Nhà văn Duy Lam từ trần ngày 4 tháng 2 năm 2021 tại Virginia, hưởng thọ 89 tuổi. Đánh máy lại truyện ngắn Đôi Mắt Ngọc Trai Đen của ông để tiễn đưa một thành viên của Tự Lực Văn Đoàn vừa ra đi.

Trần Vũ

Duy Lam

Người trai trẻ – tên là Thừa, có đôi mắt ngọc trai đen thì thầm bên tai Loan:

– Cô ăn mặc khéo quá!

Loan hơi mỉm cười. Ðôi chân nhỏ nhắn trong đôi giày màu sữa điểm những chấm xanh hợp với những đóa hoa lớn trên chiếc xiêm kiểu mới ngắn ngang đầu gối của nàng, nhẹ hơn, lướt trên sàn theo điệu nhạc chìm và trầm. Loan tò mò đợi Thừa nói tiếp thêm để nàng biết rõ hơn về chàng. Dáng điệu Thừa, ngay khi nghiêng mình mời nàng cũng vẫn ngượng ngập thế nào – sự ngượng ngập ngây thơ và táo bạo.

Thừa chạm khẽ vào má nàng, Loan để yên.

– Chà! Da cô thực mịn… tuy chẳng cần phấn sáp nhiều.

Loan tự hỏi tại sao Thừa lại cố gắng tỏ ra mình rất thành thạo với đàn bà. Nhìn đôi mắt to, lãng mạn của chàng, ai mà chẳng đoán được ngay Thừa chỉ là một tâm hồn trẻ con và say mê trong một thân hình cao, nẩy nở và khuôn mặt xương xương, rám đen.

Loan vẫn yên lặng để mặc Thừa huyên thuyên khen ngợi sắc đẹp của nàng: những lời nói càng ngày càng sống sượng, tuy vẫn lịch sự – một điểm đặc biệt nàng lưu ý ngay ở Thừa. Loan đoán Thừa không thể giận dữ, ghen tuông hay cuồng nhiệt một cách tầm thường như phần lớn các người đàn ông đã tán nàng.

Trên đầu hai người những chiếc đèn giấy Nhật lắc lư nhè nhẹ hơi hư ảo và cười cợt, những khoảng sáng treo lơ lửng cách biệt với những cặp trai gái ồn ào và cử động hỗn độn – vẫn chán nản và gắng gượng – ở phía dưới.

Thừa không nắm chặt tay nàng, những ngón tay rắn chắc và dài mơn man trên những ngón tay nàng, dò dẫm và đòi hỏi. Thừa tự nhiên nói:

– Ta ra vườn đi! Ở đây nóng quá!

Loan cười nhỏ. Lạ thay nàng vừa chợt nghĩ là Thừa sẽ hỏi nàng câu đó.

– Tại sao “chúng ta” lại phải ra vườn? Ở đây không được à?

Thừa không ngượng ngập; buông nàng ra đáp ngay:

– Tại vì có nhiều chuyện.


TIỂU SỬ

Duy Lam tên thật là Nguyễn Kim Tuấn, sinh năm 1932 tại Hà Nội. Ông là con trai của ông Nguyễn Kim Hoàn (quản lý cơ sở xuất bản Ngày Nay – Đời Nay) và bà Nguyễn Thị Thế (em gái của Nhất Linh, Hoàng Đạo và là chị của Thạch Lam). Ông theo học các trường Trung Học Ngô Quyền và Chu Văn An (Hà Nội).
Năm 1953, có lệnh động viên, ông tham gia quân đội, theo học Khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông đã phục vụ trong quân ngũ từ 1953 đến 1975.
Năm 1958 ông gia nhập nhóm Tự Lực Văn Đoàn của nhà văn Nhất Linh ở Sài Gòn. Ông còn là thành viên ban sáng lập và chấp hành hội Bút Việt, sau đổi tên là Văn Bút Quốc Tế Việt Nam. Đã cộng tác với các tạp chí Văn Hóa Ngày Nay, Tân Phong… Bị giam giữ từ 1975 đến 1987. Sống ở Hoa Kỳ từ tháng 12-1990. Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ tài năng


Thừa muốn gì? Nàng có cảm tưởng những lời Thừa nói không thực ý. Chàng chỉ cố đóng một vai kịch – không lấy gì làm khéo lắm. Nhưng những tình cảm nồng nàn và ham muốn của chàng ẩn nấp đâu đây: trong khóe mắt, cử chỉ và cả trong nụ cười hơi cứng mở hé đôi môi dầy của chàng, chạy dọc những vết trũng nhỏ quyến rũ và ấm tựa một con ong vẫy cánh nóng nảy – làm nàng xúc động.

