Chuyện rằng: Năm Tự Ðức thứ mười lăm (1862), ông Phan Thanh Giản vâng mạng triều đình vào Nam nhậm chức Kinh Lược ba tỉnh Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

Khi đến Gia Ðịnh, ông ghé Gò Vấp để viếng tôn sư Võ Trường Toản. Lúc gần đến nhà tranh của thầy thì ông truyền xếp võng điều và lọng lại. Ông xuống đi bộ vào bái thăm thầy.

Thầy trò gặp gỡ nhau khôn xiết vui mừng, vì cách nhau đã nhiều năm! Hỏi thăm việc, hàn huyên xong rồi, ông Phan Thanh Giản bái tạ thầy mà đi Vĩnh Long.

Ông dâng lên cho tôn sư hai nén bạc để uống trà. Tôn sư Võ Trường Toản đáp lại, cho học trò cũ của mình một chục trái bắp! Ông Phan thọ lãnh bắp của tôn sư cho, bèn bổn thân xách lấy, chẳng để cho quân lính nó cầm. Ði một đỗi xa ông mới truyền sửa võng lọng mà lên lại.

Thiệt là tình thầy trò giữa những con người có học và có hạnh! “Gặp vận vinh vang thêm toại chí, nhớ thương sư phụ phận con em!”

o O o

Ðó là tình nghĩa thầy trò hồi xưa. Năm 1975, CS Bắc Việt xích hóa được Miền Nam. Ngạc nhiên thay, thầy cô ‘bị’ chúng xưng tụng, thổi phình lên như bong bóng bay lên tới tận mây xanh.

Nào là kỹ sư tâm hồn, nhà giáo nhân dân (chớ không phải nhăn răng).  Rồi mười năm trồng cây; trăm năm trồng người.

Và bà con mình mới biết ngày 20 tháng Mười Một hằng năm là “Ngày nhà giáo”. Ðói chết cha mà ngày nầy học trò chỉ tặng hoa thay vì cho thầy cô vài lít gạo.

Chắc thấy mấy cô đói quá xá, đói lòi cả hai cái lỗ tai, nên mấy năm trước, bọn quan lớn thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh rủ rê một đám cô giáo đi ‘tiếp khách’. Cả đám mất nết nầy nhậu, hát hò để ôm vai, bá cổ để ‘an’ rồi ‘ủi’ mấy cô.

Quan lèng èng cỡ cấp thị xã, bọn bồi bút báo quốc doanh nó đâu có ngán. Nó la rùm lên là: “Sao tụi bây lại dám điều mấy cô giáo đi ‘tiếp khách’?”

Hồi xưa trong Nam, động từ phụ nữ ‘tiếp khách’ nghĩa là đi làm gái, đi ‘tiếp khách’ làng chơi. Tui e mấy nhà báo nầy dám ám chỉ cái vụ mấy quan khoái nhậu thịt sống nhưng sạch lắm đó đa. Vì đất Hà Tĩnh có núi Hồng Lĩnh, có dòng sông Lam, chính là quê hương của thi hào Nguyễn Du tác giả truyện Kiều. Thúy Kiều từng ‘tiếp khách’ Thúc Sinh: “Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng. Ðêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?”

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

Thì thử hỏi mấy con heo nọc Hồng Lĩnh nầy lúc ăn nhậu ngà ngà rồi cọ quẹt, bốc hốt tùm lum. Nếu cô giáo đã có chồng hay có người yêu rồi thì họ nghĩ ra sao? Mấy ổng có đành nhắm mắt làm ngơ?  Ðành nuốt nhục mà chấp nhận cho người vợ trẻ hay người yêu của mình đi ‘tiếp khách’ hay không?

o O o

Cái xã hội thời CS, đạo đức tôn sư trọng đạo đã suy đồi đến thế thì không phải chỉ quý cô bị làm nhục mà ngay cả mấy ông giáo già nó cũng không tha.

Ninh Bình, mấy năm trước, có Trùm CSVN rùm beng về thăm trường cũ. Báo chí quốc doanh Miền Bắc đua nhau liếm gót Trần Ðại Quang. Tụi nó ca là: “Với thầy và trò Trường THPT Kim Sơn B (Ninh Bình), Chủ tịch nước Trần Ðại Quang không chỉ là người trò giỏi, người con ưu tú của quê hương, người từng bắt đom đóm làm đèn để học. Ðó là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó để bao thế hệ học sinh noi theo.”

Rồi quan chức sở tại bắt Vũ Xuân Sinh, Hiệu trưởng trường nầy phải ‘bợ đít’ Trần Ðại Quang. “Lần về dự khánh thành trường năm 2016, Chủ tịch nước đã căn dặn thầy trò cố gắng dạy và học để xứng đáng với những thế hệ đi trước.

Nghĩa là Trần Ðại Quang về trường với tư cách là học trò cũ nhưng dạy lại cả thầy trường nầy. Vậy là thầy bèn hô khẩu hiệu hạ quyết tâm: “Dạy tốt! Học tốt!” Cái gì cũng tốt hết ráo! Kể cả chuyện tào lao Bắc đế cũng tốt. “Giờ hay tin bác mất, thầy trò nhà trường rất đau buồn nhưng hứa sẽ cố gắng hơn nữa trong dạy và học để xứng đáng với lời căn dặn của bác”

Xem thêm:   Đầu dê; thịt chó?

