Auckland là thành phố lớn nhất của New Zealand, nằm ở phía Bắc của Đảo Bắc, khí hậu ôn hoà. War Museum of Auckland là một trong những viện bảo tàng lớn nhất nước, với nhiều hiện vật cổ xưa hiếm quý. Đặc biệt là khu vực về lịch sử người thổ dân Maori và các dân tộc Polynesian ở các vùng đảo khác trong Thái Bình Dương, còn được gọi là Oceania, tức Đại Dương Châu. (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

 

 

 

Các nhà nhân chủng học nghiên cứu về dân đảo ở Đại Dương Châu phát hiện ra có 5 nhóm ngôn ngữ chính thuộc dòng họ Austronesian Language Family (xem bản đồ), cùng một nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, trong đó một phần là Việt Nam. Các giống dân này rời đất liền để phiêu lưu ra Thái Bình Dương từ khoảng 3,000 đến 3,500 năm về trước nhờ biết làm thuyền có thể chịu sóng lớn để đi xa. Họ hầu hết đều có tục xăm mình và ăn trầu. Biết đâu truyền thuyết 50 người con theo Mẹ xuống biển của ta đến từ chuyện này. (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

Chìa vôi têm trầu của thổ dân đảo. Nhai trầu không những là một phong tục dân gian mà còn được xem là một phần quan trọng của đời sống, đủ để người ta chế biến các dụng cụ thông thường thành những món đồ có tính nghệ thuật cao. (ảnh: ianbui/Trẻ)

Xem thêm:   Chuyện nhân duyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dụng cụ giã cau và ống đựng trầu. (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồ chơi của trẻ em. Những hình tượng chim cò làm ta liên tưởng đến hình chim Lạc khắc trên trống đồng của người Việt cổ. Tuy nhiên, trong tất cả các hiện vật tại đây ta thấy gần như không có đồ đồng, kể cả vũ khí. Mọi thứ đều làm từ những vật liệu thô sơ có sẵn như gỗ, lá, đá, xương thú, xương cá v.v. Những dụng cụ để xăm mình cũng làm toàn bằng xương; còn đá thì được dùng để đẽo gỗ và khắc chạm. Có thể kỹ thuật làm đồng xuất hiện sau khi dân đảo rời đất liền, hoặc cũng có thể vì trên các vùng đảo không có kim loại cho họ dùng. Dù gì chăng nữa, nhìn nếp sống của các dân đảo ta có thể mường tượng ra phần nào sinh hoạt của các bộ lạc người Việt cổ. (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồ chơi trẻ em, và cũng có thể cho người lớn. Hai con vụ được bào gọt nhẵn nhụi. Không biết họ dùng kỹ thuật gì, vì ngày xưa đâu có giấy nhám? (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây không phải là đồ trang sức của phụ nữ, mà là tiền. Không rõ một xâu như vậy trị giá bao nhiêu, đổi được những món gì, nhưng hệ thống tiền tệ dùng sò ốc này chứng tỏ xã hội thời đó đã khá văn minh nề nếp. Ngày nay, vòng vàng của quý bà cũng có thể xem như một dạng tiền, nhất là ở những xứ bán khai nơi người dân không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng nhà nước. (ảnh: ianbui/Trẻ)

Xem thêm:   Hàng rào gỗ nào tốt nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhạc khí Putatara – tạm dịch là “kèn ốc”. Phần ống thổi phía trên làm giống như hình dương vật, được khắc chạm tinh vi, kể cả chỗ để miệng thổi. Phần thân ốc phía dưới thì lại giống như âm hộ của phụ nữ. Nhìn qua các hiện vật khác ta cũng thấy hình ảnh bộ phận sinh dục của đàn ông và đàn bà được các dân tộc đảo sử dụng khá nhiều. (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bức tượng gỗ (trái) và chiếc mặt nạ (phải) của thổ dân Vanatua đậm nét phồn thực. (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bức tường ghi tên những người Tân Tây Lan đã bỏ mình trong các cuộc chiến ở nước ngoài. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Tân Tây Lan chủ yếu làm những công việc thiên về y tế hơn là đánh giặc nên tỉ lệ thương vong khá thấp. (ảnh: ianbui/Trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số kỷ vật được binh sĩ New Zealand mang về từ Việt Nam. Trong số những hiện vật được trưng bày nơi đây còn có một lá cờ của MTGPMN đã bạc thếch; nó là chiến lợi phẩm tịch thu được sau một trận đánh. Giờ đây mấy ai còn biết mặt mũi nó ra sao, mà nếu có biết cũng chẳng ai muốn nhớ. (ảnh: ianbui/Trẻ)