Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống của người dân Á Đông và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Tại Nhật cũng có tục cúng trăng vào mùa thu mang những nét độc đáo riêng. Vậy Tết Trung Thu Nhật Bản có những điểm gì thú vị?

Nguồn gốc: Tết Trung Thu còn gọi là Otsukimi, theo nghĩa đen là ngắm trăng. Tết Trung Thu ở Nhật cũng gần giống Việt Nam, thường được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm tương đương với khoảng tháng 9 tháng 10 trong lịch dương và là dịp tận hưởng vẻ đẹp của đêm trăng thích hợp nhất trong năm.

Nếu như ở Việt Nam, Tết Trung Thu gắn liền với sự tích chú Cuội, chị Hằng thì tại Nhật hình ảnh hiện lên khi ngắm nhìn mặt trăng đó chính là một chú thỏ đang giã bánh Tsuki – Dango hoặc ngồi ăn bánh bao trên cung trăng. Đặc biệt hơn, ngoài Tết Trung Thu vào 15/8 âm lịch hàng năm, tại Nhật, Tết Otsukimi còn được tổ chức lần 2 vào một tháng sau đó.

Ý nghĩa: Tại Việt Nam, Tết Trung Thu còn được gọi là Tết thiếu nhi. Ở Nhật, Tết Trung Thu đầu tiên diễn ra sau khi hoàn tất thu hoạch hoa màu mùa hạ và chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa. Vì điều này mà Tết Otsukimi đối với người Nhật mang một ý nghĩa đặc biệt là lời cảm ơn và lời cầu nguyện đến thần linh để mang đến một vụ mùa bội thu cho con người. Vì vậy Otsukimi đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của người Nhật Bản cho đến nay.

Lồng đèn cá chép là biểu tượng trong ngày Tết Trung Thu ở Nhật Bản. Theo truyền thuyết, cá chép là loài vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn nên người Nhật mong muốn con cháu mình sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp này. nguồn vigotour.com.vn

Những hoạt động thú vị: Otsukimi là một dịp lễ được người Nhật khá chú trọng vì đây là dịp mọi người cùng tham gia vào nhiều hoạt động truyền thống. Dưới đây là một số hoạt động thú vị trong ngày Trung Thu Nhật Bản độc đáo:

Xem thêm:   Công chúa Sofia 18 tuổi

– Trang trí nhà cửa: người dân tại xứ sở hoa anh đào thường trang trí nhà cửa bằng cỏ lau – một trong 7 loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản. Từ xa xưa, cỏ lau được coi là sự hiện thân của thần mặt Trăng, mang lại sự thịnh vượng cho gia đình và hỗ trợ mùa gặt mùa màng bội thu. Nhiều người ở Nhật Bản còn tin rằng hình dáng sắc cạnh của cỏ lau còn giúp xua đuổi ma quỷ.

– Thắp hương cầu nguyện hạnh phúc, may mắn: Trong dịp Tết Trung Thu của Nhật Bản, các đền thờ trở thành những địa điểm nổi tiếng đông đúc. Hầu hết mọi người đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc, gọi là kimono và cùng gia đình đến thăm các ngôi đền để cúng tổ tiên.

– Sum họp gia đình: Người Nhật thường quây quần bên gia đình và cùng nhau làm ra những món bánh truyền thống đặc trưng cho lễ Otsukimi. Họ thường đặt những khay bánh ở hiên nhà, gần cửa sổ hoặc bất cứ nơi nào thoáng đãng và có thể ngắm trọn ánh trăng. Trong bữa tiệc nhỏ này, mỗi gia đình thường trò chuyện, cùng nhau tham gia vào lễ cầu mong hạnh phúc và thịnh vượng. Đặc biệt, theo quan niệm của người Nhật, nếu có trẻ em tự ý tham gia ăn bánh trong nhà mình trong dịp này, thì đây là dấu hiệu sự may mắn sẽ đến với gia đình trong năm tới.

Xem thêm:   Quán trà 150 tuổi nổi tiếng ở Nhật Bản

DH- tin Internet