Sau khi độc lập, Uzbekistan theo chính thể cộng hòa, lập pháp (quốc hội lưỡng viện), hành pháp và tư pháp nhưng nhánh hành pháp xem ra nặng ký [nên mạnh tay] nhất. Tổng thống, trên nguyên tắc, do dân cử với nhiệm kỳ 7 năm và chỉ được tại vị tối đa là hai nhiệm kỳ liên tục. Chữ “liên tục” ở đây có thể hiểu rằng sau hai nhiệm kỳ, tổng thống có thể trở thành “thủ tướng”, ngồi chờ thời để 7 năm sau trở lại vị thế tổng thống theo kiểu mẫu của tông tông Nga Vladimir Putin.

Trại lạc đà giữa sa mạc, những con lạc đà một bướu rất dai sức chịu được gió cát sa mạc và có thể đi xa đến 50 cây số mỗi ngày. Photo: TLL/trẻ      

2 kỳ – Kỳ 2

Thành lập dưới thời Xô Viết, the Communist Party of Uzbekistan (CPUz) là giai cấp lãnh đạo của đất nước Uzbekistan. Khi khối cộng sản tan rã, bí thư đảng cộng sản CPUz là Islam Karimov tiếp tục cầm quyền sau cuộc đầu phiếu và trở thành vị tổng thống đầu tiên của quốc gia tân lập Uzbekistan.

Dù bắt đầu có hiến pháp [mới], hệ thống tiền tệ [mới], quốc ca, quốc kỳ [mới], nhưng với gốc gác cộng sản, ông tổng thống mới vẫn giữ nguyên cách điều hành [kiểu cộng sản] độc tài cũ, vẫn cầm tù những người đối kháng và cấm đoán các ứng cử viên có khuynh hướng đòi dân chủ. Ðể tránh ảnh hưởng của Nga, Uzbekistan đã ủng hộ Hoa Kỳ trong chiến tranh Afghanistan bằng cách cho quân đội Mỹ sử dụng phi trường tại Uzbekistan để đổ quân trong những năm 2000.

Nam giới thường mặc Âu phục, đội mũ vuông. Photo: TLL/trẻ

Ðể củng cố quyền hành, ông Karimov đã thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình đòi dân chủ, giết một số người khá lớn (khoảng 1,000 -1,500) và giữ được ngôi vị cho đến khi qua đời vào năm 2016. Tượng ông này được đặt ngay cổng vào thắng tích Registan tại Samarkand và các nơi khác, nguyên soái vẫn không qua nổi cái cầu hãnh tiến, bắt dân chúng suy tôn lãnh tụ!

Kế vị là ông Thủ tướng Shavkat Mirziyoyev cũng là bàn tay sắt nhưng bọc thêm chút xíu nhung nên có vẻ mềm mỏng hơn. Ông tổng thống mới đã nới lỏng cách buôn bán nên kinh tế có phần khởi sắc và cộng đồng quốc tế đã chịu đầu tư vào Uzbekistan. Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc tế vẫn dè dặt, giữ thái độ “chờ xem” ông Mirziyoyev sẽ lèo lái con thuyền đất nước Uzbekistan ra sao sau vài năm nữa.

Thiếu nữ, nhìn chung, có khuôn mặt nửa Á nửa Âu: khuôn trăng đầy đặn, mắt phượng một mí, tròng mắt đen hoặc nâu thẫm. Hai cô bé này đang học lớp 9. Du khách ngoại quốc thường nghe ba câu hỏi: 1) từ đâu đến, 2) bao nhiêu tuổi, và 3) tên là gì. Photo: TLL/trẻ

Từ năm 1992, chính sách giáo dục đã dần dần thay đổi, từ kiểu mẫu Xô Viết chuyển sang hệ thống “truyền thống” pha lẫn “hiện đại”, nghĩa là trường học cũng bao gồm mức tiểu học, trung học và đại học nhưng vẫn có các trung tâm giáo dục nặng về tôn giáo madrasah theo kiểu mẫu chủng viện Hồi giáo thời Trung Cổ. Học trò (gọi chính xác là “tu sinh”) được tuyển chọn để theo học ngành truyền giáo từ cấp trung học, khi tốt nghiệp sẽ trở thành tu sĩ hay Imam, về trụ trì (giảng đạo) tại các đền thờ Hồi giáo. Trường đạo [Hồi] ở mức tiểu học là maktab, cũng do các giáo hội Hồi Giáo tài trợ với sự đóng góp từ công quỹ. Trong thế kỷ XVIII – XIX, các chủng viện [Hồi giáo] này khá phổ thông tại Trung Á, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các madrasah tại Bukhara, Khiva, Samarkand, và vùng Fergana Valley nơi tu sinh khắp vùng Trung Á đến du học. Tạm hiểu là ngày trước, các Imam và tu sĩ Hồi giáo tại Uzbekistan đã nổi tiếng về kiến thức uyên thâm, được tin cậy và sùng bái.