Thừa nói nhiều hơn, liên tiếp, những câu nói thiếu mạch lạc nhưng là lạ và ngộ nghĩnh. Chẳng hạn:

– Mặc đầm quyến rũ hơn vì để lộ chân. Nhưng tại sao cô lại để tóc xõa trên vai? Trông không… élégante hoàn toàn. Ðịa chỉ Loan ở đâu? Hôm nào tôi đến thăm có phiền không? Các cụ nhà có dữ không? Có xảy ra chuyện gì nguy hiểm cho tôi không? Gặp một ông nào chẳng hạn… Thế có nghĩa là tôi định hỏi Loan có hôn phu chưa? Chưa à! Tuyệt quá nhỉ…

Xem thêm:   Chuyện đòn roi

Loan có cảm tưởng nàng sẽ có thể yêu Thừa.

Trên một bực cuối cùng của chiếc cầu thang tối, đầy rác và mảnh giấy vụn, bẩn đến độ quen thuộc. Loan dựa vào tường nhìn chiếc hành lang dài dẫn đến căn gác nàng sống với gia đình. Không hiểu sao Loan yêu hành lang này đến thế. Mỗi khi đi chơi tối về, dù vui vẻ kích thích hay chán nản, nàng bao giờ cũng dừng lại vài phút, trước khi dấn mình vào cái khoảng tối sâu hút, cắt dọc những vệt sáng của vài khung cửa mở để hắt ánh sáng trên sàn đá hoa – không bóng một người, không im lặng lắm vì những âm thanh văng vẳng của radio, âm nhạc tây phương và vài tiếng cười nói mơ hồ.

Loan đi rất chậm – những bước nhỏ ngắn của một cô bé học vũ một mình – đầu hơi cúi, vai trần trắng nhạt.

Một cặp trai gái nhô ra từ một căn gác. Người thiếu nữ cười lả lơi, khi thấy nàng im bặt, ánh mắt soi mói đầy ác cảm: hai lưỡi dao sắc hình như muốn cắt xẻ không thương tiếc khuôn mặt đẹp đẽ, bộ ngực cao, cặp đùi dài thuôn của nàng. Hai người khoác tay nhau đi qua mặt nàng. Người con gái sát mình một cách cố ý và khiêu khích vào thân hình người đàn ông, nói nhỏ vào tai hắn một câu ngắn. Hắn hỗn xược nhìn Loan chăm chăm và huýt sáo thán phục. Chắc khi gặp hắn một mình, nàng sẽ rất kinh tởm và ghét hắn thậm tệ.

Loan chủng chỉnh không muốn mở cửa phòng vội. Nàng không muốn gặp Ban vào giây phút này. Chắc Ban đang chơi cá ngựa với ba nàng và dì Minh, chờ nàng. Ban bao giờ cũng chờ nàng, chàng là hạng người sinh ra chỉ để chờ đợi mong ngóng.

Loan tự hỏi sao nàng còn để Ban đến thăm nàng. Trên chiếc divan ở phòng khách, Ban hay ngồi ghé ở một đầu, còn Loan lơ đãng dựa mình trên chiếc gối lớn riêng của nàng, bọc vải dày màu đỏ sậm chạy ngang dọc những hình vẽ trắng hỗn độn. Loan thường nghĩ đâu đâu và đãng trí. Ban ít nói một cách kinh khủng. Những lời nói của chàng bướng bỉnh như những con hàu bám chặt lấy đá, cạy ra thật khó khăn đến rớm máu ở đầu ngón tay. Cũng có khi Loan bực mình, nhất là khi nàng nhìn xuống bộ ngực bình thản – vì có gì để xúc động, Loan có cảm tưởng nàng và Ban mắc một cái tội không thể tha thứ được là đã phí phạm nhiều thứ: những lời nói êm dịu đùa cợt và thân mật đáng nhẽ phải trao đổi, những chiếc hôn ấm áp – tại sao lại không? Nàng đâu có phải bằng đá. Loan biết Ban yêu nàng, nhưng tại sao chàng cứ ngồi im như bụt mọc, thỉnh thoảng cung kính liếc nàng một cái, đỏ mặt lên và đôi mắt nâu sẫm – đẹp và hiền từ một cách quá đáng – vẫn phẳng lặng tựa mặt nước váng bụi của một chén nước nóng đặt trên một chiếc miếu nhỏ ẩn khuất.

