Thấy nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết xưng là Tiến sĩ NSND thì nghệ sĩ cải lương Kim Tuyến ở quận Cam, thủ đô của người Việt tị nạn CS tại Hoa Kỳ đặt quá nhiều dấu chấm hỏi:

– Bạch Tuyết không học trung học, không học đại học thì làm sao có bằng tiến sĩ?

– Bạch Tuyết không rành tiếng Anh làm sao vào thư viện của Anh đọc sách và tài liệu?

– Bạch Tuyết không nói và viết lưu loát tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ðức thì làm luận án tiến sĩ bằng tiếng gì? Không lẽ làm luận án ở ngoại quốc mà dùng tiếng Việt?

– Bạch Tuyết có biết rằng mọi người đều biết trên thế giới có nhiều bằng tiến sĩ danh dự được cấp do sự giới thiệu hay quen biết. Có các trường đại học dỏm, không được chấp nhận, chỉ cần nộp cho họ vài ngàn dollars là có bằng tiến sĩ giấy?

Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết    

Tui cũng muốn đem mấy cái hồ nghi, mấy cái thắc mắc nầy đi hỏi Tiến sĩ NSND Bạch Tuyết như nghệ sĩ cải lương Kim Tuyến hỏi. Nhưng nghĩ tới, nghĩ lui, suy đi tính lại thấy không cần nữa đâu. Vì mới đây, ông Nguyễn Ðình Thi, Hiệu trưởng Sân khấu – Ðiện ảnh Hà Nội đã đề xuất NSND được tính tương đương như tiến sĩ.

Như vậy chúng ta sẽ có Tiến sĩ Kim Cương, Tiến sĩ Út Trà Ôn, Tiến sĩ Bảy Bá.  Tiến sĩ Bạch Tuyết bóng nhẫy, mướt rượt như tắm xà bông Cô Ba có 72% dầu dừa.

Nghệ sĩ cải lương Kim Tuyến

Thế nên xin đừng có nói danh xưng tiến sĩ nầy do bả ‘nổ’ như đẻ ở Trảng Bom, nổ ‘banh ta lông’ đó nhe bà con!

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

Rồi nhân NSND Diệp Lang vừa mới qua đời ở quận Cam, Hoa Kỳ, Tiến sĩ NSND, cụ bà Bạch Tuyết có viết như vầy: “Ở tuổi 79 chứng kiến những cuộc ‘di cư’ của người thân, bạn bè đồng nghiệp… lần lượt ra đi em đã quen dần với điều đó… Ấy vậy mà nhận được tin buồn của anh… em vẫn cứ day dứt và đau lòng khó tả…”

Nghệ sĩ cải lương Diệp Lang

“Chuyến đi bão táp” năm 1984 với vở Ðời Cô Lựu… Ðó chính là cuộc hội ngộ đặc biệt trong cuộc đời làm nghệ thuật của cả hai. Trong cuộc đời của cô Lựu (vở cải lương Ðời Cô Lựu) có rất nhiều lần kết hợp với ông Hội Ðồng (Ðều là những nghệ sĩ tên tuổi và giỏi nghề). Ấy vậy mà, chỉ riêng ông hội đồng của anh là khiến cho cô Lựu đau đớn và nặng lòng nhất với từng câu thoại rất ư là “hội đồng Thăng”

“Từ ngày bà bước chân vô cái nhà này, tôi chưa bao giờ thấy bà nở với tôi một nụ cười, gương mặt lúc nào cũng trầm tư? U uất, nặng nề, âm trì địa ngục. Mười mấy, hai mươi năm rồi bà chờ đợi ở cái gì…Còn cái gì nữa mà bà chờ đợi, xương cha nó cũng mục nói chi là xương con…”

Nghệ sĩ cải lương Thành Được

Một vở cải lương đã gần 40 năm mà đi đâu làm gì khán giả cũng nhắc nhớ… đó là phước báu của Tổ dành tặng cho cả ‘ekip’ mình… Bài viết ký là:  Em Bạch Tuyết.

