Phần Lan được vinh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong 6 năm liên tiếp, theo World Happiness Report năm 2023. Đây là kết quả của một xã hội ổn định và nhiều phúc lợi dành cho người dân.

Hiện nay, có hơn 10,000 người Việt Nam đang sinh sống tại Phần Lan và được công nhận là dân tộc thiểu số. Sinh viên Việt Nam đang theo học ở Phần Lan là một trong những nhóm sinh viên nước ngoài lớn nhất.

Sắp tới, Phần Lan sẽ thực hiện một số thay đổi về di trú. Sẽ có những hạn chế về quyền tị nạn, đoàn tụ gia đình và quyền nhập tịch.

Việc nhập cư về căn bản sẽ dựa trên công việc, Phần Lan đặt mục tiêu thu hút người làm việc có tay nghề cao, tăng nguồn lực lao động có phẩm chất.

Dưới đây sẽ là những thay đổi đáng chú ý:

Yêu cầu về thường trú: để có giấy phép cư trú vĩnh viễn, người nộp đơn phải cư trú tại Phần Lan là 6 năm (trước đây là 4 năm) và phải thông thạo tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển. Đã làm việc ở Phần Lan liên tục trong 2 năm và không xin bảo hiểm thất nghiệp hoặc trợ cấp xã hội. Đáp ứng nghiêm ngặt hơn về hạnh kiểm tốt.

Yêu cầu về thời gian cư trú 6 năm có thể được giảm còn 4 năm nếu người nộp đơn đáp ứng thêm một số điều kiện như: người nộp đơn có thu nhập hàng năm ít nhất 40,000 EUR hoặc có bằng Thạc sĩ đã hoàn thành hoặc được công nhận ở Phần Lan.

Xem thêm:   Công dân Hoa Kỳ có thể gia hạn sổ thông hành online

Giấy phép cư trú cho người làm việc: Chính phủ Phần Lan đang nỗ lực tuyển dụng các sinh viên và các chuyên gia nước ngoài như bác sĩ, y tá, công nghệ thông tin và kỹ sư môi trường cũng như các doanh nhân khởi nghiệp.

Việt Nam là một trong 4 quốc gia mà Phần Lan đang hướng tới thông qua chương trình tìm kiếm nhân tài được giới thiệu tại Sài Gòn vào năm ngoái.

Ước tính riêng ngành công nghệ, Phần Lan sẽ cần 130,000 lao động mới trong 10 năm tới.

LMH