Thời kỳ chiến tranh lạnh, thi đấu thể thao được phe cộng sản coi là “mặt trận không tiếng súng” giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (cộng sản,) mà đứng đầu phe cộng sản là Liên Xô, còn gọi là “Anh Cả Đỏ” của các quốc gia cộng sản chư hầu nhỏ bé. Tuy phe tư bản coi các giải đấu thể thao thế giới chỉ là trò chơi nhưng phe cộng sản thì nhứt định bằng mọi giá phải thắng “bọn tư bản cá mập.” Bởi theo lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản thì xã hội chủ nghĩa là một hình thái xã hội phát triển cao cấp hơn tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, trong tất cả mọi lãnh vực, từ kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nông nghiệp, thể thao… các quốc gia cộng sản bắt buộc phải thắng phe tư bản chủ nghĩa, nhằm mục đích chứng minh lý luận về hình thái xã hội cộng sản luôn luôn đúng, cấm người dân các nước cộng sản có ý nghi ngờ “xã hội cộng sản không tiến bộ hơn xã hội tư bản.”

Bảo Huân 

Ðể đạt được thành tích luôn luôn “đi trước chế độ tư bản kém văn minh” đó, nhà nước Liên Xô và Ðông Âu đã chủ trương thắng bằng mọi giá, kể cả phải dùng các chiêu “bựa, bẩn, bã, bôi bác,” “chém đinh chặt sắt” phản thể thao. Các vận động viên cộng sản bị bắt buộc phải dùng doping khi luyện tập và thi đấu. Và sau mỗi giải đấu thì từ lãnh đạo tới nhân dân các nước cộng sản có cơ hội lên truyền thông hoan hô, hả hê, “tự hào,” “ngạo nghễ” trước sự thua kém của “bọn tư bản giãy chết.” “Bóng đen” thể thao cộng sản được giấu kín cho tới khi Liên Xô và các nước khối xã hội chủ nghĩa Ðông Âu sụp đổ thì thế giới mới được biết sự tàn bạo của các nước cộng sản đối với vận động viên của họ. Các vận động viên nước cộng sản (nổi tiếng một thời) xuất hiện trên báo chí, truyền thông tư bản với hình ảnh rúm ró, bệ rạc, nghèo khổ và một sức khỏe bị vắt kiệt đến thảm hại. Thay vào những thân hình cường tráng trong quá khứ thì nay họ chỉ còn là những cái “túi da” nhăn nhúm bị nhà nước cộng sản vứt bỏ bên đường, không nghề nghiệp mưu sinh, không thu nhập, bệnh tật đeo bám, phải bán dần từng chiếc huy chương chiến thắng (mà họ đã được trong quá khứ) cho nhà sưu tầm để kiếm chút tiền còm sinh sống qua ngày. Thập niên 90 (thế kỷ 20) cả thế giới đã bị sốc (sock) khi nhìn thấy những hình ảnh hiện tại của các vận động viên Liên Xô cũ.

Xem thêm:   Thác lửa ở California!

Tâng bốc tận mây xanh khi vận động viên giành được chiến thắng và sẵn sàng đạp xuống bùn sâu khi vận động viên thất bại, tấn công trọng tài hoặc ban giám khảo… gần như là thói quen không thể bỏ, là “truyền thống bất khuất” của các công dân “yêu cờ đỏ cộng sản.” Dường như thế kỷ 21 không đủ khả năng lôi các ủng hộ viên cờ đỏ này ra khỏi thập niên 70, 80 thế kỷ 20, mà sự việc thi đấu thất bại của nữ vận động viên 19 tuổi Zhu Yi   (Trung Quốc) là minh chứng mới nhất cho “truyền thống bất khuất” “không thắng được đối phương thì mày sẽ bị dìm tận đáy” của các hâm mộ viên xứ tỷ dân.

Ngày hôm qua (Thứ Hai, Feb 06, 2022,) tin tức về nữ vận động viên Zhu Yi đại diện cho đội tuyển quốc gia Trung cộng tràn ngập các tờ báo tiếng Anh lẫn tiếng Việt khi cô này thi đấu môn trượt băng nghệ thuật đã bị thất bại hoàn toàn và bị xếp áp chót bảng. Sự việc càng gây sóng gió dư luận hơn khi cư dân mạng xã hội Trung Quốc tấn công quyết liệt vào cô Zhu Yi bởi cô mắc lỗi trong khi thi đấu (“Chinese social media savages California-born skater Zhu Yi over competition falls.”) có nhiều luồng ý kiến tranh luận quyết liệt của cư dân mạng xã hội Việt Nam thông cảm, chỉ trích lẫn hả hê với thất bại thê thảm của Zhu Yi.

