Chúng ta đã hơn một lần bàn về việc dạy dỗ và uốn nắn trẻ. Đây là vấn đề khá phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết và kiên nhẫn.
Một độc giả hỏi bà Peggy, tác giả sách Etiquette: Xin bà giúp tôi. Cậu con trai 7 tuổi của tôi gần đây bỗng nhiên quên hết những cách ứng xử tốt đẹp mà hắn từng quen thuộc. Cháu không còn biết nói “xin vui lòng” và “cám ơn” trong ngôn ngữ hàng ngày. Cháu cũng lơ luôn việc giới thiệu những người bạn đến chơi nhà với mẹ mình. Trong bữa ăn cu cậu cũng mặc sức nói chuyện với cái miệng mở lớn đầy thức ăn. Thật ra cháu không cố ý hành động thô kệch như thế nhưng là mẹ tôi cảm thấy hết sức nản lòng.
Peggy trả lời: Cậu con của bà không cố ý hành xử thô bạo mà chỉ làm theo lứa tuổi trong lúc nhìn thấy quanh mình nhiều sự đổi thay. Trẻ con thường bị xúc động thái quá (stress) khi trải qua nhiều biến đổi trong cách thức ứng xử và học hỏi lúc thường xuyên xa nhà. Thời gian này trí óc trẻ thơ của cậu bé tiếp xúc với quá nhiều tình huống ứng xử do đó quên đi những thói quen tốt đẹp hằng có. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì cậu bé con bà đã đụng phải những cách ứng xử thô thiển giữa đám bạn bè ở trường học và ngay cả ngoài đời.
Vậy bà cứ tỉnh táo quan sát và nhắc nhở cháu khi thấy cần, nhưng tránh những lời quá mức và nhất là phê bình cháu trước mắt mọi người. Hãy trình bày cho cháu hiểu những điều tốt của việc hành xử đúng cách. Giờ đây cháu quen suy nghĩ một cách cụ thể và có thể thấy được sự thô kệch của việc nói chuyện với cái miệng đang nhai khiến người đối diện phải khó chịu. Nên tạm thời tránh nói đến những cách ứng xử đang thịnh hành. Con bạn đang từ từ trở về lại với những cách hành xử tốt đẹp đã có. Và bà hãy bình tĩnh, thong thả giảng giải những cái tốt đẹp trẻ cần học tập và noi theo.
MH- theo Etiquette