Bài tiếng Anh  của Wendy N. Dương Như Nguyện

Dịch giả: Thường Đức Ái Chân (hiệu đính bởi tác giả)

Tóm tắt: Trong những bài trước, tác giả nhìn lại hình ảnh phụ nữ gốc Á trong thế kỷ hai mươi, ở đủ bình diện đời sống văn hoá nghệ thuật và màn bạc giải trí của Hoa Kỳ.  Trong bài 7 dưới đây, tác giả bắt đầu nhìn lại sự thành công của phụ nữ gốc Á trong cơ cấu truyền thông và thế giới của văn chương. 

LOẠT BÀI NHÌN LẠI HÌNH ẢNH PHỤ NỮ MỸ GỐC Á TRƯỚC THẾ KỶ 21:

Bài 7:

Sự thành công vượt bực nhưng hiếm hoi của

phụ nữ gốc Á trong quá khứ

Xét từng trường hợp cá nhân, những phụ nữ châu Á xuất sắc khác thường đã làm đảo lộn định kiến. Trong những ngày đầu là sinh viên báo chí năm 1976, tôi thường khâm phục nữ phóng viên truyền hình Connie Chung trong những bản tin màn ảnh buổi sáng. Bà Chung lập thân như một phụ nữ có nghề chuyên môn tiêu biểu cho nước Mỹ trong các thập niên 1970-90, một  nhà  báo thành đạt trong giới truyền thanh truyền hình (có  lần  Chung đã là người cạnh tranh chính với Barbara Walters): một  phụ nữ xinh đẹp có tư cách đứng đắn và ăn bận nề nếp phù hợp với vai trò công việc, đủ tầm để kết hôn với một người đàn ông thành công tương tự; lại quyết định chậm sinh con. Cộng thêm những gì có vẻ là một cá tính văn hóa rất mạnh mẽ – tôi đọc đâu đó trong một cuộc phỏng vấn thời gian đầu khởi nghiệp của bà, Connie Chung có lần nói với báo chí kèm theo một nụ cười: “Tôi chỉ là một cô gái Trung Hoa dễ thương.”

Trong các thập niên 70, 80, và 90 của thế kỷ 20, một triệu người chỉ có một Connie Chung. Nhiều phụ nữ chuyên môn khác gốc châu Á giẫm chân tại chỗ mà không có lấy một vinh quang, nỗi đau và chiến đấu của họ không ai biết tới. Sau cùng, họ được cho là những nữ anh hùng châu Á, sinh ra với tố chất phi thường là cam chịu số phận, hy sinh khi được đòi hỏi vì quy tắc ứng xử, miệt mài với những nỗi đau, tận tụy không một chút băn khoăn, chỉ có âm thầm nuốt nước mắt vào lòng. Những người châu Á, thông thường được gọi là “thiểu số thầm lặng,” việc lên tiếng trước công chúng không phải là đặc trưng văn hóa được ưa chuộng trong truyền thống phương Ðông – Chúng tôi thậm chí không được hét to, đòi hỏi hay đánh nhau với ai!!!  Ngay cả chiến trường Việt Nam cũng được mệnh danh là một cuộc chiến tranh du kích, cho dù vũ khí Nga Tầu Mỹ! Một người phụ nữ châu Á đầy tham vọng theo truyền thống thì phải buông rèm nhiếp chính, đứng sau một người đàn ông “bù nhìn,” qua hình ảnh đó mà hợp thức hóa sự hiện diện quyền lực của người phụ nữ đứng sau rèm. Những câu chuyện tương tự phản ảnh cách thức như vậy nhằm kéo bè kết cánh và giở các thủ đoạn, thí dụ như trường hợp Thái Hậu Võ Tắc Thiên nhà Ðường.

Ký giả truyền hình nổi tiếng của hậu bán thế kỷ hai mươi, Bà Connie Chung, người Mỹ gốc Trung Hoa    

Từ thập niên 1950 và 1960, sau thời của người nhận giải Nobel Pearl S. Buck, hàng chục thập niên trôi qua không có lấy một tác phẩm văn chương tầm cỡ tập trung về người phụ nữ châu Á (mãi cho đến năm 2015 thì giải Pulitzer trao cho người gốc Việt đầu tiên lại là tiểu thuyết về nhân vật đàn ông, cái gì cũng làm đúng y theo tiến trình đàn ông Việt tỵ nạn vào nước Mỹ đã hay có thể làm: gián điệp nhị trùng ở miền Nam, con lai Pháp, thuyền nhân, đóng phim Hollywood theo Francis Coppola, kháng chiến Hoàng Cơ Minh, Việt Kiều, rồi vào tù, ôi thôi tất cả không thiếu cái gì, chỉ không ứng cử, thưa kiện, đi lính Mỹ tác chiến bên Trung Ðông, hay làm luật sư, bác sĩ, thẩm phán để đem tiền bạc chức phận cho bản thân và hãnh diện cho cha mẹ, mà thôi!!!).