Xưng em; vì ông Diệp Lang 82 tuổi; còn bà cụ Tiến Sĩ NSND Bạch Tuyết cũng đã 79 tuổi rồi. Cái tuổi con cháu đùm đề, gần đất xa trời thì nói dóc làm chi cho chúng nó khi?

Xem thêm:   Kế Sách

Nói dóc ở đoạn nào? Ở đoạn: “Anh em nghệ sĩ chúng tôi đã bịn rịn chia ly Nguyễn Minh Thành (nghệ sĩ Thành Ðược) thủ vai đầu tiên vì “sự cố bắt cóc”, anh phải rời đi… đến một quốc gia khác…”

Không tin vụ em Bạch Tuyết nói anh Thành Ðược bị bắt cóc, tui bèn lục lọi trên web thì thấy như vầy: “Nghệ sĩ cải lương Thành Ðược là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam thập niên 1980. Vào năm 1984, khi lưu diễn ở Tây Âu, ông đã đào thoát tìm tự do bằng cách lẩn trốn khỏi đoàn diễn. Thành Ðược đã được những người ủng hộ tại Châu Âu giúp đỡ, bao gồm việc cung cấp chỗ ở và thức ăn, để ông có thể tự lập cuộc sống mới. Trong thời gian đó, ông cũng đã tham gia các hoạt động vận động chống lại chính quyền Cộng sản ở Việt Nam.

Bảo Huân

Sau khi sống ở Châu Âu một thời gian, Thành Ðược đã được chính quyền Pháp cấp thị thực và cho phép định cư tại nước này. Tại Pháp, ông tiếp tục hoạt động nghệ thuật và trở thành một trong những nghệ sĩ nổi tiếng của cộng đồng người Việt tại Pháp. Sau khi sống ở Pháp một thời gian, Thành Ðược chuyển đến Hoa Kỳ và định cư tại tiểu bang California. Ông đã mở một nhà hàng cùng vợ tại thành phố San Jose, California. Bên cạnh đó, Thành Ðược cũng tiếp tục hoạt động nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa, giao lưu giữa cộng đồng người Việt tại Mỹ.”

Xem thêm:   Để trả lời một câu hỏi

Theo tui đoán mò nhưng chắc trúng: “Một nước Tây Âu như nước Ðức, có luật pháp đàng hoàng mà có cái vụ Thành Ðược bị bắt cóc nữa sao ta? Tội “kidnap” (bắt cóc) là một tội nặng, tù mọt gông chớ hổng phải chuyện giỡn chơi. “Tội bắt cóc là hành vi phạm tội nghiêm trọng, khi một người khống chế, ép buộc hoặc bắt cóc một người khác mà không có sự cho phép của nạn nhân hoặc của pháp luật. Tội bắt cóc là một trong những hành vi đe dọa tính mạng và tự do cá nhân của nạn nhân, do đó, bị xem là một tội ác đặc biệt nghiêm trọng và bị trừng phạt nghiêm khắc ở hầu hết các quốc gia.

Tại Ðức, theo Ðiều 234 của Bộ luật Hình sự, tội bắt cóc bị xem là một tội ác nghiêm trọng và bị xử theo cách nghiêm khắc. Nếu bị kết án tội bắt cóc, bị cáo có thể bị phạt tù từ 1 đến 15 năm, hoặc thậm chí có thể bị kết án tù chung thân. Ngoài ra, nếu hành vi bắt cóc gây ra thương tích, tổn thất tài sản, hoặc các hậu quả khác, bị cáo cũng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân”

Bằng cớ là ngày 25, tháng Bảy, năm 2018, Tòa án ở Berlin, Ðức đã tuyên án một người Czech gốc Việt, 3 năm 10 tháng tù vì tội tham gia giúp đỡ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về Hà Nội xử hai án chung thân.

Cụ bà Tiến sĩ NSND Bạch Tuyết mới đây có kể lại chuyện nghệ sĩ Thành Ðược bị bắt cóc? Bà con trong nước khen nức nở: “Bà tiến sĩ kể chuyện lâm li quá. Có thể dựng thành tuồng đấy!”.

DXT