Thằng Ben vừa đi học về, chạy ào vô phòng khách thấy bà Tâm đang hạ lễ trên bàn thờ. Nó ngạc nhiên hỏi:

Bà không cúng nữa hả bà?

– Ừ, hết Tết rồi con!

Bình thường trên bàn thờ chỉ có hoa & trái cây. Vào ngày Giỗ & Tết: Mời Ông Bà về ăn cơm, bà mới nấu thức ăn đặt lên bàn thờ.

Ông Bà cũng ở nhà của Ông Bà chứ. Bà nội bảo thằng Ben như vậy, bởi vậy ngày cuối năm rước Ông Bà về ăn Tết với con cháu. Sau đó lại tiễn Ông Bà.

Tết Việt Nam mọi thứ trở thành “ước lệ”. Âu Mỹ chỉ chúc nhau khoẻ mạnh và vui vẻ (healthy & happy). Còn VN chúc Tết mà dài như sớ Táo Quân.

Mấy đứa cháu của bà Tâm chỉ biết ăn phở và chả giò. Thức ăn ngày Tết hầu như nhà nào cũng giống nhà nào. Bắc nấu thịt đông, dưa chua, giò thủ, canh măng hầm giò heo.

Nam có thịt kho tàu, dưa giá, bì cuốn, canh khổ qua, nhiều nhà cúng chay, nhưng vẫn làm các món cổ truyền cho con cháu ăn ngày Tết.

Chỉ có hai cụ già lọm khọm trong nhà, con cháu vẫn phải đi làm đi học (vì Tết rơi vào ngày thường). Các con bà Tâm năn nỉ hết sức: Mẹ đừng nấu ăn nữa.

Mua hoa quả kẹo bánh bày trên bàn thờ thì dễ, vì chợ Mỹ, Tàu, Việt đều có bán.

Khốn nỗi mọi thứ đã trở thành ước lệ, “đóng đinh» trong đầu, chỉ có Tết mới thấy  mứt, kẹo thèo lèo cứt chuột.

Cầu vừa đủ xài. Là xin đủ ăn thôi. Nhưng diễn nghĩa theo kiểu Nam kỳ (sai chính tả) thành: Cầu dừa đủ xoài. Bằng bất cứ giá nào cũng mua mâm ngũ quả có 4 thứ đó. Thế là quả dừa tươi tăng giá gấp đôi, còn mãng cầu Xiêm không phải chợ nào cũng có.

Xem thêm:   Đồ chơi của người lớn

Trái cây Mỹ vừa tươi vừa rẻ không mua. Mua cho được trái mãng cầu quắt queo, nhỏ xíu, toàn vỏ, cúng xong đem bỏ.

Đinh Cường

Giò thủ làm với tai, mũi, lưỡi heo. Nem chua cũng làm với da heo, thịt đông lại càng cần nhiều da. Con nít bên này không ăn da và mỡ. Bố mẹ già nhai trợn trạo cũng không ăn được nem và giò thủ.

Con gái bà Tâm  năn nỉ mẹ đừng làm, nhưng bà không chịu, vẫn làm các món truyền thống.

Con gái bà Tâm không dám nhắc: Con nhớ ông ngoại thích cháo, chẳng bao giờ ăn giò thủ, nem chua.

Thằng cháu chỉ biết ăn phở, ngây thơ hỏi: Sao bà không cúng Ông Bà bằng phở?

Bà Tâm xua tay: Ai lại cúng phở.

Bà Tâm nhớ lại lúc khó khăn, mẹ bà là dâu cả, nên ngày giỗ các cô chú cùng đến. Chỉ có 1 con gà thôi nhưng làm ra mấy món: thịt gà luộc, chân cổ cánh làm giả rựa mận bóp tiết, lòng gà xào thơm.

Hèn chi khi xưa chia nhau một con heo, lúc nào cũng có món giò thủ để tận dụng đầu, tai, mũi, lưỡi. Miền Bắc làm thịt đông vì trời lạnh.

Cả xóm chỉ chia nhau một con heo. Các bà nội trợ làm đủ thứ món: nem, tiết canh, cháo lòng, giò thủ, phá lấu… tất cả mọi thứ lấy từ con heo, chỉ có lông bỏ đi thôi.

