(Kỳ 15b: The Federalist No 53)

Bàn đến Cơ Quan Đại Diện là động đến hai vấn đề lớn và phức tạp: Một, ý niệm có tính triết lý chính trị về chính quyền dựa trên ý dân (a government by consent); Hai, vấn đề có tính kỹ thuật, đó là cách tạo lập-bầu ra người đại diện cho ý dân. Hai vấn đề này lại có sự ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau khiến cho việc thống nhất được cách tạo lập Cơ Quan Đại Diện cho toàn thể dân Liên Bang trở thành khó khăn đối với các nhà lập hiến Mỹ vào năm 1787.

Đó cũng là do khiến chủ đề lập hiến đầu tiên được Hội Nghị Philadelphia đưa ra thảo luận là bàn về cách bầu thành viên của Cơ Quan Đại Diện. Buổi thảo luận này diễn ra ngày 31 tháng Năm 1787 dựa trên đề xuất của Tiểu Bang Virginia sẽ lập các đại diện Liên Bang thông qua các cuộc bầu cử trực tiếp từ dân. Tuy nhiên, đề xuất này lại không được tất cả các đại biểu tán đồng, dù tất cả đều muốn có một chính quyền tự do. Chúng ta sẽ xem một số ý kiến chống lại cách bầu trực tiếp từ dân do James Madison ghi lại:

Mr. SHERMAN opposed the election by the people, insisting that it ought to be by the State Legislatures. The people he said, immediately should have as little to do as may be about the Government. They want information and are constantly liable to be misled. (Đại biểu Sherman chống lại cách chọn đại diện do nhân dân bầu ra, ông nhấn mạnh việc này cần phải để cho Lập Pháp Tiểu Bang thực hiện. Ông nói rằng người dân không nên dính dáng nhiều tới công việc Chính Quyền. Họ muốn biết mọi việc nhưng lại luôn luôn bị lừa gạt)

Mr. GERRY. The evils we experience flow from the excess of democracy. The people do not want virtue, but are the dupes of pretended patriots. In Massts. it had been fully confirmed by experience that they are daily misled into the most baneful measures and opinions by the false reports circulated by designing men, and which no one on the spot can refute. One principal evil arises from the want of due provision for those employed in the administration of Governmt. It would seem to be a maxim of democracy to starve the public servants. He mentioned the popular clamour in Massts. for the reduction of salaries and the attack made on that of the Govr. though secured by the spirit of the Constitution itself. He had he said been too republican heretofore: he was still however republican, but had been taught by experience the danger of the levilling spirit. (Đại biểu Gerry: Các vấn nạn hiện tại của chúng ta là do sự thái quá của dân chủ. Dân chúng không muốn những điều đức hạnh nhưng họ lại là những kẻ khờ trước những kẻ yêu nước giả tạo. Ở Massachusetts, kinh nghiệm đã cho thấy hoàn toàn rõ là dân chúng hàng ngày đều bị bọn người mưu đồ đưa đẩy vào làm các việc tồi tệ nhất hay tin vào những chuyện nhảm nhí nhất mà không ai có thể phản bác lại được. Một tệ nạn căn bản hiện nay là thiếu sự hỗ trợ đúng đắn cho những người điều hành Chính Quyền. Dân Chủ có lẽ sẽ khiến cho các công chức của chúng ta chết đói. Ông nói đến sự phản đối lan rộng ở Massachusetts trước việc giảm lương và sự tấn công vào thu nhập của Chính Quyền cho dầu đã được chính Hiến Pháp đảm bảo. Ông nói rằng ông đã là người cộng hòa thái quá: tuy nhiên ông vẫn là người cộng hòa nhưng đã được kinh nghiệm dạy về sự nguy hiểm của tinh thần cào bằng.)

Xem thêm:   Thời vàng son của xế hộp DS

Mr. GERRY did not like the election by the people. The maxims taken from the British constitution were often fallacious when applied to our situation which was extremely different. Experience he said had shewn that the State legislatures drawn immediately from the people did not always possess their confidence. He had no objection however to an election by the people if it were so qualified that men of honor & character might not be unwilling to be joined in the appointments. He seemed to think the people might nominate a certain number out of which the State legislatures should be bound to choose. (Đại biểu Gerry không thích người dân bầu ra các đại diện. Các nguyên lý rút ra từ hiến pháp Anh thường trở thành sai lầm khi áp dụng vào hoàn cảnh hết sức khác biệt của chúng ta. Ông cho biết kinh nghiệm đã cho thấy các cơ quan lập pháp tại các Tiểu Bang luôn được thiết lập trực tiếp từ dân nhưng không luôn luôn có được sự tin cậy của dân. Tuy nhiên, ông không chống đối việc bầu đại diện bởi dân nếu như việc bầu này được đặt trong những điều kiện thật nghiêm ngặt để những người tử tế và tài năng không thể chán chường với việc tham chính. Dường như ông muốn dân chúng chỉ đề cử ra một số người để lập pháp các Tiểu Bang sẽ chọn ra các đại diện trong số đó.)

