Từ 1952 Phòng Nhì Pháp xác định quân đoàn tác chiến Việt Minh tăng lên 7 sư đoàn chính quy cùng 13 trung đoàn độc lập:  

  • Sư đoàn 304 (Hoàng Minh Thảo), trung đoàn 9, 57, 66 trách nhiệm ung thối châu thổ sông Hồng, hậu cứ Thanh Hóa.
  • Sư đoàn 308 (Vương Thừa Vũ), trung đoàn 36, 88, 102 nhiệm vụ vận động chiến, hậu cứ Thái Nguyên.
  • Sư đoàn 312 (Lê Trọng Tấn), trung đoàn 141, 165, 209 nhiệm vụ vận động chiến, hậu cứ Yên Bái.
  • Sư đoàn 316 (Lê Quảng Ba), trung đoàn 98, 174, 176 chuyên đánh miền núi, phụ trách thượng du BắcViệt và thượng Lào.
  • Sư đoàn 320 (Văn Tiến Dũng), trung đoàn 48, 52, 64 phụ trách ung thối đồng bằng, hậu cứ Phủ Nho Quan.
  • Sư đoàn 325 (Trần Quý Hai), trung đoàn 18, 95, 101 trách nhiệm Liên khu IV (Nghệ Tĩnh,Quảng Bình,Quảng TrịThừa Thiên).
  • Sư đoàn 351 Công Pháo (Vũ Hiến), trung đoàn pháo binh 45, 675, Cao xạ 237, 367, Công binh 151.

Các trung đoàn độc lập:

  • Trung đoàn 148: trách nhiệm miền Thái.
  • Trung đoàn 42: trách nhiệm Hưng Yên.
  • Trung đoàn 46: trách nhiệm Thái Bình.
  • Trung đoàn 238, 246: bảo vệ Tổng bộ và an toàn khu Việt-Bắc.
  • Trung đoàn 96, 108, 803: phụ trách Liên khu V (Quảng Nam,Quảng Ngãi,Bình ĐịnhKonTumGia Lai).
  • Trung đoàn 950 Đặc công Nội thành: nhiệm vụ khủng bố Sàigòn.
  • Trung đoàn Đồng Nai: tiểu đoàn 301, 302, 303, 304 trách nhiệm Biên Hòa, Trảng Bom, Long Khánh.
  • Trung đoàn Đồng Tháp Mười: tiểu đoàn 307, 309, 311 trách nhiệm SaĐéc, Kiến Phong, Đồng Tháp.
  • Trung đoàn Cửu Long: tiểu đoàn 308, 310, 312 trách nhiệm Trà Vinh.
  • Trung đoàn Tây Đô: tiểu đoàn 402, 404, 406 trách nhiệm Cần Thơ, Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện.

Tổng quân số 110,000 cán binh + 200,000 du kích và bộ đội địa phương của chủ lực Miền.

[Jean-Pierre Pissardy, Paras d’Indochine, trang 118, Nxb SPL, 1982]

 Thay thế Raoul Salan, trung tướng Henri Navarre đến Đông Dương tháng 5-1953. Kế hoạch Navarre bao gộp 4 điểm:

1/ Trong năm 1954 lui về thế thủ tại Bắc phần, hành quân biệt kích phá hủy kho tàng đối phương nhưng không chấp nhận giao chiến bên ngoài phòng tuyến de Lattre. Lý do: Tổng trừ bị của quân Liên hiệp Pháp tương đương với 3 sư đoàn (7 Liên đoàn Lưu động, 2 Liên đoàn Không vận, 1 trung đoàn pháo binh Dù) bị Việt Minh áp đảo trên mặt quân số. 

2/ Trung phần: Tái chiếm các tỉnh lỵ từ Phú Yên lên đến Quảng Ngãi.

3/ Nam phần: Hoàn tất bình định và kiện toàn quân đội quốc gia.

4/ Bước sang 1955, sau khi hình thành khối cơ động hùng hậu gồm 2 sư đoàn nhảy dù và 7 sư đoàn bộ chiến Pháp-Việt sẽ phản công ra Bắc, đánh giàn trận trực diện với quân đoàn tác chiến Việt Minh.