(Xin độc giả chú ý cách tên bồi bút nầy dùng chữ ‘bác’ để nịnh. Nhưng nó cũng chơi đểu, nó không viết hoa chữ bác. Viết hoa là ‘Bác’ khác. Không viết hoa, chữ bác có nghĩa là anh. Tay nầy hỗn, hắn dám kêu Chủ tịch nước VNCS là anh).

Không những thế, chúng còn bắt ông Phạm Thạnh (81 tuổi) là Hiệu trưởng năm xưa đã từng dạy dỗ Chủ tịch nước Trần Ðại Quang phải nịnh.

Hơn 80 tuổi, mái đầu đã bạc trắng, nặng tai; nên mỗi khi nói chuyện với khách, thầy Thạnh luôn phải có vợ túc trực bên để…phiên dịch. Dẫu nghễnh ngãng như vậy nhưng thầy của Chủ tịch nước Trần Ðại Quang tự hào kể chuyện trò cũ: “Có lần xem báo thấy học trò của mình tiếp xúc gần gũi với đồng bào dân tộc trong Tây Nguyên, thầy đã nghĩ: “Anh ấy rồi sẽ là Ðinh Bộ Lĩnh thứ 2 của Ninh Bình”. Ha ha!

Bảo Huân

o O o

Báo chí quốc doanh trong Nam thấy đồng nghiệp ngoài Bắc nịnh dơ như vậy, dẫu lòng ấm ức nhưng vẫn phải ráng chờ Trần Ðại Quang đi bán muối rồi mới dám lôi Francois Sadi Carnot, Tổng thống nước Pháp về thăm thầy cũ trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư của mấy thầy Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc và Ðỗ Thận soạn do Nha Học chính Ðông Pháp xuất bản ra mà chửi một bài là: “Nhân một lần về thăm quê nhà, khi đi ngang qua trường làng, trông thấy người thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã rất già nhưng vẫn còn đi dạy, ông Carnot ghé vào, đến ngay trước mặt người thầy cũ, lễ phép: “Chào thầy, con là Carnot, thầy còn nhớ con không?”.

Ông Carnot, Tổng thống Pháp, không yêu cầu chính quyền địa phương ‘tiền hô hậu ủng’ đón mình, cũng không cần dọn dẹp trường lớp, trang hoàng lộng lẫy, với hàng rào danh dự học trò để chào mừng.

Ðối với người thầy giáo già, cũng chẳng cần biết có ‘ông lớn’ nào tới, chẳng cần chạy vội ra cổng trường xum xoe đón tiếp rồi hộ tống vào lớp xem xét, huấn thị này nọ. Thầy vẫn dạy học bình thường như mọi ngày. Tổng thống Carnot quyền uy hôm nay vẫn là cậu học trò nhỏ tinh nghịch của ngày xưa đã từng bị thầy véo tai, bắt phạt quỳ gối.

Xem thêm:   Kế Sách

o O o

Bây giờ là chuyện tình thầy trò mới vừa xảy ra bên Úc! Một trong những vỡ diễn coi bộ rất ăn khách suốt 5 tuần vận động tranh cử vừa qua là tuồng: “Tui nghèo nhưng tui hổng có ngu!”

Ðảng Lao Ðộng Liên bang Úc sau 9 năm làm đối lập vừa thắng cử, chiếm được chánh quyền. Tân Thủ tướng Anthony Albanese hay khoe: “Tui không có Tía. Má tui làm nhân viên vệ sinh, chuyên nghề quét dọn, lau chùi. Tui ở ‘housing’, (nhà chánh phủ cho dân nghèo mướn). Giờ tui là Thủ tướng thứ 31 của nước Úc Kangaroo.

Thấy tuồng ăn khách quá xá, quà xa nên giờ kép Jason Clare ra hát bài ‘Trường cũ tình xưa’! “Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ. Cây dương đầu trường còn khắc hàng tên. Thầy đó trường đây bạn hữu đâu rồi?”

Thông thường, những người làm quan lớn ở Úc xuất thân từ những trường tư rất xịn. Trường xịn chặt phụ huynh mỗi năm hàng chục ngàn đô tiền học phí cho con. Ðầu tư như vậy không bao giờ lỗ cho dù cậu ấm, cô chiêu học dở ẹc. Sao kỳ vậy? Dễ hiểu mà bạn học đứa nào cũng giàu, lớn lên, là bạn học cũ dựa vào nhau thành băng đảng rất dễ kiếm lợi danh.

Tuy nhiên cũng có quan lớn học trường công ở khu vực nghèo vì nhà nghèo.

Cabramatta thủ đô của người Việt Nam tị nạn ở Úc có trường công lập Cabramatta Public School. Dân biểu Jason Clare, có vợ Việt Nam, là tân Bộ trưởng Giáo dục Liên bang Úc mới trở về thăm trường cũ. Jason Clare ôm người thầy cũ là cô Fry rồi tấm tức khóc. