Vào nửa đêm mồng 08 chuyển ngày mồng 09 tháng 01 năm 2020, chính rằm tháng Chạp, Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã hạ sát một cách man rợ một đảng viên kỳ cựu của nó – ông Lê Ðình Kình – bằng một cuộc tập kích quy mô với vài ngàn lính tinh nhuệ cùng vũ khí hiện đại vào thôn Hoành, xã Ðồng Tâm, ngoại ô Hà Nội.

Theo lời kể của bà quả phụ Lê Ðình Kình và những hình ảnh trên mạng, ông Kình đã bị hạ sát ngay trong phòng ngủ. Sát thủ của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã đánh đập tàn bạo ông Kình, cẳng chân trái gần bị đứt rời, trước khi kết liễu ông bằng những phát đạn bắn thẳng vào: lồng ngực trái, đầu và thái dương.

Ông Lê Ðình Kình khi bị hạ sát có 84 tuổi đời và trên 50 tuổi đảng, đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của đảng cộng sản tại địa phương, như huyện ủy viên, bí thư xã, chủ tịch xã, chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng công an xã. Sinh thời, chưa bao giờ ông Lê Ðình Kình biểu tỏ bất đồng chính trị. Ngay cả lúc bị lực lượng vũ trang của chế độ phong tỏa, trấn áp do những bất đồng về đất, ông và dân làng vẫn một mực biểu tỏ niềm tin sắt đá vào chính thể cộng sản bằng những khẩu hiệu rõ ràng:

“Nhân dân đồng tâm chúng tôi không chống đối nhà nước việt nam”

“Nhân dân xã đồng tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của đảng và nhà nước”

Song, ông Lê Ðình Kình cũng có một ý chí sắt đá khác. Khi chính quyền cộng sản lật lọng và đe dọa tiếp tục xâm phạm vùng đất của dân làng, ông và người dân đã xác quyết:

Xem thêm:   Thời vàng son của xế hộp DS

Nếu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cố tình vào cướp đất của người dân Ðồng Tâm thì chúng tôi sẵn sàng đổ máu và cũng sẵn sàng hủy diệt kẻ nào dám vào cướp đất.

Dân Ðồng Tâm cương quyết tuyên chiến với giặc nội xâm. Bất kể ai không có quyết định thu hồi đất mà vào đây cướp đất thì dân Ðồng Tâm sẽ sẵn sàng chiến đấu và nhiều người sẽ sẵn sàng hy sinh.

Khẩu hiệu của dân Đồng Tâm – nguồn BBC.com  

Cách đây gần 3 năm, ngày 15 tháng 04 năm 2017, ông Lê Ðình Kình cũng là đảng viên cộng sản Việt Nam đầu tiên đã lãnh đạo dân làng lập chiến lũy, chặn đứng một trận càn cướp đất giữa ban ngày và bắt giữ hàng chục lính vũ trang của chế độ cộng sản. Cuộc bắt giữ con tin đã kéo dài nhiều ngày và buộc chính quyền phải chấp nhận một nhượng bộ lịch sử: lần đầu tiên một kẻ đứng đầu chính quyền thủ đô phải thân chinh đối thoại với dân chúng và cam kết không truy tố những người đã chống đối.

Tuy nhiên, sau khi con tin được thả, chưa đầy hai tháng sau, ngày 13 tháng 06 năm 2017, chính quyền bác bỏ mọi cam kết (bằng chữ) và giật giọng ngược ngạo. Ngày 09 tháng 01 năm 2020: khai hỏa tấn công những người đã đối xử tử tế và bảo toàn tính mạng cho gần bốn chục nhân viên công lực. Ngoài việc hạ sát man rợ ông Lê Ðình Kình, Ðảng Cộng sản Việt Nam còn tàn phá nhiều tài sản, bắt giữ, tra tấn và cáo tội nhiều người thân và người dân của ông.

Xem thêm:   Ai lạc quan hơn

Bằng cuộc tấn công-hạ sát này, Ðảng Cộng sản Việt Nam không chỉ muốn chấm dứt một cuộc xung đột có tính lịch sử với một tổ chức nông dân có thủ lĩnh chính là một đảng viên của nó. Cuộc tấn công-hạ sát còn nhằm phát ra một thông điệp: Ðảng cộng sản sẵn sàng trấn áp, tiêu diệt mọi ý đồ, hành động dám đi ngược với lợi ích của nó. Tuy nhiên, thông điệp này không mới. Hồ Chí Minh, kẻ khai sinh ra Ðảng Cộng sản Việt Nam, đã huấn thị thế này:

Bản cam kết không truy tố dân Đồng Tâm của Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội- photo: Internet

“… Nếu gặp khi lợi ích chung của Ðảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Ðảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Ðảng.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr. 251, NXB CTQG, Hà Nội, 2002)

Sự huấn thị của Hồ, và thực tế cầm quyền của đảng cộng sản, buộc chúng ta phải hiểu rõ rằng ngay cả vận mệnh dân tộc, chủ quyền quốc gia nếu “mâu thuẫn” với lợi ích của đảng cộng sản thì cũng phải “vui lòng hy sinh cho Ðảng”. Công hàm 1958, Hội nghị Thành Ðô 1990, Hiệp ước phân định biên giới Việt-Trung 1999,… và các văn kiện do Nguyễn Phú Trọng ký với đảng cộng sản Trung Quốc đều cho thấy cá nhân Hồ và các thế hệ lãnh đạo học trò của Hồ đã thực hiện chặt chẽ nguyên tắc bất cứ điều gì mâu thuẫn với lợi ích, ý muốn của đảng cộng sản đều “phải vui lòng hy sinh cho Ðảng”.

Xem thêm:   Bánh ít lá gai

Ngày 22 tháng 04 năm 2017 nhiều người đã rất vui mừng khi thấy ông Lê Ðình Kình và dân làng Ðồng Tâm cầm được bản cam kết viết tay của chính quyền cộng sản có cả chữ ký của hai “đại biểu quốc hội”, Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng. Nhưng sự im lặng của cả hai ông “đại biểu quốc hội” khi chính quyền lật lọng lẫn khi chính quyền hạ sát ông Lê Ðình Kình đã cho thêm một minh chứng hùng hồn về bản chất giả tạo, lừa dân của “quốc hội”.

Lê Đình Kình (1936-2020) photo: Internet

Tuy nhiên, sau cuộc tấn công tàn ác xảy ra, nhiều trí thức, nhân sỹ vẫn kêu gọi sự can thiệp của “quốc hội”, thậm chí trông chờ công lý ở chính những nhân vật đang nắm quyền thống trị cao nhất trong đảng cộng sản. Những kêu gọi, trông chờ này lặp lại đúng bày tỏ của ông Kình khi sinh thời: “Tin tưởng vào chính sách và đường lối của Ðảng và Nhà nước Việt Nam”.

Nhưng, cuối cùng, ông Lê Ðình Kình đã bị chính “Ðảng và Nhà nước Việt Nam” sát hại bằng một cách hết sức dã man và đê hèn chỉ vì ông quyết bảo vệ ruộng đất cho dân làng như ông từng kêu gọi:

“Phải giữ đất dù phải hy sinh cả xương máu!”

Cái chết bi thương, anh dũng của Ông Lê Ðình Kình đang và sẽ còn làm rung động nhiều triệu trái tim con người. Sự hy sinh bi dũng của Ông cũng là một thông điệp rất rõ cho những người còn sống: Dù chỉ muốn chống bất công cũng đừng bao giờ nên nói “chúng tôi vẫn tin vào Ðảng và Nhà nước”.

PHS

(những ngày cuối năm Kỷ Hợi)