Máy ảnh hiện đại có nhiều settings khác nhau để bạn lựa chọn theo sở thích. Ngay cả khi bạn đã quen với các menu này, bạn vẫn có thể gặp khó khăn khi tìm một setting nào đó, bất kể bạn đang sử dụng thương hiệu máy ảnh nào.

May mắn thay, bạn có thể quên đi một số settings, vì chúng sẽ không ảnh hưởng gì mấy.

Chỉ dành cho những ai chụp dạng raw

Có hai loại ảnh: thứ nhất là ảnh JPEG và thứ hai là ảnh RAW. Năm settings tôi đã liệt kê trong bài viết này không quan trọng đối với loại ảnh RAW. Nhưng, nếu bạn là một người chụp JPEG, những settings này rất quan trọng.

Bạn là người chụp JPEG hay một người chụp RAW? Một số tùy chọn trong menu sẽ trở nên vô dụng nếu bạn chụp RAW.

1. Cân bằng trắng

Setting nhiệt độ màu chịu trách nhiệm cho cân bằng trắng. Thông thường, có 6 presets khác nhau, bên cạnh setting tùy chỉnh và cân bằng trắng tự động.

Setting cân bằng trắng có thể được chỉnh sửa trong giai đoạn chỉnh RAW mà không bị giảm phẩm chất

Ðối với ảnh RAW, việc bạn sử dụng setting nào không quan trọng. Cân bằng trắng có thể được điều chỉnh theo ý muốn của bạn trong giai đoạn hậu kỳ mà không làm giảm phẩm chất hình ảnh. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên chọn cân bằng trắng tốt nhất có thể trong lúc chụp. Nó có thể giúp bạn kiểm tra hình ảnh trên màn hình LCD. Nếu bạn để setting sai, nó có thể được sửa chữa.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

2. Phong cách hình ảnh

Hầu hết mọi máy ảnh đều có một số kiểu hình hoặc mô phỏng phim. Các presets này sẽ cho thấy hình ảnh cuối cùng (về cơ bản đây là bước hậu kỳ trong máy ảnh). Kết quả sẽ luôn là hình ảnh JPEG. Nếu bạn đang chụp ảnh RAW, cấu hình hoặc mô phỏng phim sẽ không áp dụng thẳng vào ảnh, mặc dù bạn thấy nó trong bản duyệt trước.

Các kiểu hình ảnh cho bạn một số presets, sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào khi chụp ảnh RAW.

Trong một số trường hợp, bạn có thể tạo thêm hình ảnh tương tự vào RAW khi làm hậu kỳ. Nó có thể không hoàn toàn giống với cấu hình do nhà sản xuất máy ảnh cung cấp, nhưng có thể là điểm khởi đầu tốt cho sự hoàn thiện.

3. Hiệu chỉnh ống kính

Không có một ống kính nào hoàn hảo cả. Mọi ống kính đều có những điểm khuyết tật. Ðây có thể là hiện tượng vignette, lỗi quang sai hoặc hình ảnh bị vặn vẹo. Máy ảnh có những settings trong máy để sửa những lỗi này bằng cách sử dụng cấu hình ống kính tích hợp. Nếu ống kính được nhận dạng, các hiệu chỉnh ống kính sẽ được áp dụng vào hình ảnh cuối cùng.

Trong hầu hết các trường hợp, việc chỉnh sửa ống kính sẽ không ảnh hưởng đến ảnh RAW, nhưng vẫn có ngoại lệ

Nếu bạn chụp ảnh dạng RAW, những hiệu chỉnh này thường không được áp dụng. Bạn cần phải tự mình hiệu chỉnh ống kính trong giai đoạn hậu kỳ. Mặc dù vậy, một số nhà sản xuất máy ảnh sẽ thêm các hiệu chỉnh ống kính vào chính phần mềm RAW, và điều này hoàn toàn không thể tắt được. Nói cách khác, đôi khi, bạn không có sự lựa chọn.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

4. Giảm nhiễu

Có hai loại giảm nhiễu. Ðầu tiên, có khả năng khử nhiễu phơi sáng lâu, và sử dụng khung tối để loại bỏ các điểm ảnh nóng và các lỗi không mong muốn khác. Thứ hai là giảm nhiễu ở ISO cao.

Giảm nhiễu ở ISO cao trên máy Canon R5. Nó sẽ không ảnh hưởng đến ảnh RAW, được ghi chú ngay trong menu.

Loại thứ nhì không cho thêm vào dạng RAW. Bạn phải sử dụng tính năng khử nhiễu của phần mềm chỉnh sửa ảnh của mình. Bất kể bạn đã đặt chế độ giảm nhiễu ở ISO cao nào, nó sẽ không ảnh hưởng đến RAW.

5. Ưu tiên tông màu nổi bật

Active D-lighting, ưu tiên tông màu nổi bật, Tối ưu hóa dải tần nhạy sáng (Dynamic Range Optimization). Ðây là các tên gọi chung cho sự mở rộng của dải động được nhìn thấy trong hình ảnh.

Bằng cách sử dụng setting ưu tiên tông màu nổi bật, máy ảnh sẽ chỉnh ảnh tối hơn để bảo vệ các vùng sáng. Trước khi ảnh JPEG được tạo ra, nó sẽ làm sáng các tông màu tối nhất, mở rộng dải động một chút.

Setting này chỉ dành riêng cho ảnh JPEG, không dành cho ảnh RAW. Trên thực tế, nếu bạn là một người dùng máy Nikon, và bạn sử dụng Active D-Lighting, hình ảnh gốc sẽ bị thiếu sáng. Vì vậy, hãy tắt setting này vì chụp RAW đã có khả năng sử dụng số lượng dải động tối đa.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

AN