Có một lần nàng đã tự ý đặt nhẹ tay mình lên bàn tay chàng khi hai người nói những chuyện không đâu. Nàng chờ đợi phản ứng của Ban. Nhưng Ban mặt tái lại, nhịn thở, người co rúm trong một dáng điệu đáng thương. Loan đã rút tay về và đuổi Ban:

– Anh đi về đi! Về ngay đi!

Nàng nhìn theo Ban lầm lũi ra khỏi phòng và đột nhiên ghét tất cả ở chàng: những lời nói nhỏ nhẻ, lối phục sức quá ngay ngắn, lịch sự, mái tóc bóng quăn quăn và cả đến những chiếc cravate màu nhã nhặn, Ban bao giờ cũng thắt rất khéo khi đến thăm nàng. Nàng đã xấu hổ, không phải vì đã cư xử bạo tợn và sống sượng, thất vọng thì đúng hơn; giống hồi nhỏ mất hàng giờ cạy trộm một cái hộp khóa kỹ của mẹ nàng, lúc mở được thấy hộp rỗng không: một sự rỗng không trêu tức nàng nghẹn ngào đến trào nước mắt.


Tác phẩm

– Chồng Con Tôi (tập truyện ngắn, 1960)
– Gia Đình Tôi
 (tập truyện ngắn, 1962)
– Cái Lưới (truyện dài, 1964)
– Nỗi Chết Không Rời (truyện ngắn, cùng viết với Thế Uyên, 1966)
– Ngày Nào Còn Đàn Bà (tập văn vui, 1967)
– Lột Xác (truyện dài, 1968)
– Tuyển Tập Truyện Mới (tập truyện ngắn, 1995)
– Thi tập Chân Mây
(thơ, 1996)
– Em Phải Sống (tập truyện ngắn, 1996)
Where The Cloud Ends (cùng viết với An Nhiên, 2007)

Xem thêm:   Con gấu ngựa

Ông Khải ngửng đầu lên nói nhẹ nhàng:

– Kìa Loan đã về!…

Ông ngừng một giây, đôi mắt sâu sau chiếc kính lão gọng vàng sáng lên một ánh tòng phạm khi ngắm cô con gái xinh đẹp đang bước vào phòng, dáng uể oải mệt nhọc và hơi nũng nịu, ông hỏi tiếp:

– Bal có vui không con?

– Cũng không tệ lắm ba ạ!… Trời con mỏi chân quá!

– Con vào thay quần áo rồi ra đây đánh cá ngựa.

Tuyệt nhiên ông không nhắc gì đến Ban, cũng không đả động đến việc Ban chờ nàng suốt buổi tối. Ông bảo dì Minh:

– Minh hộ Loan thay quần áo rồi sửa soạn uống trà và cà-phê. Nhớ lấy hộ tôi mấy tập thơ để trên bàn trong phòng ngủ.

Loan nhìn chiếc đầu dài, tóc tiêu muối của ba nàng, lòng thanh thản hẳn lại. Từ bao năm nay ông Khải vẫn dùng một giọng riêng biệt để nói chuyện với nàng, chưa bao giờ ông căn vặn hay trách mắng nàng. Loan yêu ông, thích ngồi cạnh ông hàng giờ nghe ông ngâm những bài thơ Ðường tò mò theo dõi mọi biến chuyển trên khuôn mặt nét khắc khổ và phong trần của ông, có khi nàng bỡ ngỡ, có khi sờ sợ không đâu, ông có nhiều bộ mặt và con người khác nhau. Loan biết vậy từ khi nàng bắt đầu lớn.