Phụ nữ mặc quần áo kín mít, áo dài tới bắp chân, bên trong mặc quần, đầu đội khăn trùm kín tóc tai, răng bịt vàng sáng lấp lánh. Photo: TLL/trẻ

Dưới thời Nga Hoàng và Xô Viết, chủng viện bị bỏ phế dù việc hành lễ theo nghi thức Hồi giáo không bị cấm đoán. Ngày nay, madrasah đang được phục hồi phần nào. Uzbekistan có khoảng 11 chủng viện chính thức, 9 chủng viện dành riêng cho nam tu sinh, 2 dành cho phụ nữ. Phụ nữ khi tốt nghiệp từ các tu viện kể trên không được tấn phong Imam mà chỉ là những người truyền đạo riêng cho phụ nữ, giữ vai trò cúng tế khi cộng đồng có phụ nữ qua đời!

Cư dân dùng lò đắp bằng đất sét, tandoor oven, đặt bên hiên nhà để nướng bánh. Photo: TLL/trẻ

Ngôn ngữ Uzbek đang được sử dụng tại các trường học công lập, chỉ còn lớp tuổi 40+ mới có những người nói và viết tiếng Nga thuần thục như ngôn ngữ chính. Trong khi đó, các trường chuyên về ngoại ngữ mở cửa rầm rộ, dạy tiếng Anh (phổ thông nhất), tiếng Pháp và tiếng Ðức. Qua lại trên các đường phố chính ở mấy thành phố lớn, Dế Mèn chưa thấy bảng quảng cáo dạy tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên hoặc tiếng Hoa dù Nam Hàn đang đầu tư khá nhiều vào đất nước này. Nhìn quanh khá nhiều tiệm ăn Triều Tiên, chợ búa buôn bán rầm rộ những món dưa muối kimchi và mì chế biến từ gạo. Tài phiệt Nam Hàn mua cả hệ thống khách sạn Lotte, không lạ là ở đó, bữa điểm tâm có món cháo trắng ăn với kimchi, mì cay… Có thể là chừng chục năm nữa, dấu vết Nga Sô sẽ bị thay thế bởi Triều Tiên và cư dân sẽ dùng Anh ngữ như ngoại ngữ thứ nhất chăng?

Xem thêm:   Chuyện rau cỏ

Dưới thời Stalin, nền văn hóa Uzbek mất mát khá nhiều các thân hào nhân sĩ và nghệ sĩ nên suốt mấy thế hệ con người, không có tác phẩm thuần túy nghệ thuật đặc thù của dân tộc Uzbek. Sau những năm bị cấm đoán (văn chương, thơ phú, hội họa… mọi ngành nghệ thuật đều phải chịu sản xuất theo khuynh hướng Xô Viết, nghệ sĩ, học giả có khuynh hướng tự do đều bị cầm tù, tru diệt), người Uzbek trỗi dậy qua các hoạt động của Isl mic Renaissance Party.

Chợ với các quầy hàng bán kimchi và mì sợi. Photo: TLL/trẻ

Ngoài các hoạt động tôn giáo, nhiều tu sĩ đã làm công việc phục hồi văn hóa, tôn vinh học giả, trình bày và phát hành những tác phẩm văn chương, âm nhạc, thư họa xưa cũ của các nghệ sĩ nổi tiếng từ thế kỷ XI. Hóa ra việc đốt tác phẩm, tru diệt nghệ sĩ quy mô thế nào đi nữa bá tánh cũng vẫn liều mình thu góp và chôn giấu những di sản tinh thần mà họ tôn quý! Câu nói “chính thể nào rồi cũng qua đi nhưng dân tộc thì vẫn còn mãi” thiệt đúng quá xá!

Uzbekistan giữ được khá nhiều thắng tích, đền đài xây cất theo truyền thống xưa như lăng mộ vua  I của triều đại  (thế kỷ IX-X) tại Bukhara, đền thờ Hồi giáo và lăng mộ tại Samarkand (thế kỷ XIV – XV) và rất nhiều các lăng tẩm, đền thờ, chủng viện, thành quách khác tại Khiva… Các đền đài này đang được trùng tu sau khi bị chính quyền Xô Viết dùng làm kho chứa hàng, trại nuôi gia súc, lò mổ thịt, chỗ sửa xe vận tải…

Xem thêm:   Cuối Đông

Ði lang thang nhìn ngắm các đền đài bị bỏ hoang mới thấy bùi ngùi, cái ác của con người quả là sâu đậm, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau. Cái cảm giác bùi ngùi ấy theo Dế Mèn suốt chuyến rong chơi. Bị tàn phá, tiêu diệt như thế mà Uzbekistan vẫn giữ được những đền đài tuổi cả ngàn năm, sao đất nước mình với cả 4,000 năm lịch sử mà bói không ra một thành quách nào xưa cũ đáng kể, cung điện nặng ký lắm cũng chỉ vài trăm năm lẻ?

TLL

Orlando, FL