Lời Giới Thiệu: Từ ngày 3 tháng 6 đến 8 tháng 6 các cuộc tụ tập, biểu tình để lên tiếng phản kháng chính quyền về cái chết của một người Mỹ da đen là ông George Floyd đã được lên lịch tại các thành phố ở Dallas. Ngày 2 tháng 6 cuộc tuần hành đông đảo nhất trong toàn tiểu bang xảy ra ở Houston theo ghi nhận dưới đây của phóng viên Thạch Thảo.

Gần 60,000 người đã đến Discovery Green của trung tâm Houston Downtown vào ngày 2/6/2020 để biểu tình, tưởng niệm George Floyd, 46 tuổi, người da đen đã qua đời bởi Derek Chauvin, cảnh sát da trắng tại Minnesota. Cuộc biểu tình được cho là làm các nơi hồi hộp, lo sợ…

Cuộc biểu tình dưới danh nghĩa  tuần hành “tưởng niệm” bắt đầu vào 3PM tại Discovery Green, tọa lạc tại 1500 McKinney. Ðoàn biểu tình hô vang khẩu hiệu và những biểu ngữ được đưa lên tiến về Tòa Thị Chính Houston. Mọi diễn biến trong sự hồi hộp, khá căng thẳng vì một số người kích động hét vang, âm thanh xe motorcycle náo loạn cùng các thành viên của tổ chức Antifa mang cờ chữ A biểu tượng, khẩu trang, sắc phục đen, đỏ đi trong đoàn.

Thực hiện phóng sự này, tôi nghĩ sẽ đi vào “tâm bão biểu tình” và sẵn sàng mục kích những biến chuyển bạo động đột ngột sẽ xảy ra giữa cái nóng bức và bị chìm ngợp trong rừng người  từ 4 phía từ Discovery Green dẫn đến City Hall.

Riêng cảnh sát chống bạo động, lực lượng vệ binh quốc gia, xe cứu thương, cứu hỏa, đều chốt tại một số điểm chính. Họ trực chiến từng ngã tư đường, mỗi nhóm khoảng trên 10 cảnh sát trong tư thế sẵn sàng đối phó. Nếu có sự bạo loạn sẽ có biện pháp kịp thời, theo chiến thuật cắt nhỏ ra, cô lập.

Xem thêm:   Lăng Tự Đức

Từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc cuộc biểu tình, cảnh sát luôn bám chặt các địa điểm gần trung tâm, đề phòng bạo động, khủng bố để bảo vệ sự an toàn cho người đi đường và các cửa tiệm… Ðiều gì cũng có thể xảy ra, nhưng may mắn là nhờ cách phối hợp các lực lượng cảnh sát chống bạo động không tạo điều kiện, cơ hội cho những kẻ muốn bạo lực thực hiện được mưu đồ.

Cuộc biểu tình có sự tham dự của nghệ sĩ giải trí Trae Tha Truth và Bun B, cùng vài thành viên gia đình của Floyd. Theo ghi nhận, ban tổ chức biểu tình đã chuẩn bị chu đáo từ nước uống, khẩu trang, thức ăn phát miễn phí, thuốc sát trùng, phương tiện sơ cứu y tế trên mọi góc đường.

Trong cuộc họp báo, Thị trưởng Sylvester Turner kêu gọi mọi người tôn trọng nhau bằng cách đeo khẩu trang, gắng giữ khoảng cách an toàn xã hội càng nhiều càng tốt, nhưng điều ấy không thể thực thi khi hàng ngàn người cùng tràn ra đường từ nhiều phía. Thị trưởng nói: “Ðây là một lời chào tiễn biệt đến George Floyd, và cũng là sự thừa nhận anh ấy không nên chết theo cách đã làm. Tôi hy vọng mọi người tôn trọng người đã mất để tên anh ấy sẽ không bị mất đi”.

Anh trai của Floyd nhắc nhở cuộc tưởng niệm phải giữ hòa bình, không ủng hộ bạo lực, và “Floyd không muốn cái chết của mình là lý do tạo ra sự hỗn loạn, biểu tình bạo động”.

