Tôi yêu biết bao người Lý, Lê, Trần và còn ai nữa

Những anh hùng của thời xa xưa

Những anh hùng của một ngày mai…

Khuôn hẹp của một hầm rượu không cho phép giới thiệu hết các nghiên cứu về gốc gác xưa của chữ quốc ngữ, bạn đọc tuần san Trẻ có thể tham khảo trang nhà của Trung Tâm Ngày Ngày Viết Chữ  qua đường link phía dưới thân bài. [Trần Vũ]

Kỳ cuối

Lãnh tụ

Dân mình hay nói “lãnh tụ”. Từ “lãnh tụ” này gốc gác là gì?

“Lãnh tụ” là từ gốc Hán, viết là  về mặt từ nguyên thì rất đơn giản, nó xuất phát từ cái áo mà chúng ta thường mặc:

– “lãnh” là cái cổ áo;…

– “tụ” là ống tay áo.

Ðây là hai bộ phận đầu tiên mà khi mặc áo người ta đụng chạm đến, sau này dùng để chỉ người đứng đầu, người quan trọng nhất của một tổ chức hay phong trào. Bạn cũng có thể thấy là mặc áo thì dù thân áo có nhăn nhưng cổ áo phải thẳng, ống tay áo phải vào nếp đàng hoàng, thế mới chỉn chu, ra dáng. Ðại khái thì lãnh tụ phải đường hoàng, có đường lối tư tưởng rõ ràng đâu ra đấy mới thành công. Ngày nay thì chúng ta ít dùng chữ “lãnh tụ”, có lẽ vì hiếm nhân vật…Thay vào đó dùng từ có vẻ bình dân hơn chút đỉnh, là “lãnh đạo”.

Rối ren

Là từ ghép, và là một từ gốc Hán. Không biết mọi người còn nhớ không, rằng mình từng nói âm Hán Việt hiện đại không có từ nào bắt đầu bằng phụ âm “R”, dễ thấy nhất là những người xung quanh chúng ta có rất ít người tên bắt đầu bằng chữ “R”, đó là bởi những chữ bắt đầu bằng phụ âm “R” thường mang tính thuần Việt, đặt tên nghe không sang. Ấy là diện mạo tiếng Việt hiện đại. Chứ diện mạo tiếng Việt xưa thì có chút khác. Khi xưa, xưa ơi là xưa, tiếng Việt vẫn có những từ gốc Hán bắt đầu bằng phụ âm “R” và “rối ren” là một ví dụ.

– rối là âm Hán Việt cổ của chữ  âm Hán Việt hiện đại là “lỗi”, nghĩa là chỗ dây xoắn lại không gỡ ra được, chỗ nút thắt của dây nhợ các loại;

– ren là âm Hán Việt cổ của chữ  âm Hán Việt hiện đại là “liên”, nghĩa là dính liền, nối liền vào nhau, hợp lại với nhau (chính là chữ liên trong liên kết, liên minh).

“Rối ren” là từ ghép gốc Hán xưa ơi là xưa của tiếng Việt, thường dùng để chỉ những chuyện… rối ren.

Ăn mày

Ăn mày” là ăn cái gì? Người ăn xin trong tiếng Anh là “beggar”, xuất phát từ động từ “beg” nghĩa là “cầu xin”; từ Hán Việt là “hành khất” (khất cái, cái bang). Vậy còn “ăn mày” là ăn cái gì?

– “mày” là lớp vảy vỏ nhẹ của hạt ngô, hạt gạo, hạt kê, lúa mạch,… thu được khi xay xát, nghiền nhỏ.

– “mày” không hữu dụng như gạo vụn, gạo tấm, thua cả lõi ngô, trấu đun bếp, cám, ngô lép còn để chăn nuôi nhưng “mày” chỉ một thứ bụi vụn nhỏ, nhẹ hay lẫn vào trấu cám, không mang lại ích lợi gì, nói chung là vô dụng.

– người “ăn mày” là để chỉ những người nghèo đói muốn xin chút bạc lẻ, chút gạo lẻ của những người có điều kiện hơn, vì chút bạc chút gạo vụn vặt đó cũng chẳng quý báu gì đối với những người kia, giống như lớp bụi mày của gạo của ngô mà thôi, cho đi cũng không sao cả.

Ngày nay, “ăn mày” được dùng trong nhiều trường hợp hơn, ví dụ: ăn mày quá khứ (ăn mày dĩ vãng), ăn mày sân khấu, ăn mày văn chương, ăn mày cửa Phật. Ðây là cách nói (hoặc tự khiêm nhường hoặc bị chê bai) về một việc, một ngành nghề liên quan. (Kiểu như tụi tui là những đứa ăn mày văn chương, bám víu vào chút chữ nghĩa mà sống vậy đó, điều này nếu tự mình nói thì là khiêm nhường, còn bị người ta nói là “đồ ăn mày văn chương” thì là bị chê bai rồi).

