Tôi cứ ngập ngừng khi đặt bút viết bài này – bài cho số cuối của Trẻ trong tháng 11 năm 2019. Sự ngập ngừng bởi hai lẽ. Một, tôi đã có dự định từ cách đây vài tháng sẽ viết một cái gì đó để đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời tôi là được chứng kiến tận mắt hiện trường sau một cuộc biểu tình chống chính quyền của người dân Pháp, đó là cuộc biểu tình Acte II của phong trào Áo Vàng (gilets jaunes) diễn ra ngày thứ Bảy, 24 tháng 11 năm 2018. Hai, nhưng càng gần đến ngày phải viết, nhiều sự kiện đương thời khác lại thu hết gần hết sự hứng viết của tôi. Cuộc biểu tình đòi dân chủ, nhân quyền của giới trẻ và người dân Hong Kong; Những án tù giáng nặng vào nhiều nhà hoạt động dân sự, môi trường tại Việt Nam;… Và cả những cuộc biểu tình của nhiều giới, nhiều nghề nghiệp tại Pháp cứ liên tiếp xảy ra tại Paris cũng khiến tôi hoang mang không biết sự kiện nào đáng đề cập nhất. Khi lục lại những tấm hình do chính tôi chụp sáng sớm Chủ Nhật ngày 25 tháng 11 năm 2018 tại khu vực biểu tình gay cấn nhất của Áo Vàng ngày hôm trước quanh tượng đài Khải Hoàn Môn của Paris, vô tình tôi lại thấy được tấm ảnh này,

Chụp màn hình báo Le Monde điện tử 16/06/2019. Từ “société” giống cái rất thông dụng nhưng đã được viết với mạo từ “le” giống đực.

Mới xem tôi cảm thấy hơi khó chịu vì những dòng chữ có nhiều chỗ viết sai, cả chính tả lẫn ngữ pháp. Nhưng điều này không lạ vì có vài lần tôi đã phát hiện cả những tờ báo lớn, kể cả Le Monde, có những lỗi sai rất buồn cười.

Tượng đài quốc gia quan trọng bậc nhất Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) và ngọn lửa vĩnh cửu ở Paris bị người biểu tình Áo Vàng xâm phạm, bôi bẩn, viết các dòng chữ: -Áo Vàng Khải Hoàn -, -Macron từ chức. Ngay đầu Đại lộ Kleber, Quận 16, nơi có những dinh thự và khách sạn sang trọng, cách Khải Hoàn Môn khoảng 150m. Dòng chữ: “Hãy đốt phá”, “Dòng thác cách mạng sẽ cuốn phăng tất cả”.

Nhưng nội dung của các dòng chữ trong hình 1 rất ấn tượng đối với tôi, đó là: “Ðối với nhân dân, khởi nghĩa là thứ quyền thiêng liêng nhất, là một bổn phận bắt buộc cần phải thực hiện – Trích Tuyên ngôn Nhân Quyền năm 1793.” Tra cứu thêm tài liệu và xem kỹ lại tấm hình tôi phát hiện ra rằng đã có hai nét bút khác nhau và chính nét bút thứ hai (đậm hơn) đã tự thêm vào những chữ cái khiến cho câu văn thành ra sai phạm cả về chính tả và ngữ pháp. Có lẽ người ta đã cố tình viết thêm để gây ấn tượng hơn cho người đọc. Vì dù sai như thế, nhưng nội dung không thể hiểu sai, nhất là đối với những người đã có kiến thức Nhân Quyền vững vàng. Thực ra, đây là câu trích Ðiều 35 của bản Hiến pháp năm 1793 của Pháp, có nội dung nguyên văn như sau:

Xem thêm:   Cục sắt 2,000 năm

“Quand le gouvernement viole les droits du peuple, l’insurrection est, pour le peuple et pour chaque portion du peuple, le plus sacré des droits et le plus indispensable des devoirs.”

“Một khi chính quyền xâm hại quyền dân thì, đối với toàn dân cũng như đối với mọi cộng đồng dân chúng, khởi nghĩa phải là quyền khẩn cấp nhất trong tất cả các loại quyền, là bổn phận thiết yếu nhất cần phải thực thi ngay tức khắc.” (PHS dịch)

Đại lộ Kleber,Quận 16, “Nổi dậy là đúng đắn”. Đại lộ Kleber, “Macron – thằng con hoang”

Tấm hình 1, tôi nhớ, là ảnh chụp từ một bức tường ven một con phố nhỏ tại Paris. Nhiều tháng sau, khi đi qua đó, tôi thấy các dòng chữ vẫn y nguyên trên tường. Ðiều này nhắc lại cho tôi thấy ý thức, hiểu biết bình dân của người Pháp về quyền được phản kháng, chống đối chính quyền ở một mức độ nào. Trong khi đó ở đất nước Việt Nam yêu dấu của tôi, việc làm ra các áo có chữ “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” hoặc việc đi viết các chữ “HS-TS” ở các khu vực công cộng để xiển dương lòng yêu nước đều vẫn là những việc đòi hỏi phải rất bí mật, can đảm, mạo hiểm. Với lý do này, tôi muốn đưa ra một vài tấm hình do chính tôi ghi lại về tinh thần công dân tự cường của người dân Pháp khi họ muốn chính quyền phải thay đổi hay lắng nghe:

Xem thêm:   Bộ sưu tập Báo Chánh Pháp

Ðương nhiên, những hành động đập phá, đốt phá đó không phải được tất cả mọi người dân Pháp đồng tình. Thậm chí nhiều người đập phá, đốt phá đã bị bắt và phải ra hầu tòa lĩnh án tù. Song, các tờ báo lớn vẫn đưa tin về các quan điểm khác. Ngay cả sau ngày thứ Bảy Ðen đầy bạo lực (24/11/2018) nhiều thăm dò vẫn cho thấy có tới 72% người được hỏi ủng hộ sự xuống đường của Áo Vàng. Nhiều người còn công khai cho rằng chỉ kêu gào suông là vô ích; cần phải có các hành động bạo lực, quá khích để đánh động dư luận, ép buộc chính quyền phải hành động đáp ứng nguyện vọng của dân chúng.

Không những thế nhiều người Pháp còn coi cảnh đốt phá là niềm cảm hứng  về nghệ thuật như những bức ảnh dưới đây tôi chụp vào sáng sớm ngày 25/11/2018:

Người Pháp quả thực rất lãng mạn, nhưng họ không lãng mạn tới mức ngồi im và hy vọng chính quyền sẽ thay đổi.

Những hàng rào thép lớn và vững chãi bị người biểu tình giật đổ. Một chiếc xe hơi bên đường bị người biểu tình đốt cháy.

PHS

20/11/2019