Zhu Yi bật khóc vì bài biểu diễn bị thất bại. nguồn: Foxnews.com

Người thông cảm thì nói “Bố cô bé này làm việc ở Mỹ nhưng vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc, cô bé này chỉ là theo bố cô ấy về thôi, đáng thương.” Người có tư tưởng “bài Mỹ” hả hê theo kiểu “Thấy chưa? Hàng xách tay từ Mỹ chưa hẳn là hàng tốt.” Người chống cộng thì cũng hả hê theo kiểu khác và bình luận: “Ðáng đời,” “Quả báo nhãn tiền,” “Ăn cây táo Mỹ rào cây táo Tàu,” “Hối hận muộn màng,” “Không còn đường trở lại quốc tịch Mỹ”… Người gốc Việt ở Mỹ tức giận khi thấy Zhu Yi là người được sinh ra và lớn lên ở tiểu bang Califonia, ngay từ thuở bé thơ Zhu Yi đã được hưởng thụ nền giáo dục của nước Mỹ, nhưng cô bỏ quốc gia đã giúp cô phát triển sự nghiệp đỉnh cao để tranh huy chương cho Trung Quốc. Khi Zhu Yi từ bỏ quốc tịch Mỹ để nhập tịch Trung Quốc, con đường trở lại “giấc mơ Mỹ” của cô gần như rất mờ mịt; bù lại cho sự hy sinh của cô, người dân “mẫu quốc” đã không tiếc lời xỉ vả cô thậm tệ vì cô  không thể đem huy chương về cho họ “tự hào,” thật không có sự cay đắng nào hơn mà Zhu Yi đang phải gánh chịu. Người dân “mẫu quốc” chỉ xem Zhu Yi như một thứ công cụ giúp họ bước lên bậc thang danh vọng “ngạo nghễ” với thế giới, và họ sẵn sàng vất đi không thương tiếc cái “công cụ” Zhu Yi khi họ không đạt được mục đích. Mọi cánh cửa tiến thân bằng con đường thể thao ở Trung Quốc của Zhu Yi gần như bị đóng sập lại. Mặt khác, Zhu Yi lại phải đối mặt với sự thất vọng của người quen, bạn bè ở Mỹ và công chúng Mỹ khi cô đã chọn thay mặt Trung Quốc thi đấu. Rõ ràng, sự nghiệp thể thao của Zhu Yi trong thời gian tới ở Trung Quốc không dễ dàng với mỗi bước chân của cô được công chúng Trung Quốc “chào đón” với “gạch đá.”

Xem thêm:   Nghệ sĩ tiền phong Cô Năm Sa Đéc

Mới ngày nào, trước cuộc thi  Zhu đã được truyền thông Trung Quốc tâng bốc, tung hô cô là “thần đồng trượt băng”, “Một trái tim yêu nước chân thành, một điệu nhảy trên băng tao nhã,” thì bây giờ, người hâm mộ Trung Quốc lại đặt câu hỏi tại sao lại để cho Zhu Yi đại diện cho Trung Quốc thi đấu? Hu Xijin  (Hồ Tích Tấn, Cựu tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo của đảng cộng sản Trung Quốc) đã phải thừa nhận rằng công chúng Trung Quốc đã “ném đá” Zhu Yi với những ngôn từ hết sức thô lỗ (rude.) Ðối với Zhu, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên bởi nền giáo dục nhân bản và tôn trọng quyền con người ở nước Mỹ, thì trái tim cô bé hẳn bị tổn thương nhiều hơn những vận động viên được “nhồi sọ” từ bé tí ở “mẫu quốc” rằng chiến thắng trong thể thao là cách đem lại vinh quang cho “mẫu quốc,” là “thể diện quốc gia.”

Người hâm mộ Ðông Lào cũng vậy. Họ sẵn sàng tung tiền như mưa lẫn “phong thánh” cho đội tuyển bóng đá quốc gia nếu chiến thắng, nhưng cũng chính họ, không tiếc tuôn ra những từ ngữ bẩn thỉu nhất vào trang mạng xã hội của cầu thủ, huấn luyện viên lẫn trọng tài nào dám làm cho đội bóng cờ đỏ sao vàng thua. Tháng Mười 2021, sau thất bại của đội bóng Việt Nam trước Trung Quốc, nhiều cổ động viên đã tràn vào Facebook cá nhân của các cầu thủ Việt chửi bới tục tĩu, phản cảm.

Xem thêm:   Móng sư tử

Ngày nào, công chúng yêu đảng cộng sản (Việt Nam lẫn Trung Quốc) còn coi thể thao như một biện pháp thủ dâm tinh thần trước đối thủ tư bản giàu tiềm lực về kinh tế, khoa học… thì ngày đó những vận động viên như Zhu còn bị coi như một thứ công cụ chớ không phải là những con người có trái tim dễ bị tổn thương. Zhu quay về với “mẫu quốc” Trung Quốc cộng sản, nhưng “mẫu quốc” thì chưa cho Zhu tình thương của “người mẹ” với đứa con xa xứ.

TPT