Xem thêm:   Trên lưng trời

Gay go

là tiếng Nôm, trong đó:

– gay là làm cho chèo kéo, khúc mắc, như “nói gay” là nói móc, nói người này mà chèo kéo, động tới người khác;

– go là khốn khổ, quanh co,

“Gay go” là từ ghép (không phải láy) để diễn tả một việc gì đó khó khăn, chưa thông thuận, không trôi chảy. Thi tú tài có “gay go” không?

Làm lụng

“Làm lụng”, là từ ghép đẳng lập (hay còn gọi là ghép tổ hợp), trong đó:

– làm là gây ra việc, ra tay, ra công, hành sự một việc gì đó…

-lụng, vốn phải là “lộng”, cũng có nghĩa là “làm”, ví dụ “lộng phạn” là “làm cơm”, “lộng hoại” là “làm hỏng”. Sở dĩ “lộng” biến thành “lụng” là do hiện tượng biến âm đã biến – ông thành – ung (như “tông tích” biến thành “tung tích). Như vậy, “làm lụng” là từ ghép trong đó cả hai tiếng “làm” và “lụng” đều có nghĩa.

Thô thiển

Từ ghép gốc Hán, viết là  phiên âm là /cūqiǎn/, trong đó:

– thô là to, là không nhẵn nhụi không tinh tế;

– thiển là cạn, nông cạn, như “thiển cận” nghĩa là (tầm nhìn) hạn hẹp, non kém, cái gì không giỏi, hiểu biết còn ít thì gọi là thiển, như “học thiển” là học nghệ chưa tinh.…

“Thô thiển” là từ ghép thường dùng để chỉ người không tinh tế, vụng về và còn kém cỏi, nông cạn. Ngày nay, nghĩa “thiển” thường bị mờ đi và người ta dùng “thô thiển” để chỉ những người vụng về, không nhã nhặn, đôi khi tục tĩu.

Hô hoán

Từ ghép gốc Hán (không phải láy), tiếng Hán viết là  phiên âm là / trong đó:

– hô là thở ra, gọi, kêu to, gọi to;…

– hoán là kêu, gọi.

“Hô hoán” nghĩa là kêu gọi, hiệu triệu, cũng có nghĩa là kêu gào, kêu to, gào to, hiện nay lớp nghĩa này được sử dụng phổ biến hơn lớp nghĩa kêu gọi, hiệu triệu.

Chim ra ràng

Có bạn hỏi mình “chim ra ràng” (như cu đất mới ra ràng, bồ câu mới ra ràng) thì ra “ràng” là ra cái gì?

“Ràng” là âm Hán Việt xưa rất xưa của chữ  âm Hán Việt hiện đại đọc là “linh”, nghĩa là lông, lông chim, lông cánh của loài chim, nên chim ra ràng là chim mới ra lông.…

Châm chước

Từ ghép, tiếng Hán viết là  phiên âm là /zhēnzhuó/, trong đó:

– châm là rót như rót nước, rót trà hay rót rượu.

– chước thì có nghĩa là rót rượu. …

Lẽ thường, rót nước rót trà rót rượu thì phải lường trước độ nông sâu của ly mà rót cho vừa phải, cho nên “châm chước” được dùng để chỉ sự gì cần thương lượng, cần định liệu giữa các bên sao cho phù hợp nhất, kiểu “em nó còn nhỏ dại, có chuyện gì mong ngài châm chước cho”.

Thi thố

Từ ghép gốc Hán, tiếng Hán viết  đọc là /shīcuò/, trong đó:

– thi là thực hiện, tiến hành, bày ra, đặt ra, thể hiện ra, làm ra cái gì đó gọi là “thi”, kiểu như thi công, thi lễ, thi hành,…

– thố là bắt tay vào làm, sắp xếp, lo liệu, đặt để các thứ, đây cũng là chữ “thố” trong “thất thố”.…

“Thi thố” nghĩa là đem sức mình thể hiện ra, lấy tài năng mà bày ra cho người khác thấy.

Rầy rà

Là từ ghép, và còn là một từ ghép đặc biệt, nửa Nôm nửa Hán, cụ thể:

– “rầy”, chữ Nôm, nghĩa là quở mắng, cũng có nghĩa là nói om sòm, chát tai;

– “rà”, gốc Hán, nghĩa là la lối, cũng có nghĩa là nói om sòm. …

“Rà” là một âm Hán Việt cổ của chữ  âm Hán Việt hiện đại của nó là “la”, nghĩa đương nhiên cũng là nói om sòm, làm rùm beng hay… la lối. “Rầy rà” cũng chính là “rầy la” hay “la rầy”. (Ðây không phải là chữ “rà” trong “rề rà” hay “rà soát” các bạn nha, chữ “rà” này thì viết  âm Hán Việt hiện đại của nó cũng là “la”.)