Thượng Lào, thung lũng Mường Thanh (xứ Thái tự trị) không có trong kế hoạch này. Navarre sẽ bị động vì Vi Quốc Thanh quyết đánh lên miền Thái uy hiếp Luang Prabang khiến chính phủ Pháp phải cam kết bảo vệ Lào, đưa đến trận Điên Biên Phủ. 

Chương Quyết Chiến (thượng) của Vu Hóa Thầm xác nhận kế hoạch Navarre bị gián điệp Trung Cộng đánh cắp và chuyển cho Việt Minh. Biết trước ý định của Navarre, Bắc Kinh đề ra hướng chiến lược thích ứng, là tiếp tục đánh lên Tây Bắc, ngược với phương án của Võ Nguyên Giáp vẫn kiên trì tiến xuống châu thổ sông Hồng. Vu Hóa Thầm ghi rõ: Lúc này, người lãnh đạo quân đội Việt Nam lại chuyển hướng tấn công chính của tác chiến mùa đông sang vùng đồng bằng sông Hồng [..] Võ Nguyên Giáp phát biểu nghiêng về tác chiến chính diện ở chiến trường đồng bằng Bắc Bộ. [..] Qua hội nghị thảo luận, Hồ Chí Minh rút ra kết luận phương hướng chiến lược không thay đổi, tiếp tục tấn công vùng Tây Bắc và Thượng Lào, phủ định phương án tập trung chủ lực vào tác chiến ở đồng bằng Bắc bộ.Chính trong năm 1953 thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp đã bị Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Đảng Lao động VN (Trường Chinh) gạt đi. Có phải các đồng chí đã không nhận ra thiên tài ở đại tướng? [Trần Vũ] 

ĐỒNG CHÍ VI QUỐC THANH TRONG VIỆN TRỢ VIỆT NAM ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP 

Vu Hoá Thầm

bản dịch của DƯƠNG DANH DY

Quyết chiến Điện Biên Phủ (thượng)

Sau thất bại nặng nề liên tiếp của quân Pháp ở Tây Bắc, Thượng Lào, Tổng chi huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương lại thay ngựa. Raoul Salan kế nhiệm Jean de Lattre de Tassigny bị cách chức, thay thế ông ta là tướng Henri Navarre nguyên Tham mưu trưởng bộ đội Pháp đóng ở Trung Âu. Hy vọng của chính phủ Pháp kết thúc một cách “thể diện” chiến tranh Đông Dương gửi gắm vào Navarre.

Sau khi lên nhậm chức, Navarre đã phân tích nghiên cứu tình thế chiến trường Đông Dương, nhanh chóng vạch ra một kế hoạch quân sự hòng thoát khỏi bị động, giành lại chủ động, làm cho chiến tranh xâm lược chuyển bại thành thắng trong vài ba năm. Những điểm chủ yếu của kế hoạch này là: 1. Gấp rút tổ chức và huấn luyện nguỵ quân Bảo Đại (Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, Việt Nam) chốt giữ cứ điểm để quân Pháp tập trung tổ chức thành tập đoàn chủ lực làm nhiệm vụ tác chiến cơ động; 2. Thực hành phương châm quân sự Nam trước Bắc sau, mưu đồ chiếm đóng toàn bộ vùng giải phóng và vùng du kích Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Trước mùa xuân 1954 nhằm ổn định hậu phương chiến lược của quân Pháp. Mùa đông 1954 đến mùa xuân 1955, trên cơ sở tổ chức xong tập đoàn chủ lực, tập trung toàn bộ binh lực quyết chiến với chủ lực Việt Nam ở Bắc Bộ, giành thắng lợi có tính quyết định.

Xem thêm:   Hang gấu

Để thực hiện kế hoạch Navarre, nước Pháp điều động từ bản quốc, Bắc Phi và Triều Tiên 12 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh tăng viện cho quân viễn chinh xâm lược. Chính quyền bù nhìn Bảo Đại tiến hành tổng động viên, ra sức bắt lính bổ sung cho quân nguỵ, từ tháng 5/1953 đến tháng 3/1954, tổng cộng được 107 tiểu đoàn quân nguỵ. Đến mùa thu 1953 quân Pháp tập trung tổng cộng 84 tiểu đoàn binh lực cơ động tại chiến trường Đông Dương. Tháng 8/1953, quân Pháp điều chỉnh bố trí từ bỏ Nà Sản, không vận toàn bộ binh lực đóng ở Nà Sản về đồng bằng Bắc Bộ, tăng cường lực lượng cơ động. Trong thời gian này quân Pháp ráo riết càn quét vùng địch hậu Nam Bộ, Trung Bộ và Bắc Bộ, hòng tiêu diệt chủ lực quân đội Việt Nam và du kích vũ trang.

