LỜI GIỚI THIỆU:

Wendy Nicole NN Duong (Dương Như Nguyện)  là người mà Trẻ đã giới thiệu qua nhiều loạt bài và truyện, thơ đã đăng. Cô là luật sư đầu tiên người gốc Việt được bổ nhiệm vào ghế quan tòa tại thành phố Houston 1992, được Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ vinh danh là một trong những phụ nữ da màu tiên phong của ngành tư pháp Mỹ. Sau đó, cô từ chức thẩm phán Texas để đi nhiều nơi châu Á và châu Âu với tư cách một luật sư quốc tế, đồng thời theo đuổi nghệ thuật trình diễn và văn chương ngoài việc hành nghề luật sư. Trước đó, cô từng dự thi vào chung kết nhạc kịch Miss Saigon năm 1989 ở Nữu Ước.

 Sau cùng, năm 2000, với văn bằng Thạc Sĩ Luật từ đại học Harvard, cô chọn nghề dạy luật toàn thời gian, cống hiến gần 12 năm đời sống nghề nghiệp chuyên môn vào địa hạt giáo dục.

Loạt bài “Nhìn lại hình ảnh phụ nữ Mỹ gốc Á trước thế kỷ 21- Chúng ta phải làm gì từ bây giờ?” được viết trước đây bằng Anh ngữ, nay được dịch ra Việt ngữ bởi Thường Đức Ái và chính tác giả Dương Như Nguyện đã hiệu đính lại để đăng trên Trẻ.

LOẠT BÀI NHÌN LẠI HÌNH ẢNH PHỤ NỮ MỸ GỐC Á TRƯỚC THẾ KỶ 21

Bài 1:

Tôi đi dự thi nhạc kịch Miss Saigon ở Nữu Ước, năm  1989

Trước đây, khoảng năm 1989, tôi có viết một bài về hình ảnh phụ nữ gốc Á trong văn học nghệ thuật Mỹ của thế kỷ 20, sau khi dự thi cuộc tuyển lựa diễn viên cho vở nhạc kịch “Miss Saigon” ra mắt lần đầu ở thành phố New York.

Trong cuộc thi tuyển bán kết “cattle call” ở Broadway, không có ai là Việt Nam thực sự, ngoài tôi. Ở cuộc tuyển lựa, Cameron Mackintosh, lúc đó còn rất trẻ, hỏi tôi tại sao một luật sư lại muốn…đi hát kiểu này. Tôi trả lời, đó là vì … Giọt Mưa Trên Lá!!! Tôi đi dự thi Miss Saigon trong khi chưa có sự đào luyện đúng nghĩa về sân khấu thanh nhạc, bằng cách hát bài Giọt Mưa Trên Lá của Phạm Duy, pha trộn lời Việt với lời Anh, theo lời đề nghị của bác Nguyễn Túc ở Virginia và giáo sư âm nhạc Elizabeth Verenios của đại học American và Catholic, vùng Hoa Thịnh Ðốn. Tôi phải xin nghỉ làm ngày thứ Sáu để lên Nữu Ước dự thi.  Ngày thi thì tôi lại mất giọng vì bị cảm, chắc là vì quá mệt. Trước khi hát, tôi giới thiệu bản nhạc như sau:

Xem thêm:   Nhạc sĩ Văn Phụng đàn cùng ta reo khúc “Ô mê ly”

Mưa là nước mắt của Trời, mà Lá là từ trái tim của Ðất, Khi Mưa gặp Lá, thì đó mới là tiếng lòng của cô em bé nhỏ, Miss Saigon.  Nếu quý vị đem cô em bé nhỏ của Saigon lên sân khấu Hoa Kỳ, thì xin nghĩ đến nước mắt của Trời và trái tim của Ðất. Rain is the tears from Heaven, and Leaves are part of the heart of Earth. When Rain meets Leaves, there lies the voice of Miss Saigon.  If you put on a stage production for the little woman from Saigon, please think of the tears from Heaven and the heart of Earth.     

Nhạc kịch “Cô Gái Sài Gòn,” thập niên 1990.  