Xem thêm:   2 người thợ săn

Lật tẩy

“Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam” của Vương Hồng Sển giảng “lật tẩy là tiếng lóng trong giới cờ bạc: Tẩy là lá bài úp lại theo lối đánh phé (tức poker), khi nào lật ngửa lá bài ấy để biết bên nào bài lớn điểm là bên ấy thắng thì gọi lật tẩy.” Sau này, “lật tẩy” được dùng để chỉ “biết bí mật của bên địch”, ta cũng nói là “biết tẩy”, như biết hết tẩy của nó rồi, hay trò đó đã sớm bị lật tẩy.…

Bóp – Ví

Có bạn hỏi, tại sao trong Nam kêu cái bóp còn ngoài Bắc kêu cái ví. Xin thưa rằng bóp và ví đều dùng để chỉ dụng cụ đựng giấy tờ tuỳ thân, tiền bạc nói chung, nhưng nguồn gốc chúng khác nhau.

– Bóp là từ gốc Pháp, là từ chữ “portefeuille” mà ra. Hồi xưa có khi người ta chưa rút gọn chữ này mà đọc là “bóp-phơi”.

– Ví là từ gốc Hán, bắt đầu từ chữ  đọc là /wéi/, âm Hán Việt hiện đại là “vi”, nghĩa là cái túi thơm, tức cái túi đựng hương liệu mà các bạn thường thấy trong phim cổ trang ấy.

Áo bà ba

Chiếc áo bà ba sao bà Tư bả mặc? Áo bà ba là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi áo bà ba bắt nguồn từ đâu có nhiều giả thuyết, nhưng giả thuyết có vẻ được chấp nhận nhiều nhất là áo “có nguồn gốc từ đảo Penang ở Mã Lai, nơi có tộc người Bà Ba (Babas) sinh sống”, theo tác phẩm “Ngàn năm áo mũ” của Trần Quang Ðức.

Trong tác phẩm “Văn Minh Miệt Vườn”, nhà văn Sơn Nam nhắc tới áo bà ba như sau: “Sự liên lạc giữa Cái Mơn* và Mã Lai đem cho miệt vườn nhiều loại cây mới: măng cụt, bòn bon, chôm chôm. Poulo Penang, nơi ông Trương Vĩnh Ký** du học, là nơi có nhóm người Bà Ba lập rẫy mía. Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa (chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba)”. Nói chung, áo bà ba có vẻ không phải do một bà Ba nào đó ở nông thôn Nam Bộ làm ra, nên áo bà ba thì bà Tư bà Năm hay bà Bảy vẫn mặc được. Và dù bà nào mặc thì áo đó vẫn là áo (của) bà ba.

(*) Cái Mơn là một địa danh thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nơi đây được Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là nơi sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất cả nước.

(**) Trương Vĩnh Ký là học giả lớn sống vào thế kỷ 19, biết nhiều ngoại ngữ, là người có công đầu trong nền báo chí Việt Nam. Ông được cho là người đã cách tân trang phục của người Bà Ba thành áo bà ba. Ông quê ở Cái Mơn.

Ma giáo

Từ “ma giáo”, đúng ra là “Ma giáo”, xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (mà phần đông chúng ta biết khi chuyển thể thành phim như Ỷ Thiên Ðồ Long Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ,…).

– Trong truyện của Kim Dung, đệ tử Ma giáo thường làm những chuyện (có vẻ)… bất chính, thiên lý bất dung. Do đó, từ “Ma giáo” dần dần dùng để gọi những kẻ xảo trá, gian manh, (ví dụ: thằng đó ma giáo lắm).

– Ma giáo, thật ra là Ma-ni giáo, một tôn giáo xuất phát từ Ba Tư trên cơ sở dung nạp các yếu tố của đạo Phật, đạo Thiên Chúa và đạo Parsisme (một tôn giáo của người Parsi ở Ấn Ðộ).

– Tiếng Anh của từ này là manicheism/manichaeism, tiếng Pháp là manichéisme, tiếng Hoa là  Tất cả những từ này đều có nghĩa là “đạo của ông Mani”. Ông Mani, (216-276), là một nhân vật sinh ra tại vùng Lưỡng Hà (tức là khu vực Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện nay).

