Ra đời từ đầu thập niên 1970, hình ảnh mèo Hello Kitty đến nay đã trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa Nhật Bản trên thế giới.

Giá trị thương hiệu của Hello Kitty đến nay ước tính khoảng 7 tỉ USD, mang lại nguồn thu lớn không chỉ cho chủ nhân Sanrio mà còn cho ngân sách quốc gia.

Kitty là một nhân vật không tuổi và được nữ họa sĩ Yuko Shimizu (nhân viên của Sanrio) sáng tạo vào năm 1974. Theo bà Kyoko Obata, dù có ngày sinh (1-11) nhưng Hello Kitty không phải được tạo ra vào ngày đó.

Dù vậy, mẫu “lý lịch trích ngang” là chỉ dấu thú vị nếu người ta biết rằng vào thập niên 1970, Nhật Bản đang bước vào một giai đoạn đặc biệt khi lòng tự tin của dân tộc giàu nghị lực và ý chí này đã được khôi phục và nền kinh tế bước vào đà phát triển thịnh vượng sau những năm u ám khi nước Nhật thất bại trong Thế chiến thứ 2.

“Nước Nhật với 100 triệu dân đã đắm mình vào thập niên 1970 với lòng tự tin được khôi phục và tinh thần sẵn sàng đối mặt với bất cứ thách thức nào”, bài báo đăng trên nhật báo New York Times ngày 5-1-1970 viết, nhấn mạnh với tinh thần và ý chí đó, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Và nhân vật Hello Kitty ra đời trong giai đoạn đầy khát vọng vươn lên đó của nước Nhật.

Xem thêm:   Quán Anh Vũ một thời

Theo Bà Kyoko Obata, các kết quả khảo sát người tiêu dùng từ năm 1974, các mô típ nhân vật phổ biến nhất là những hình ảnh liên quan chó, mèo và gấu. Về chó, họ có nhân vật Snoopy theo thỏa thuận bản quyền với đối tác.Gấu, họ đã tạo ra nhân vật Koro-chan. Hello Kitty năm 1974 là sự phát triển tiếp theo dựa trên mô típ còn lại về mèo.

Hello Kitty là hình ảnh một bé gái hiền hòa, dễ thương, chiều cao bằng 5 quả táo và cân nặng bằng 3 quả táo. Cô bé sống cùng gia đình ở ngoại ô London (Anh), thích làm bánh cookies, thích chơi piano và rất giỏi tiếng Anh.

Những đặc điểm tính cách của Hello Kitty đã gửi đi một thông điệp về ước mơ của nhiều gia đình Nhật lúc đó. Người Nhật yêu thương con gái, luôn tạo điều kiện để con gái được học hành đầy đủ, với nữ giới nói chung họ coi đó là đối tượng cần chăm sóc, nâng niu.

Những điểm tính cách đó còn cho thấy khát vọng của mỗi gia đình Nhật vào thập niên 1970 là con cái được hưởng thụ những tri thức nghệ thuật chung của nhân loại (chơi piano) và vươn ra thế giới hội nhập (giỏi tiếng Anh)”, chị Việt Hà giải thích.

Tên Kitty được lấy cảm hứng từ tên con mèo nhỏ của Alice trong truyện Through the looking glass – phần tiếp theo của tiểu thuyết thiếu nhi nổi tiếng Alice in wonderland của nhà văn Anh Lewis Carroll.

Xem thêm:   Lễ hội đèn lồng Nagasaki

Sanrio đã thêm chữ “Hello” vào trước “Kitty” khi quyết định chọn tên cuối cùng cho nhân vật của họ. Và vì Kitty ngoài nghĩa đen là “mèo con” thì cũng là biệt danh trong tiếng Anh để gọi những phụ nữ tên là Catharine hay Katharine.

Nếu như cho mãi tới những năm 1980 hoạt động chính của các nhân vật do Sanrio sáng tạo vẫn chỉ là thiết kế các sản phẩm, thì kể từ những năm 1990, các nhân vật của họ đã bắt đầu hát và khiêu vũ tại các công viên khi Sanrio tiến vào mảng kinh doanh công viên giải trí chủ đề.

Công viên đầu tiên như vậy là Sanrio Puroland mở năm 1990 tại Tama, Tokyo, ngoài ra còn có Hello Kitty Park tại Hàng Châu, Trung Quốc (2015), Sanrio Harmonyland tại Kyushu, Nhật Bản (1991), Sanrio Hello Kitty Town tại Nusajaya, Malaysia (2012)…

Các ngành kinh doanh ăn theo Hello Kitty như các máy bay Hello Kitty Jet của hãng hàng không EVA Air, khách sạn di động mini Tai Tai Mountain Park ở Trung Quốc, khách sạn chủ đề Hello Kitty Jen Puteri Harbour ở Malaysia, Hello Kitty Beauty Spa ở Dubai…

Tóm lại hình ảnh mèo Hello Kitty đã trở thành quen thuộc với thế giới.

DH – theo tin Internet