Bài dự thi số 19

Cách nay hơn chục năm, sau một thời gian yêu thương nhau, anh thanh niên trẻ Danh Thành, sinh năm 1982, trú tại huyện nghèo Trà Cú, tỉnh Trà Vinh quyết định nhờ người quen trong xóm đi hỏi…vợ cho mình là cô gái Ðinh Thị Hoa (ngụ cùng thôn) bởi anh là trẻ mồ côi, được người mẹ gửi cho bà ngoại chăm nuôi từ nhỏ rồi bỏ đi đâu biệt xứ. Ðược phía gia đình người yêu (cũng đơn côi 1 cha 1 con) chấp nhận, đôi bạn trẻ tổ chức một lễ cưới nhỏ nhưng cũng khá trang trọng chẳng bao lâu sau đó. Trong 6 năm chung sống, Thành và Hoa hạ sinh được ba đứa con hai trai, một gái. Ðứa nhỏ hơn kém đứa lớn hơn đúng 2 tuổi. Cuộc sống ban đầu giữa họ cũng tạm yên ả, hạnh phúc chẳng vấn đề gì!

Ðến đầu năm 2017, do quê nhà đang mùa giáp hạt không có việc làm, thế là Hoa – Thành và một số bà con khác cũng là người sống cùng xóm bèn rủ nhau tìm về Sài Gòn sinh nhai bởi nghe nhiều người chung quanh thường tán rằng ở thành phố dễ kiếm tiền hơn, thậm chí đi làm tạp vụ, phụ hồ tuy chẳng được nhiều tiền nhưng nói chung “có còn hơn không”!

Lên Sài Gòn, cả gia đình năm người của vợ chồng Hoa – Thành thuê một căn phòng trọ nhỏ nằm trong con hẻm nhỏ ở Linh Trung, Thủ Ðức. Ban đầu Thành xin được chân làm thợ hồ, tuy nhiên chỉ được hơn năm thì anh bị tai nạn do bất cẩn té ngã giàn giáo từ trên cao, bị gãy xương sống, chủ thầu và các anh em đồng nghiệp góp nhau hỗ trợ được chút ít tiền nhưng sau đó phải nằm liệt ở nhà, không làm gì được nữa. Cô Hoa ngày ngày đi mua các thứ ve chai, đồng nát vừa tranh thủ việc cơm nước, chăm con. Khi chồng thất nghiệp do bệnh tật thì một mình cô phải bươn chải lo cho cả gia đình. Cuộc sống lam lũ, thiếu thốn ấy đã sớm lấy nhanh sắc vóc của Hoa. Chưa được 40 tuổi nhưng nhìn cô trông như người đàn bà trung niên đã bước vào tuổi xế chiều.

Khu xóm trọ nghèo   

Khi Sài Gòn bước vào đợt dịch cúm Tàu lần thứ tư. Dịch bệnh tàn khốc giống như giữa thời chiến tranh. Chính quyền cho người đi giăng mắc khắp nơi dây kẽm gai, khung rào chắn, công an dân phòng túc trực canh gác ngày đêm. Suốt mấy tháng giãn cách, Hoa không có việc làm. Chút tiền bạc tằn tiện dành dụm cuối cùng cũng cạn kiệt. Cả 5 miệng ăn chỉ còn biết trông chờ vào lòng tốt của vài ông bà mạnh thường quân, khi mang cho túi gạo, mớ khoai lang, bó rau, mấy bìa đậu hủ, chai nước tương, bịch muối…

Xem thêm:   Đà Lạt & phượng tím

Những ngày Thủ Ðức trở thành “điểm nóng” với số ca nhiễm ngày càng tăng cao, con hẻm nơi tọa lạc dãy phòng trọ của Hoa ở cũng bị “đánh úp”. Nhiều gia đình ở đây lần lượt mắc bệnh cúm Tàu và gia đình Hoa cũng không ngoài ngoại lệ. Cả Hoa, Thành và 3 đứa con được phía cảnh sát và bộ phận y tế địa phương đưa đi cách ly bắt buộc tại bệnh viện dã chiến thu dung bên quận 2. Anh Thành do sức đề kháng yếu, lại có bệnh nền, không thể qua khỏi sau chừng mấy ngày ho sốt. Ðứa con út nhỏ năm nay mới 8 tuổi của Hoa cũng chung số phận, đi theo cha nó chỉ trong vòng gần 1 tuần lễ, cũng vào thời gian đang được cách ly ở khu tập trung. Ở quê nhà, qua thông tin của những người quen cho biết cha cô cũng qua đời vì cúm Tàu, chỉ cách non một tuần lễ sau ngày anh chồng Hoa mất!