Lúc đó, tôi vừa rời công việc ở tổ hợp luật Washington DC., Wilmer Cutler & Pickering, để trở thành luật sư tố tụng Cấp Một cho cơ quan liên bang giám sát thị trường chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Cha mẹ tôi bay từ Texas đến Washington trong thời điểm phiên xử đầu tiên tôi phải xuất hiện ở tòa án để đại diện SEC nhằm truy tố và phạt các chuyên viên kiểm tra kế toán, tranh biện với đội ngũ bào chữa gồm thành viên cao cấp của tổ hợp Arnold & Porter ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Ðầu não đội ngũ bào chữa cho các kế toán viên là một luật sư lão thành trước kia là thành viên trẻ nhất của đội ngũ truy tố Tổng Thống Nixon trong vụ Watergate. Vậy mà bây giờ ông ta lại phải tranh biện với “con bé Việt Nam vô danh tiểu tốt” là…tôi!  Phiên tòa này đem đến tôi kết quả tôi được SEC tăng thưởng lên chức vị tố tụng đặc biệt (Special Trial Attorney), Cấp Ba, ngay năm đầu tiên tôi làm việc cho chính quyền liên bang Hoa Kỳ.

Nhưng ngay sau đó thì vùng Ðông Bắc xôn xao với sự xuất hiện của nhạc kịch Miss Saigon, thực hiện bởi đội ngũ đã thành công rực rỡ với vở Les Miserables, dựa trên tiểu thuyết nhân bản của văn hào Victor Hugo mà tôi coi như thần tượng!!!  Qua năm thứ ba làm việc cho chính phủ liên bang,  sau khi hỏi ý kiến luật sư lão thành Paul Gonson, đại diện cho SEC trước Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (Solicitor General), và cũng là một nghệ sĩ nhảy “tap dancing” rất tuyệt vời mà công chúng bên ngoài SEC chưa chắc đã biết, tôi nghe lời ông, quyết định xin nghỉ gia hạn không lương, để theo học nhạc kịch tại viện kịch nghệ Hoa Kỳ (American Academy of Dramatic Arts), và từ đó tôi có cơ hội trở thành người học vai chính vở “Cô Gái Sài-Gòn,” một loại diễn viên… đàm thụ!)

Xem thêm:   Chu Trầm Nguyên Minh

Tôi viết bài ấy, trong thời điểm ấy, khi tôi còn trẻ và phải chọn lựa những gì mình thích cho cuộc đời, không người hướng dẫn, ngoại trừ luật sư Paul Gonson khi ông và tôi ngồi chung chuyến tàu subway từ văn phòng SEC đi về Northern Virginia một buổi tối đầu Hè năm 1991. Cha mẹ tôi, những nhà giáo tỵ nạn, với lòng yêu thương con gái tuyệt đối, không hề có ý kiến gì trên những chặng đường tôi đi qua, mà chỉ hỗ trợ bằng những cử chỉ ân cần nhỏ nhoi nhưng với tất cả nỗ lực của trái tim cha mẹ, khi cần thiết. Sau cuộc thử nghiệm với sân khấu ở Mỹ, tôi không trở lại SEC để tiếp tục nghề nghiệp của mình với chính phủ liên bang, một quyết định mà cho đến giờ,  tôi thật sự hối tiếc.)

Nữ ca sĩ Phi, Lea Salonga, thủ diễn vai chính trong nhạc kịch Miss Saigon, đầu thập niên 1990.