Qua nhiều cuộc biểu tình các nơi thì cuộc biểu tình tuần hành “tưởng niệm”, này có thể gọi là lớn nhất nước Mỹ với ý thức ôn hòa cao độ. Có lẽ những người tham dự ý thức rằng  cái chết bi thảm của Floyd không ai muốn cả, người dân chia sẻ nỗi đau với gia đình anh ấy bằng lời cầu nguyện thông qua cuộc xuống đường. Những gì xảy ra cho nạn nhân sẽ có pháp luật xét xử sau khi điều tra. Nên họ đã không để cho những phần tử bạo động lợi dụng gây rối, dẫn đến cướp phá làm mất chánh nghĩa của họ. Ðã xuất hiện vài người xách động, gây rối, chửi bới nhưng những người biểu tình da đen đã đẩy nhóm này ra khỏi khu vực biểu tình.

Xem thêm:   "Người yêu nước"

Khi nghi thức cầu nguyện bắt đầu, có sự xuất hiện của Thị trưởng Sylvester Turner, Mục sư, và cùng vài nghệ sĩ.

Chúng tôi thấy một số biểu ngữ mang ý nghĩa xem Floyd là “Anh hùng có thể làm thay đổi thế giới”.  Có những người mặc đồ đen mang sẵn biểu ngữ được trao tận tay người biểu tình như “Nước Mỹ cần sự thay đổi”, “Im lặng là tội ác”, “Không có công lý, không hòa bình” …

Cái chết của Floyd tạo ra làn sóng biểu tình khắp nơi trong những ngày qua, nước Mỹ bị tàn phá dưới danh nghĩa đòi công lý, chống sự kỳ thị chủng tộc. Nhưng ai cũng biết rằng vấn đề này không mới mẻ gì mà đã trải qua bao đời tổng thống.

Người ta đặt câu hỏi có phải rằng ngay cả nước Mỹ đã có một tổng thống da đen mà vẫn chưa hết mang tiếng kỳ thị chủng tộc? Và có thật kỳ thị không khi có cả những người da trắng, da màu khác cùng chung trong các cuộc xuống đường. Floyd đã nhận được một sự ưu ái so với biết bao cảnh sát hy sinh trên đường nhiệm vụ; hoặc so với nhiều cái chết thương tâm của các sắc dân khác bị giết cũng không được ai lên tiếng phản đối, đòi công lý.

Tôi chợt nhớ đến Martin Luther King Jr, lãnh đạo phong trào Nhân quyền từng nổi tiếng thế giới với bài diễn văn “I have a Dream”, cái chết của ông và các cuộc bạo động ngày ấy nổ ra rộng lớn, nhưng vẫn không quy mô bằng thời điểm Floyd chết này.

Xem thêm:   Chile một bức tranh huyền bí

Floyd không bị mưu sát, ra đi không phải vì quyền lợi nhân dân hay vì lý tưởng quốc gia, nhà đấu tranh nhân quyền gì cả nhưng được người ta “vinh danh” như anh hùng với danh từ “Hero” trên một số biểu ngữ.

Trích lời của Thị trưởng Sylvester Turner của thành phố Houston: “This has been an emotional and incredible day in the City. People across Houston have paid tribute and show support to # George Floyd and his family. In their pain, they have asked us to peaceful work for change. Let‘s honor their request”. (Ðây là một ngày đầy cảm xúc và đáng kinh ngạc ở thành phố chúng ta. Mọi cư dân ở Houston đã vinh danh và thể hiện sự ủng hộ với # George Floyd và gia đình anh ấy. Trong nỗi đau của gia đình, họ đã yêu cầu chúng ta hành động hòa bình để làm nên sự thay đổi. Hãy tôn trọng yêu cầu của họ”.

“Say his name! George Floyd”, đám đông đã hô vang như một thông điệp trước khi giải tán.

Ðược biết vào ngày 9 tháng Sáu, lễ mai táng cho nạn nhân được thực hiện tại Houston, nơi mà  Floyd từng là cư dân.

TT

(Ảnh: quang cảnh của cuộc tuần hành)