Tên Võ Thị Sáu được đặt cho con đường lớn, rất dài, ở khu vực trung tâm quận 3. Mà tên đường này, hồi trước năm 1975, là đường “Hiền Vương”. Hiền Vương là ai? Đó là Chúa Nguyễn Phước Tần. Vào năm 1644, lúc còn làm Thế tử (chưa lên ngôi Chúa), Nguyễn Phước Tần đã chỉ huy đánh tan hai đoàn chiến thuyền Hòa Lan ngoài khơi Quảng Nam. Hòa Lan bấy giờ nổi tiếng hùng mạnh, toàn khu vực Đông Nam Á chưa có nước nào đương đầu nổi, nhưng phải chịu thua dưới quan quân Chúa Nguyễn. Rồi, năm 1659 Chúa Nguyễn Phước Tần đã cho dân đi vào khai hoang lập ấp tại Gia Định, Đồng Nai.

* Còn Sáu? Có người nói “Sáu khùng”. Tôi không nghĩ vậy. Sáu rất khôn ngoan lựa ngay dịp Tết (Canh Dần 1950), để ném lựu đạn cho đạt hiệu quả. Với chiến tích ném lựu đạn, Sáu giết được 2 kẻ thù (2 hương chức người Việt cộng tác với Pháp). Không thấy ghi lại số người thương vong do dính miểng lựu đạn. Giết được hai người => Sáu được gọi “anh hùng”.

* Hiền Vương, Ngài có công trạng lẫy lừng:

– Đánh bại thủy quân Hòa Lan

– Khai hoang lập ấp miền Nam.

Nhưng, chiến tích ném lựu đạn làm chết hai mạng thù địch vào dịp Tết, vậy là, được đánh giá “vĩ đại” hơn công trạng của Hiền Vương? Bảng tên “Võ Thị Sáu” được trương lên đường phố, dẹp bỏ “Hiền Vương”.

Xem thêm:   Facebook có gì ngộ (04/04/2024)

Từ Facebook  Matthew NChuong (Ảnh Manh Hai – flickr.com)

Cung điện Chùa quốc doanh sáng hơn trăng

Từ Facebook La Thanh Hiền

Cùng với bộ kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Á, các “chuyến bay giải cứu” đã “góp công” đưa nhiều vị cán bộ lãnh đạo, nhân viên dưới quyền… phải vào tù. Một số kẻ đã làm thay đổi ý nghĩa của chữ “giải cứu” tại Việt Nam.

Từ Facebook Đỗ Dũng

Quán ăn giữa đường ray xe lửa Hà Nội:

Cô chủ quán: “Con yên tâm, cô biết giờ nào tàu chạy”.

Tôi: “Lỡ tàu chạy sớm thì sao cô?”

Chủ quán: “Thì mày chạy”.

Từ Facebook Thong Le

Thiết kế đường ống thoát nước của hàng xóm

Từ Facebook  Minh Pham

Tài xế đậu xe ẩu trước cửa nhà, chủ nhà thuê xe cẩu đem xe đi giấu. Chuyện chỉ có tại Hà Nội.

Từ Facebook Phan Thang