Trong thời điểm kế tiếp, cha tôi có lẽ đã đưa bản sao bài tôi viết  dưới đây cho giáo sư Lê Văn, cựu khoa trưởng sư phạm thuộc viện đại học Huế. Giáo sư Lê Văn là thầy mà cũng là đồng nghiệp của ba tôi trong nghề giáo. Trong hai thập niên 1980 và 1990, giáo sư Lê Văn tổ chức nhiều hội thảo cho các diễn giả về Việt Học, liên kết với Bộ  giáo dục tiểu bang California ở Sacramento.  GS Lê Văn  nhã ý mời tôi đến phát biểu ở một buổi hội thảo do ông đề xuất, và đón tiếp tôi tại nhà riêng của ông bà. Tôi không được biết giáo sư Lê Văn và các cộng sự viên đã đưa bài viết  của tôi vào hợp tuyển nghiên cứu người Việt gọi là Dòng Việt (Viet Stream), hiện vẫn còn trên mạng lưới. Có lẽ đây là dịp độc nhất tôi được “xuất hiện” qua giấy bút bên cạnh những tên tuổi xuất sắc của thế hệ đi trước, các đồng nghiệp/bạn hữu của cha tôi (cha tôi là một nghệ sĩ tài tử, dưới nếp áo của bục gỗ, phấn trắng bảng đen, từ trước 1975 của cố hương mà tôi đã bỏ lại sau lưng).

Ðây là lý do cá nhân khiến tôi muốn làm sống lại bài viết này thành một loạt bài nhìn lại thế kỷ 20 và hình ảnh phụ nữ gốc Á. Nhưng lý do chính, lý do xã hội bao quát chứ không phải lý do cá nhân, là việc khởi phát phong trào “ME TOO” ở Mỹ, trong đó tôi chưa thấy rõ rệt bóng dáng của phụ nữ Việt, hay gốc Á…

Xem thêm:   Máy cứu rỗi hôn nhân

Lần cuối tôi gặp giáo sư Lê Văn là khi ông bà ghé thăm cha mẹ tôi ở Houston là khoảng năm 1999-2000, trước thiên niên kỷ, thời điểm tôi đang chuyển từ hành nghề luật qua công việc giảng dạy. Khoảng  thời gian đó, trong số bạn bè và đồng nghiệp của tôi, có một ít nữ luật sư đã đưa đơn tố giác ở EEOC  (cơ quan liên bang bảo vệ dân trước vấn nạn kỳ thị), với mục đích khiếu nại, thưa kiện, chống lại các tổ hợp luật sư lớn và các tổng công ty đa quốc gia về tệ nạn quấy rối tình dục. Tôi được người hướng dẫn (mentor), một nữ luật sư kỳ cựu, cố vấn trưởng của một công ty viễn thông Fortune 500, bà bảo rằng các nguyên đơn khiếu kiện hoặc cáo giác nạn kỳ thị hay quấy rối tình dục chắc chắn phải đối mặt với một tương lai bị lọt vào sổ đen, đồng nghĩa với việc ô uế thanh danh và mất luôn con đường sự nghiệp, cho dù mình là nạn nhân. Vì vậy, tốt hơn nên cắn răng cam chịu và tiếp tục xây dựng nghề nghiệp mới, ở một nơi chốn khác.

Tôi không bao giờ quên cuộc bàn luận thân tình rất thẳng thắn này, qua điện thoại với người nữ luật sư kỳ cựu ấy, người đã ngồi ở bực thang cao nhất của địa hạt công ty, thương trường Mỹ:  cuộc đàm thoại khẳng định một thực tế khắt khe trong một nước Mỹ bình đẳng, một xã hội nơi mà mọi người cứ tưởng ai cũng có thể tiếp cận công lý và tự do ngôn luận. Lời khuyên giữ “yên lặng” rất phù hợp với hình ảnh truyền thống của phụ nữ châu Á, phần tử “yếu mềm” của “một nền văn hóa yên lặng, một mô tả khá thịnh hành trong nước Mỹ, rằng phụ nữ yên lặng là những thành viên khuôn mẫu của một “thiểu số yên lặng.” Châu Á yên lặng trong một thế giới không yên lặng.

Hình tập san Dòng Việt tưởng niệm cố Giáo sư Bùi Xuân Bào, dạy văn chương Pháp ở Huế, Đà Lạt và Sài Gòn. Ông là Thứ trưởng Giáo Dục của VNCH, sau 1975 bị đi tù cải tạo.

(xem tiếp bài hai kỳ tới)

Bài 2:

Phong trào “Tôi cũng thế” bắt đầu ở Mỹ