Kế hoạch Navarre được đế quốc Mỹ tán thưởng và ủng hộ. Sau đình chiến ở Triều Tiên để thực hiện chiến lược toàn cầu của mình, Mỹ ráo riết can thiệp vào Đông Dương, quyết định tăng 50% viện trợ quân sự cho Pháp, chi 400 triệu USD để xây dựng Ngụy quân Việt Nam và cung cấp số lớn trang bị quân sự, để bổ sung cho quân Pháp và vũ trang quân Ngụy.

Pháp–Mỹ ra sức cấu kết, tích cực thúc đẩy kế hoạch Navarre, làm cho phía Việt Nam cảnh giác và coi trọng. Sau khi quân Pháp rút khỏi Nà Sản vào trung tuần tháng 8, cần phải thay đổi kế hoạch tác chiến mùa đông đã định trước đây mà mục tiêu chính là tấn công Nà Sản. Nhận định, tình hình mới như thế nào, chọn hướng tấn công quan trọng của tác chiến mùa đông ở đâu? Trở thành vấn đề to lớn cần được nghiên cứu giải quyết. Ngày 13/8, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam thông báo cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tình hình mới quân Pháp rút khỏi Nà Sản và đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc “giúp đề xuất ý kiến” đối với vấn đề nhận thức tình hình và phương hướng tác chiến từ nay về sau.

Lúc này, người lãnh đạo quân đội Việt Nam lại chuyển hướng tấn công chính của tác chiến mùa đông sang vùng đồng bằng sông Hồng, từ bỏ kế hoạch đã định đánh lấy Lai Châu, rút bộ đội bao vây Nà Sản về vùng Thanh Hoá, Trung Bộ Việt Nam. Ngày 22/8, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp thảo luận vấn đề tác chiến. Trong cuộc họp, Võ Nguyên Giáp phát biểu nghiêng về tác chiến chính diện ở chiến trường đồng bằng Bắc Bộ. Không nhắc đến đánh lấy vùng Lai Châu, cũng không chủ trương mở thêm chiến trường Thượng Lào. Hội nghị không ra được quyết định vấn đề tác chiến mùa đông. La Quý Ba được mời tham gia hội nghị này và báo cáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tình hình hội nghị này.

Ngày 27, 29 tháng 8, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hai lần điện trả lời La Quý Ba và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phân tích tình hình sau khi Navarre nhậm chức, nêu ý kiến về biện pháp quân sự cần áp dụng. Nhất là trong điện ngày 29, đã trình bày rõ ràng với phương châm chiến lược cần áp dụng từ nay về sau. Bức điện viết: Trước hết tiêu diệt địch ở vùng Lai Châu, giải phóng miền Bắc và miền Trung nước Lào, sau đó từng bước đẩy chiến trường sang Nam Lào và Cao Miên, uy hiếp Sài Gòn. Làm như vậy, thì có thể thu hẹp nguồn lính Ngụy, nguồn tài chính, phân tán binh lực quân Pháp, đẩy chúng vào bị động, đồng thời mở rộng bản thân Quân đội Nhân dân, chủ động tiêu diệt địch ở khắp nơi và từng bước làm suy yếu địch. Đó là điều kiện tiên quyết để đánh lấy đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Thực hiện kế hoạch chiến lược này đủ để đánh bại ách thống trị thực dân của đế quốc Pháp ở Việt Nam, Lào, Cao Miên. Nhưng cần phải chuẩn bị khắc phục mọi khó khăn, cần phải tính toán lâu dài ”.

Hồ Chí Minh hoàn toàn tán thành phương châm chiến lược của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu ra. Trong tháng 9, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động VN một lần nữa thảo luận vấn đề tác chiến mùa đông của Quân đội Nhân dân. Tổng Quân uỷ QĐNDVN nêu ra hai phương án; một là đặt hướng chủ công vào vùng Tây Bắc và Thượng Lào, hai là tập trung chủ lực vào tác chiến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua hội nghị thảo luận, Hồ Chí Minh rút ra kết luận phương hướng chiến lược không thay đổi tiếp tục tấn công vùng Tây Bắc và Thượng Lào, phủ định phương án tập trung chủ lực vào tác chiến ở đồng bằng Bắc Bộ. Vấn đề hướng tác chiến mùa đông cơ bản đã được giải quyết. Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam căn cứ vào đó một lần nữa nghiên cứu vạch ra kết hoạch tác chiến, nhưng kế hoạch này chần chừ mãi không vạch ra được.

Xem thêm:   Trên lưng trời

Ngày 10/10/1953, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện cho Trung ương Đảng Lao động Việt Nam: “Năm 1950 chúng tôi đáp ứng đề nghị của các đồng chí lần lượt cử hai đồng chí La Quý Ba, Vi Quốc Thanh dẫn đầu một số cán bộ quân đội và cán bộ đảng địa phương sang Việt Nam làm công tác giúp đỡ có tính chất cố vấn. Về sau đồng chí Vi Quốc Thanh mắc bệnh về nước điều trị, nhất thời không thể trở lại Việt Nam công tác cho nên đồng chí La Quý Ba thống nhất phụ trách giúp các đồng chí tiến hành công tác. Nay sức khoẻ đồng chí Vi Quốc Thanh khá hơn năm ngoái, chúng tôi vẫn cử đồng chí trở lại Việt Nam công tác. Đồng thời quyết định Vi Quốc Thanh làm Tổng cố vấn quân sự, phụ trách công tác giúp chỉ đạo chiến tranh và xây dựng quân đội. Đồng chí La Quý Ba làm Tổng cố vấn chính trị, phụ trách công tác giúp xây dựng đảng, địa phương và chính sách”. Bức điện nói: “Vi Quốc Thanh và 4 cán bộ định trung tuần tháng này lên đường sang Việt Nam, ngày 21/10 có thể đến Bằng Tường, xin cho người đến Bằng Tường liên lạc với đồng chí ”.

Sau khi nhận nhiệm vụ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hai lần tạm thời cử đồng chí sang Việt Nam giúp quân đội VN tổ chức chỉ huy chiến dịch Tây Bắc và chiến dịch Thượng Lào, Vi Quốc Thanh lại được bổ nhiệm làm Tổng cố vấn quân sự, lại gánh vác nhiệm vụ nặng nề, lãnh đạo Đoàn cố vấn quân sự giúp Việt Nam tổ chức chỉ huy tác chiến và xây dựng quân đội. Trước khi sang Việt Nam, đồng chí được Mao Trạch Đông tiếp và truyền đạt trực tiếp đối sách tình huống. Mùa thu Bắc Kinh trời cao lồng lộng, nắng gió chan hoà. Trong Phong Trạch Viên – Trung Nam Hải những cây tùng bách cao vút thẳng tắp xanh tốt um tùm, tràn đầy sức sống. Chiều một ngày trung tuần tháng 10, Mao Trạch Đông đi đi lại lại trong phòng sách của Người, đang suy nghĩ tình hình chiến sự Việt Nam, suy nghĩ tình hình La Quý Ba điện về phản ánh.

Tiếng báo cáo của cán bộ bảo vệ cắt ngang luồng suy nghĩ của Người: “Chủ tịch, Bành tổng và đồng chí Vi Quốc Thanh đến”.

Mời các đồng chí vào”. Mao Trạch Đông nói.

Vi Quốc Thanh theo sát Bành Đức Hoài bước vào phòng sách cũng là phòng tiếp khách của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông bắt tay từng đồng chí và mời họ ngồi. Bành Đức Hoài nói: “Chủ tịch, đồng chí Vi Quốc Thanh gần đây sắp trở lại Việt Nam, lần này đến xin Chủ tịch chỉ thị trực tiếp ”.

