuổi, của thường trú nhân: Ngày 01/11/2014 (Tăng 6 tuần) (F2B Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/07/2015)

(5) – Diện F-3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ. Ngày 01/02/2008 (Tăng 6 tuần) (F3 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 01/10/2008)

(6) – Diện F-4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 01/07/2006  (Lùi lại 7 tháng) (F4 Xin Chuyển Diện Cư Trú Tại Hoa Kỳ: 25/07/2007)

(7) Diện Đầu Tư Định Cư EB-5 (trực tiếp & Gián Tiếp):  08/02/2017

(8) -Tu Sĩ-SR:     Hiệu Lực Ngay


Hỏi Đáp Di Trú

 

Hỏi: Tôi là Thường trú nhân. Nếu tôi có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (tức thẻ Re-entry Permit), liệu tôi có thể ở nước ngòai đến hai năm và tái nhập cảnh Hoa Kỳ dễ dàng không?

Đáp: Có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh không bảo đảm quý vị sẽ dễ dàng tái nhập cảnh Hoa Kỳ. Sau khi ở nước ngòai hơn sáu tháng, Sở di trú chắc chắn sẽ chất vấn về sự vắng mặt này. Và mỗi khi quý vị tái nhập cảnh Hoa Kỳ, Sở di trú có quyền yêu cầu quý vị chứng minh rằng quý vị muốn duy trì quy chế thường trú nhân sau thời gian vắng mặt ở Hoa Kỳ.

LMH (San Jose, CA)