Xem thêm:   Hoài cổ đầu Xuân

Tuy nhiên, ở thập niên 80, nỗi trăn trở của người phụ nữ Mỹ gốc Á – tiến thoái lưỡng nan trong cuộc sống giữa hai nền văn hóa, bị ám ảnh bởi những bóng ma quá khứ khi lớn lên trên nước Mỹ –  đã bắt đầu được biểu hiện. Thập niên  ấy sản sinh ra hai nhà văn nữ gốc Á, những cuốn sách đầu tiên của mỗi người lập tức chiếm danh sách tác phẩm bán chạy nhất trên thị trường chữ nghĩa của Mỹ. Tác giả Maxine Hong Kingston và Amy Tan là hai phụ nữ di dân gốc Hoa thế hệ thứ hai. Miêu tả quan hệ của họ với người mẹ, người dì, với anh chị em họ, và toàn bộ thế hệ những người phụ nữ di dân gốc Á đầu tiên bị trầm cảm, đè nén, hoài niệm quá khứ, hai nhà văn này phóng chiếu trải nghiệm người Mỹ gốc Á vào dòng chính nước Mỹ.

Nữ văn hào Pearl S. Buck, giải Nobel văn chương, người da trắng con Giáo sĩ Thiên Chúa giáo, trở thành tiếng nói của phụ nữ Á Châu, đầu thế kỷ 20

Nữ văn sĩ Maxine Hong Kingston, gốc Trung Hoa, mở đầu con đường văn chương cho phụ nữ gốc Á, hậu bán thế kỷ hai mươi

Nữ văn sĩ Amy Tan, tiếp nối dấu chân đi của Maxine Hong Kingston

Có lẽ sự thành công của những nhà văn hiếm hoi này có cái gì đó liên quan tới sự kiện sau đây: tính đa dạng tức là diversity đã trở thành “thời thượng” ở nước Mỹ đương đại, phần cuối thế kỷ thứ 20. (Lấy ví dụ, năm 1990, Barbara Bush phát biểu về tính đa dạng diversity trong một bài diễn văn quan trọng, công khai gây nhiều tranh cãi ở đại học Wellesley, một đại học nổi tiếng dành cho các nữ sinh viên ưu tú). Hoặc có lẽ, thành công của Kingston và Tan trong dòng chính chắc phải có cái gì liên quan với sự kiện thương mại thế giới ở vòng đai Thái Bình Dương đã trở nên càng ngày càng quan trọng sau khi Nixon đi Trung Quốc, và do đó, có nhu cầu hiểu biết các cô cậu Thái Bình Dương ở quê nhà, trong lòng nước Mỹ. Có lẽ các thành công về văn chương này minh họa rằng cộng đồng Mỹ gốc Á đang dần dần đảo ngược hình ảnh “thiểu số yên lặng.” Hoặc là, có lẽ Kingson và Tan thành công chỉ vì họ diễn đạt những cảm xúc và trải nghiệm nhân văn phổ quát làm lay động trái tim con người –- các vấn đề như quan hệ giữa mẹ và con, khủng hoảng bản sắc, quá khứ và hiện tại, đấu tranh của con người “mắc kẹt” ở khoảng giữa tranh tối tranh sáng – tất cả các “hội chứng” này đã lên tiếng khẩn khoản khắp nơi, bất kể màu da hay giới tính.

Xem thêm:   Tương lai TikTok có bị cấm ở Hoa Kỳ?

Nhưng, những diễn tả văn chương về những trải nghiệm đau đớn của Kingston và Tan không thay thế được một cấu trúc hỗ trợ có hệ thống, thiếu vắng trầm trọng trong đời sống các nhà chuyên môn nữ gốc Á phổ quát, những người thường bị lãng quên bởi dòng chính nước Mỹ hậu bán thế kỷ thứ 20.

Tiếng nói văn chương được Hoa Kỳ công nhận qua giải Pulitzer năm 2016 lại là đàn ông, Giáo Sư Việt Thanh Nguyễn, với cuốn tiểu thuyết nói về điệp viên cộng sản trong lòng nước Mỹ.

Xem tiếp bàì 8

Phần kết của loạt bài về hình ảnh phụ nữ châu Á từ thế kỷ hai mươi