Mao Trạch Đông: “À! Tôi cũng đang muốn gặp các đồng chí cùng bàn tình hình và chiến sự của Việt Nam”. Sau đó, Người nói với Vi Quốc Thanh: “Đồng chí đã xem kế hoạch quân sự của Navarre chưa? ”. Vi Quốc Thanh trả lời: “Bộ Tổng Tham mưu có cho tôi xem rồi. Mao Trạch Đông lại hỏi : “Đồng chí có ý kiến gì không?”. Vi Quốc Thanh trả lời: “Đây là sự tiếp tục của kế hoạch de Lattre, tiền nhiệm của ông ta. Điểm chung của họ là ra sức phát triển ngụy quân, thay quân Pháp chốt giữ cứ điểm, dùng người Việt đánh người Việt, làm cho quân Pháp có thể tập trung tổ thành lực lượng đột xuất làm nhiệm vụ tác chiến cơ động, để giành lại quyền chủ động chiến tranh. Ông ta nêu ra, trước hết giành thế thủ ở Bắc Bộ và ráo riết càn quét và tiến công ở Nam Bộ và Trung Bộ, sau khi ổn định hậu phương chiến lược, ông ta sẽ tập trung binh lực quyết chiến với chủ lực quân đội VN ở Bắc Bộ. Phương châm quân sự Nam trước, Bắc sau này là sự phát kiến của Navarre cũng là do tình thế bắt buộc ông ta như vậy”.

Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Cuối tháng 8 Trung ương có điện cho La Quý Ba, đồng chí đã xem chưa?”. Bành Đức Hoài trả lời: “Tôi đã cho người đưa đồng chí xem rồi. Vi Quốc Thanh nói: “Phương châm chiến lược của Trung ương vạch ra cho Việt Nam mâu thuẫn gay gắt với kế hoạch của Navarre. Thực thi phương châm chiến lược này sẽ hoàn toàn đập tan tính toán chỉ tính đến một phía của Navarre ”.

Xem thêm:   Con gấu ngựa

Mao Trạch Đông nói: “ La Quý Ba điện về nói Hồ Chí Minh tán thành kiến nghị đó, Bộ Chính trị cũng đã ra quyết định, nhưng kế hoạch tác chiến mùa đông của quân đội Việt Nam vẫn chần chừ chưa vạch ra được là sao? ”.

Vi Quốc Thanh nói: “Trước chiến dịch Tây Bắc năm ngoái, trong cán bộ trung, cao cấp quân đội Việt Nam, có thể nói là đa số người không muốn đi Tây Bắc tác chiến. Chủ yếu là sợ gian khổ, sợ khó khăn, thiếu tầm nhìn chiến lược, cho rằng Tây Bắc đất rộng người thưa, là nơi nghèo, có giải phóng cũng không có ý nghĩa lớn bao nhiêu. Người phụ trách chủ yếu Tổng cục hậu cần quân đội VN lại nói Đoàn cố vấn tích cực chủ trương giải phóng Tây Bắc là vì có lợi cho Trung Quốc, có thể tiêu diệt tận sào huyệt tàn quân phỉ Quốc Dân Đảng ở đó, không quấy rối biên giới VânNam Trung Quốc nữa. Họ cho rằng, chỉ có giải phóng đồng bằng sông Hồng thì mới đã nghiện, mới có thể giành được kháng chiến thắng lợi. Qua làm công tác tư tưởng lúc trước, về cơ bản được uốn nắn. Bây giờ quân địch đã rút khỏi Nà Sản, họ lại để mắt chằm chằm vào sông Hồng. Đó là bệnh cũ tái phát”.

Mao Trạch Đông nói: “Chà! Họ muốn đi đường thẳng. Nhưng e rằng đường này không đi nổi. Trước mắt điều kiện đánh đồng bằng sông Hồng chưa chín muồi. Vẫn phải đi một ít đường quanh co khúc khuỷu, mới có thể đến đích. Điều đó đã được thực tiễn mấy chục năm cách mạng của Trung Quốc chứng minh. Tôi thấy cách mạng Việt Nam cũng không thể đi đường thẳng. Sau khi đồng chí trở sang, phải làm nhiều công tác giải thích thuyết phục cán bộ cao cấp của Quân đội Nhân dân”.