– Hiển nhiên, Ma giáo (vốn là Ma-ni giáo rút gọn mà thành) không liên quan gì đến ma quỷ cả. Còn từ “Ma-ni giáo” là phiên âm Hán Việt của  đã xuất hiện trong tiếng Việt vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, giờ thì không còn mấy ai nhớ từ này nữa. Theo tìm hiểu của mình thì Ma-ni giáo cũng đã biến mất trên thế giới, nhưng ở thời của nó (tầm thế kỷ thứ 3), nó có rất nhiều tín đồ.

Xem thêm:   Hang gấu

Thành phố Yazd (Iran), tức thuộc Lưỡng Hà xưa, nổi tiếng với đền thờ Bái Hoả giáo (hay Hoả giáo), tức là tôn giáo của nàng Tiểu Chiêu, cô hầu gái giả bộ xấu xí của Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên Ðồ Long Ký đó các.. mệ.

(Tiểu Chiêu trong Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký)

Từ ngữ… mạng

– Thớt: nào giờ thấy từ này toàn nghĩ tới tấm thớt, hoá ra nó là bản “Việt hoá” của từ “thread” trong tiếng Anh nghĩa là chủ đề, đọc chệch thành “thớt”; “chủ thớt” là người tạo chủ đề.…

– Cạn lời: từ này xuất phát từ câu ca dao “Nhớ lời thề thốt năm xưa, Tình đây duyên đó phân chưa cạn lời”. Theo đó, cạn lời nghĩa là nói hết, phân tỏ hết, nay lại được dùng theo nghĩa “không còn gì để nói”, “hết biết nói gì”, rồi bị biến tướng ra “khô lời”, “sa mạc lời”, “hạn hán lời”,…

– Ném đá: từ này xuất phát từ một hình thức xử tử thường có ở các nước Ả Rập là “ném đá đến chết”. Nhìn chung chết kiểu này rất đau đớn, mà còn phải chết từ từ.

– Trẻ trâu: từ này được cho là bắt nguồn từ “trẻ chăn trâu”. Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, ngày trước vùng nông thôn nào cũng có trẻ chăn trâu. Những đứa trẻ này thường là con nhà nghèo, ít học, hành động nông nổi. Có ý kiến cho rằng, theo dòng chảy dồn về đô thị, những người nông dân chuyển lên thành thị sống ngày càng nhiều, nhưng họ không có sự chuyển biến văn hóa, chưa thích ứng với cuộc sống thị dân, có những hành vi kém văn hóa nơi công cộng mà thị dân hay gọi là ‘đồ nhà quê’ hay ‘thằng chăn trâu’, đó là kiểu ứng xử thiếu học thức, ưa sửng cồ lên, ngang ngạnh ương bướng, nói năng tục tằn thô lỗ… Khoảng năm 2005, 2006, dân mạng hay dùng “trẻ trâu” để chỉ những người có hành vi như thế trên internet. Từ này đặc biệt trở nên phổ biến từ năm 2010 khi VNG Corp phát hành game Thuận Thiên Kiếm – game dã sử thể loại nhập vai trực tuyến nhiều người chơi. Game này lấy bối cảnh thời hậu Lê (thế kỷ 15-16), trong đó nhân vật nhập vai có nhiệm vụ đi đánh “trẻ chăn trâu”. (Nói vậy thôi chứ hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào xác thực nguồn gốc của hai chữ “trẻ trâu”).

– Đặt gạch: từ này bắt nguồn từ thời bao cấp, người Việt Nam phải xếp hàng chờ cấp phát nhu yếu phẩm theo tem phiếu. Khi cần đi đâu đó trong lúc xếp hàng, người ta dùng viên gạch “giữ chỗ” thay mình. Sau này, ngoài ý nghĩa “giữ chỗ”, từ này còn có nghĩa là đóng trước khoản tiền đảm bảo sẽ mua một món đồ nào đó. Ngoài ra, nó còn mang tính “hóng chuyện” khi người dùng muốn hóng một chuyện nào đó thì thường “đặt gạch” để giữ chỗ ngồi hóng (trên mạng).

– Cua gái: “Lấy le cua gái” là lấy cái gì làm cái gì? Mình hay nói “lấy le”, “làm chuyện đó để lấy le”, vậy lấy le là lấy cái gì? “Le” là từ gốc Pháp, xuất phát từ chữ “L’air” nghĩa là dáng vẻ. “Lấy le” hay “làm le” nghĩa là “tỏ vẻ, làm ra vẻ”… Vậy “cua” gái là thế nào? Tán gái thì liên quan gì đến con cua? Chữ “cua” này là động từ, không liên quan gì đến “con cua” (danh từ). Ðây cũng là từ gốc Pháp, xuất phát từ chữ “courir après” nghĩa là “chạy theo phía sau”, “cua gái” nghĩa là “chạy theo sau một cô gái, tán tỉnh một cô gái”.

(Hết)