Dẫu bây giờ con cháu có cuộc sống giàu sang, nhưng không thể đặt lobster, tôm chiên, heo quay lên bàn thờ.

Xem thêm:   Nghề “The Squatter Hunter” - “Gậy ông đập lưng ông”

Các con bà Tâm không biết làm, mà nơi đây không có chợ Việt, đành để mẹ già lúi húi làm các món truyền thống, cho bà an lòng.

Rốt cuộc sau khi tiễn các cụ, con cháu không chịu mang về nhà các món ăn ngày Tết. Thêm cái tật “chỉ ăn 1 lửa”, mấy món cũ hâm tới hâm lui, người lớn và con nít đều không ăn.

Khi gia đình tụ tập ăn uống ngày thường được ăn toàn món nóng sốt: lẩu, phở…còn thức ăn ngày Tết nhà nào cũng như nhà nấy, lạnh tanh.

Không làm sao thuyết phục được bố mẹ  sống như Âu Mỹ. Hễ có ngày nghỉ đi du lịch, cứ lúi húi lo nấu nướng, cúng kiếng. Nhiều nhà còn bắt cúng cơm đủ  3 mùng, hết Tết mùng 4 mới được làm cơm tiễn.

Người đã khuất có về chứng giám hay không, chẳng ai biết. Nhưng người sống  mệt nhoài chuyện nấu ăn ngày Tết. Dù tin có luân hồi vậy mà sau khi mất 49 ngày đã đầu thai thành kiếp khác, nhưng vẫn cứ mời về ăn Giỗ, ăn Tết.

Trang hoàng nhà cửa bày biện hoa quả trên bàn thờ cho không khí Tết cần duy trì. Nhưng nấu thức ăn để đặt lên bàn thờ, rồi mang xuống nguội lạnh, nên cao dao có câu:

Lúc sống thì chẳng cho ăn.

Chết cúng la liệt, làm văn tế ruồi!

Có lẽ dân Âu Mỹ thực tế hơn. Vinh danh khi còn sống, mừng sinh nhật ồn ào, nhưng đám tang trang nghiêm không bi lụy. Bạn bè người thân đua nhau kể về những kỷ niệm với người đã khuất. Người đã ra đi, nhưng kỷ niệm còn ở lại.

Xem thêm:   "20 ngày tại Mariupol"

Bà Tâm nhớ mãi bố của bà rất hài hước. Vào đánh thức ông dậy ăn sáng, ông mở mắt nói:

Bố vẫn còn sống à!

Một số nhà vào ngày Giỗ và Tết, chỉ làm những món lúc sinh thời người đã khuất thường ăn, đây cũng là ý kiến hay (hợp lý hơn).

Có ông bà cha mẹ mới có con cháu, bởi vậy mời ông bà về, phải có cỗ bàn. Bất kể tôn giáo nào cũng bày thức ăn trên bàn thờ ngày Tết.

Ðói ngày Giỗ cha, no ba ngày Tết.

Giỗ cha mời nhiều quá nên chủ nhà hết phần, còn ngày Tết đủ loại bánh trái, chẳng ai đói.

Ngày thường nếu đói, người nghèo thấy bình thường. Nhưng vào ngày Tết, là ngày thiêng liêng nhất trong năm, người nghèo sẽ cảm thấy tủi thân hơn. Vì vậy vào những ngày Tết, người ta thường kêu gọi giúp quần áo thức ăn cho người nghèo, ở hải ngoại cũng có, chẳng cứ gì VN.

Ngay như cậu bé chỉ chừng 10 tuổi, trong câu truyện “ Con sáo của em tôi ” của nhà văn Duyên Anh, cũng đã chạnh lòng thương đứa em gái nhỏ, ngày Tết chẳng có gì ăn. Giết con sáo yêu quý của em, nhưng vẫn nhủ lòng mùa Xuân tới rồi, sẽ bắt cho em con sáo khác.

Trẻ nhỏ còn nghĩ vậy, huống chi bà Tâm.

Không thể để Tết nhang tàn khói lạnh, mời các cụ về phải có cơm canh, phụng dưỡng như khi các cụ còn sống.

Bữa nay qua rằm tháng Giêng, bà Tâm không đi chùa được, nhưng vẫn sắp hương hoa đầy đủ trên bàn thờ.

Các con của bà Tâm thở phào nhẹ nhõm.

Thế là hết Tết.

LTM