Vi Quốc Thanh chú ý lắng nghe mỗi lời nói của Mao Trạch Đông, và ghi lại vào quyển nhật ký bằng những từ ngữ giản đơn mà chỉ có đồng chí mới hiểu hết ý nghĩa. Mao Trạch Đông nói tiếp: “Tôi thấy hướng tác chiến của Việt Nam trong suốt thời kỳ từ nay về sau là nên hướng vào Trung, Nam Bộ”. “Để thực hiện kế hoạch chiến lược này, trước mắt cần áp dụng một số biện pháp thiết thực. Tôi nghĩ đến 3 biện pháp thế này: một là dùng 2 đại đoàn bộ binh và nửa đại đoàn pháo binh, trước tiên giải quyết địch ở Lai Châu, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, căn cứ chiến lược quan trọng này. Sau đó chuyển quân sang Thượng Lào, mở thêm chiến trường Thượng Lào. Đồng thời với tiến quân lên Tây Bắc, đưa một bộ phận binh lực xuống Trung Lào và Hạ Lào. Hai là kiên quyết khai thông con đường Nam tiến (con đường từ nam Liên khu 4 Trung bộ lên Trung, Thượng Lào, qua quốc lộ 9 đến Tây Nguyên), đó là đường giao thông huyết mạch của bộ đội, đánh xuống phía Nam sau này, quan hệ rất lớn đến tình hình chiến sự tương lai. Nên đo đạc thật nhanh, xây dựng kế hoạch, chia giai đoạn hoàn thành. Có thể nói với các đồng chí Việt Nam, thái độ đối với làm đường tức là thái độ đối với chiến tranh. Làm đường không tích cực, không nghiêm túc tức là không tích cực, không nghiêm túc giành lấy thắng lợi chiến tranh. Ba là liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, 4 mỗi nơi nên điều động một số cán bộ đảng, chính quyền, quân đội đến Trung, Hạ Lào và Nam Bộ Việt Nam làm công tác mở vùng mới, làm cho bộ đội đánh được nơi nào, thì củng cố nơi ấy. Giống như thời kỳ sau chiến tranh giải phóng, chúng ta điều động cán bộ miền Bắc theo Đại quân xuống miền Nam. Nói tóm lại, ba biện pháp này tức là 12 chữ: hai đại đoàn rưỡi, một đường quốc lộ, ba lớp cán bộ”.

Nói xong Mao Trạch Đông đưa ánh mắt thăm dò nhìn vào hai người Bành Đức Hoài và Vi Quốc Thanh. Vi Quốc Thanh nói: “Chỉ thị của Chủ tịch rất quan trọng. Sau khi tôi sang, sẽ truyền đạt tỉ mỉ cho phía Việt Nam và các đồng chí cố vấn, nghiêm chỉnh quán triệt chấp hành ”. Mao Trạch Đông nói: “Có thể nói với các đồng chí Việt Nam, đó là kiến nghị của tôi ”. Mao Trạch Đông quay sang Bành Đức Hoài nói: “Bành Tổng cũng nói ý kiến đi chứ!”.

Bành Đức Hoài nói: “Tôi đã nói với đồng chí Quốc Thanh ý kiến của tôi về tình hình chiến tranh Việt Nam và tác chiến Tây Bắc rồi. Xin nói thêm một việc. Bản tiếng Pháp kế hoạch quân sự Navarre mà Cục Tình báo Bộ Tổng Tham mưu lấy được, có thể mang sang cho các đồng chí Việt Nam xem, điều đó giúp ích cho các đồng chí ấy tìm hiểu kẻ địch, phân tích tình hình. Có điều phải chú ý bảo mật ”.

 (còn tiếp)

 Vu Hoá Thầm

(đăng trong Thượng tướng phong vân lục
Đại Bách Khoa toàn thư xuất bản năm 2000 )

 Tiểu đoàn 2 Bộ binh Quốc gia (2 e BVN) trang bị súng trường bán tự động  MAS 1949 nặng 5 kg, tầm xa 600 m.

Huy hiệu của Tiểu đoàn 2 VN  (2 e BVN)

Bảo Chính Đoàn (Corps de Défense de l’État) với súng tiểu liên MAT49, tầm xa 200 m.

Truyền đơn kêu gọi cán binh Việt Minh chiêu hồi

Áp phích tuyển mộ của binh chủng Nhảy dù

Việt Minh trang bị đại liên đa năng Mauser MG-34 Đức quốc xã do Hồng quân Nga viện trợ. Nhịp bắn 900 viên đạn 7 ly 92 mỗi phút.

Bảo Đại gắn huân chương trên quân kỳ binh chủng Nhảy Dù của quân đội quốc gia.