Nhiều tối đã khuya, ông còn ngồi ở bàn làm văn thơ. Loan chỉ việc thò chân đẩy cánh cửa phòng nàng hé mở một chút là đã trông thấy ông, đầu hơi cúi trên những tập sách chữ nho dày, giấy cũ vàng, khuôn mặt mờ ảo dưới ánh nến – ông có thói quen thắp hai cây nến cắm trên chiếc giá bằng gỗ đen bóng. Nàng ngắm ông rất lâu, tay nàng để trên ngực da ấm và phập phồng, hai đùi cặp chặt lấy nhau – thoải mái, thú vị, không sợ bóng tối và quên hết mọi phiền muộn. Nàng thật sung sướng và yên tâm vì biết ông yêu tha thiết một cái gì – thơ, hoa lan, uống nước trà; một điều hiếm thấy ở các thanh niên bạn của nàng.

Tuy nàng đã lớn, ông vẫn thường hay vuốt tóc nàng, rất nhẹ, rất thận trọng, khi nàng nằm dài trên divan cạnh bàn ông làm việc mơ màng ôm gối vào ngực, tóc dài xõa gần chấm đất. Hai cha con ít khi nói chuyện vào những lúc đó. Thỉnh thoảng ông ngâm khe khẽ một câu thơ đắc ý, hí hoáy sửa trên giấy. Khi ông ngừng, nàng giục:

– Ba ngâm nữa chứ ba!

Thực ra nàng không hiểu cái hay của thơ, nàng chỉ thích giọng ngâm của ông.

Dì Minh đứng dậy che miệng, ngáp, vươn vai và vặn mình mấy cái. Sau khi ly dị với mẹ Loan, ông Khải đã lăng nhăng với nhiều người đàn bà đủ mọi hạng trước khi quyết định chính thức kết hôn với dì Minh. Ở dì Minh cái gì cũng tròn trĩnh xinh xẻo hay hay: chiếc miệng chúm chím hình hạt đào, đôi mắt tròn ngộ nghĩnh, đôi vai tròn lẳn và chắc chắn, bộ ngực nẩy nở hơi quá đáng làm căng chiếc áo kimono sặc sỡ, tóc uốn ngắn có những móng cong cong áp trên trán.

Ban ngồi trước mặt dì Minh ngượng nghịu nhìn xuống bàn cá ngựa. Thật lạ! Nàng vừa nghĩ có lẽ Ban sợ hãi và xấu hổ khi phải chứng kiến thân hình nóng ấm của một người đàn bà cử động bên cạnh chàng.

Loan vui vẻ nói với Ban, một sự vui vẻ làm chính nàng ngạc nhiên trước nhất.

– Anh Ban chờ Loan một chút nhé! Loan sẽ ra ngay! Tại anh thường nói không thích bal nên Loan không rủ anh đi cùng, vui lắm.

Ban cười, sung sướng lộ hẳn ra nét mặt. Ngay cả đến chiếc cravate là cứng thẳng của chàng cũng hình như vui vẻ hơn, không còn chỉ là một vật trang điểm trịnh trọng dưới khuôn mặt trắng trẻo và ngăn nắp của chàng – những vẻ mặt ngăn nắp và những xúc cảm ngăn nắp đó là đặc tính cố hữu của Ban.

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 4 tháng 4 năm 2024

Loan chợt vừa liên tưởng đến nụ cười của Thừa khi mở cửa, cầm tay nàng – vẫn hơi quá chặt – tiễn nàng lên xe hơi một người bạn của bà chủ nhà để ra về. Thừa đã nói rất nhanh và khẽ:

– Mai tôi sẽ đến Loan. Tôi không nói dối đâu.

Nụ cười của Thừa và Ban thật khác hẳn nhau: Thừa cười như một người tin chắc mình sẽ chiếm được một đồ vật đẹp chàng mong ước.

Loan đã nhìn qua cửa kính xe, ngắm Thừa ngồi trên chiếc xe gắn máy màu đỏ chói hai tay khoanh trước ngực, bộ quần áo may theo kiểu Ý, ngắn cũn cỡn. Trông chàng trẻ trung và đầy sức mạnh. Ðến mai, Thừa sẽ đến thăm nàng vào buổi sáng. Không hiểu ba nàng có ưa Thừa hay không.