Bản dịch The Federalist No 53 sau đây sẽ tiếp tục giúp chúng ta thấy được sự khó khăn để có được người đại diện đúng đắn trong một chính thể dân chủ-tự do (liberal democracy). Trân trọng giới thiệu:

Xem thêm:   Pháp khí

The Independent Journal

Thứ Bảy, 09 tháng Hai 1788*

Thưa Ðồng Bào Tiểu Bang New York:

Ở đây, có lẽ, tôi SẼ phải nhớ lại một nhận xét phổ biến, rằng “Ở đâu bầu cử thường niên chấm dứt, ở đó bạo quyền bắt đầu”. Nếu sự thật đúng là, như vẫn thường thấy, những cách ngôn đã trở thành ngạn ngữ thường dựa trên lý tính, thì điều đúng đắn không kém: một khi được chấp nhận chúng lại thường được vận dụng cho những tình trạng không thuộc lý tính của chúng. Tôi không cần phải tìm dẫn chứng ngoài tình trạng chúng ta đang xem xét. Nhưng nhận xét có tính ngạn ngữ vừa nói được dựa trên lý tính nào?

Không người nào lại tự làm cho mình kỳ cục bằng việc cho rằng có một liên đới tự nhiên giữa mặt trời, hoặc các mùa, với những lúc đức hạnh con người có thể chống lại được các cám dỗ của quyền lực. Thật may cho loài người, ở phương diện này, tự do không bị giới hạn vào bất kỳ thời điểm nào; nhưng nó nằm giữa các điểm cực có độ rộng đủ chấp nhận tất cả các biến thể do các bối cảnh, điều kiện đa dạng của xã hội công dân đòi hỏi.

Nếu cần, việc bầu chọn công chức có thể tiến hành hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng, cũng như hàng năm giống như một số nơi đang làm; và nếu hoàn cảnh đòi hỏi phải làm khác đi so với quy định ở phương diện này thì sao lại không thể ở phương diện kia?

Xem thêm:   Đi tìm lăng mộ Antoine & Cléopâtre

Nhìn lại các thời đoạn chúng ta đã lập trong việc bầu ra nhánh đông nhất (tức Assembly, một nhánh quyền lực trong cấu trúc quyền lực công thời các Tiểu Bang vẫn còn là thuộc địa. Nhánh này thường có số người nhiều nhất so với các nhánh quyền lực khác và là những người có tính chất đại diện của dân. Nhánh này tương đương với Hạ Viện sau này. ND) trong cơ quan lập pháp tại các Tiểu Bang, chúng ta thấy chúng hoàn toàn không còn có gì giống nhau nhiều hơn, về thời đoạn, so với các cuộc bầu các công chức dân sự khác. Ở Connecticut và Rhode Island, thời đoạn là nửa năm. Tại các Tiểu Bang khác, trừ South Carolina, là hàng năm. Ở South Carolina, là hai năm giống như đề xuất cho chính quyền liên Tiểu Bang.

Như vậy, chênh lệch giữa nơi có chu kỳ thưa nhất và mau nhất là 4-1; nhưng không hề dễ nói Connecticut hay Rhode Island được quản trị tốt hơn hoặc được hưởng nhiều tự do lý tính (“rational liberty”, có lẽ tác giả ngụ ý muốn nói tới các quyền con người sinh ra từ lý trí và ý thức, như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do chính trị, hơn là các quyền xuất phát từ các bản năng sinh lý như ăn, uống, tình dục. ND) hơn South Carolina; hoặc một trong hai Tiểu Bang này đặc biệt hơn về các phương diện đó, và vì thế, khác biệt hơn các Tiểu Bang có bầu cử khác với cả hai.

Khi tìm các cơ sở cho nguyên lý tổng quát về vấn đề này tôi chỉ có thể tìm thấy một điều nhưng nó lại hoàn toàn không tương thích cho trường hợp của chúng ta…

(còn tiếp)

PHS (01/06/2021)