Thảng thốt với những mất mát quá lớn bất ngờ, Hoa chỉ biết ôm siết 2 đứa con nhỏ còn lại khóc không thành tiếng. Cô không thể ngờ ngày chia ly những người thân yêu của mình lại chóng vánh đến thế! Nhìn chung quanh mọi người cũng không hơn gì. Với các nạn nhân qua đời vì cúm Tàu, họ hầu hết ra đi trong đơn độc, cũng không nhiều người thân, không nhiều lời trăng trối. Mọi thủ tục hỏa táng người chết đều do chính quyền địa phương thực hiện cũng như bàn giao lại hũ tro cốt cho thân nhân người chết sau hơn 3 tuần đưa xác đi thiêu trong những chiếc xe đặc chủng âm thầm, không kèn, không trống và dĩ nhiên cũng không ai được theo đưa tiễn.

Cô Hoa nhân vật chính trong bài

…Ngay khi có nhiều người được trở về nhà từ bệnh viện dã chiến thu dung, tôi (tác giả) vội nhờ anh Ðức – cũng là một người quen tìm thuê một chiếc xe tải nhỏ chở đủ số gạo, rau củ, một ít nhu yếu phẩm đến khu phòng trọ nhằm giúp đỡ các bà con nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Trước đó tôi cũng đã trình bày toàn bộ sự việc với ban điều hành khu phố và công an phường cùng lên kế hoạch đồng ý cho phép nhóm từ thiện chúng tôi được ghé thăm và ủy lạo cho bà con.

Xem thêm:   Thân thương hai tiếng "Mình ơi"

Căn phòng trọ chưa tới chục mét vuông ẩm thấp của mẹ con cô Hoa nằm cuối dãy trọ nghèo như bóp nghẹt trái tim chúng tôi. Trên bàn thờ được lập tạm không có nổi các bức di ảnh để Hoa và các con cùng nhau hương khói. Chỉ có hai chén cơm trắng cùng bát nhang đơn sơ. Hỏi ra mới biết tro cốt những người chết đã được bà con chung quanh mang gửi tạm giúp bên một ngôi chùa gần đó. Trong suốt buổi thăm viếng ấy, Hoa chẳng nói gì nhiều. Cô chỉ khóc và khóc. Cầm chiếc phong bì bên trong có hai tờ bạc 500 nghìn đồng do anh trưởng nhóm của chúng tôi trao, cô nghẹn ngào nói: “Có được số tiền này, em sẽ rửa hình thờ, mua chút quà bánh cúng, sau đó thu xếp đưa tro cốt chồng và con em về quê…”.

Bẵng đi một thời gian, tới ngày 1/10/2021 là thời điểm chính quyền thành phố Sài Gòn cho phép nới lỏng giãn cách, hầu hết các rào chắn, dây kẽm gai được gỡ bỏ. Thành phố như được hồi sinh. Tiếng chuông chùa cạnh đó dường như muốn chìm lẫn giữa ồn ào tiếng còi xe buổi sáng. Tuy nhiên lúc này cô Hoa đang thu xếp các thứ hành lý để cùng hai con trở về quê nhà mà trong bụng cô cũng không nghĩ được khi nào họ mới có dịp quay lại nơi này. Vừa gói ghém các thứ mà đôi mắt Hoa cứ u buồn xa xăm…

Xem thêm:   Suy Đi Ngẫm Lại (03/28/2024)

Người dân nhận quà từ thiện của các mạnh thường quân

Dòng người đổ về các tỉnh miền Tây chật kín khắp các con đường. Chiếc xe Cub 70 đời cũ cà tàng cứ chết máy liên tục. Cô Hoa đèo hai con, vừa đi vừa nghỉ mệt. Hành trang của họ thật ra không có gì nhiều ngoài tờ giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính, hai hũ tro cốt cùng ít quần áo, chăn mền. Dọc đường, cả ba mẹ con được người dân tốt bụng ven quốc lộ phát cơm, nước, sữa, lại còn cho mấy lít xăng miễn phí. Sau gần 8 giờ đồng hồ di chuyển, ngoại trừ lúc dừng lại uống nước và ăn trưa, cả ba mẹ con Hoa cũng về tới nơi. Căn nhà cấp bốn dột nát đã lâu không được cải tạo tu sửa. Mạng nhện giăng đầy. Trong nhà mà hệt ở ngoài sân. Rêu xanh phủ kín góc chân tường. Rác rến ùn lấp tứ phía… Hoa xót xa, tự nhủ: “Bây giờ không còn cha, không có ai leo lên nóc nhà vá lại mảnh tôn rách, chống đỡ cây cột nghiêng…”.

Từ đó ngày qua ngày ba mẹ con Hoa chỉ biết quanh quẩn cùng nhau. Sáng ra sau vườn mót mớ rau dại, trưa ra con kênh trước nhà bắt ốc mò cua, buổi chiều lót dạ với mấy củ khoai lang khoai mì, sống lây lất qua bữa. Rồi sau một trận mưa đêm, cá ếch thi nhau nhảy lên bờ. Ba mẹ con Hoa lại được bữa ăn có cá, có ếch. Nhìn hai đứa con thơ dại, trái tim Hoa như được xoa dịu bởi những điều bé nhỏ, bình an. Thầm mong khoảnh vườn, ruộng lúa, bờ kênh che chở, sưởi ấm cả ba mẹ con sẽ tiếp tục vượt qua được những tháng ngày khốn khó…

BTH