Tiếng cười rúc rích của dì Minh vẳng đến tai nàng, đoạn tiếng ba nàng suỵt và hỏi khẽ:

– Im nào!… Loan đã ngủ chưa?

– Ngủ rồi mình ạ!

Loan mỉm cười. Khi nào ba nàng được dì Minh gọi bằng mình chắc ông vui lắm. Nhiều khi Loan thèm lối sống của dì.

Vừa rồi sau khi Ban đã về, dì Minh vào phòng, ngồi trên giường bóp vai và đùi Loan. Những ngón tay ngắn mát dịu của dì thật khéo bóp nhè nhẹ vai trần của Loan. Dì Minh nói lèm bèm đó là một tật xấu của dì, nhưng nàng vẫn thích tối đến, đèn phòng nàng đã tắt, nằm dài trên giường nghe những câu chuyện ngồ ngộ của dì.

Dì Minh lùa tay vào trong áo nàng vuốt dọc theo sống lưng giọng ngạc nhiên:

– Lưng dài như thế này, da mịn thế này, tại sao Loan không chịu yêu ai hở?… Phí quá!…

Loan cựa quậy nằm nghiêng sang bên vì đệm quá nóng. Dì Minh ngạc nhiên là phải. Tại sao đẹp như Loan lại không lưu ý đến đàn ông và yêu đương, trái hẳn với dì Minh lúc nào cũng phải sống trong bóng một người đàn ông, yêu và thờ phụng đàn ông. Nhiều lần dì làm nàng xấu hổ đỏ mặt vì dì có những cử chỉ, ve vuốt quá nồng nàn nếu không thể nói là suồng sã với ba nàng trước mặt nàng. Những cánh tay trần của dì – dì luôn luôn mặc áo hở cánh tay, giống như những cành quằn quại của một giống cây leo kỳ lạ quấn lấy thân cây cổ thụ khăng khít, ham sống một cách tự nhiên. Nàng không thể tưởng tượng sống không đàn ông dì sẽ ra sao! Dì sẽ già rất chóng, chết khô và mất hết mọi vẻ quyến rũ.

Ðiều khiến Loan ngạc nhiên không phải là tại sao ba nàng lại có thể yêu và sống với một người đàn bà tâm hồn nông cạn và hơi tầm thường như dì Minh, mà vì thái độ của một kẻ phạm tội của ông đối với nàng. Ông luôn luôn có mặc cảm là đã bỏ rơi mẹ nàng, ích kỷ nên đã không làm tròn bổn phận một người cha. Ông hối hận vì Loan không được hưởng những tình cảm yêu thương và che chở của một người mẹ.

Mỗi lần bị nàng bắt gặp đang hôn dì Minh, ông không bối rối nhưng trong đôi mắt long lanh dưới cặp kính gọng vàng và ẩn trong nụ cười nhẹ máy móc của ông, Loan nhận thấy một sự xin lỗi và cần tha thứ, một sự hạ mình trước con gái hơi khôi hài trong trường hợp ông nhưng cũng thật đáng yêu. Ðối với ba nàng, Loan cảm thấy mình đầy sức mạnh, nhưng nàng biết không bao giờ nàng lợi dụng ưu thế đó để bắt buộc ba nàng chìu nàng. Thực ra chưa người cha nào chìu con gái như ba nàng, chìu hết chỗ nói.

Ngực Loan nóng lên và phập phồng thở mạnh. Nàng vừa nẩy ra một ý định táo bạo: ngày mai Thừa đến thăm, nàng sẽ mời Thừa vào ngồi trên chiếc ghế bành màu xanh xám kê trong phòng nàng – hiện giờ vất ngổn ngang chiếc xiêm nàng mặc hồi tối, chiếc áo lót và những đồ vật thân mật với da thịt của nàng: một người đàn bà. Nàng đoán chẳng cần mời Thừa sẽ cũng đòi biết khung cảnh riêng rẽ nơi nàng sống, ngủ, mơ mộng cho bằng được.

(còn tiếp)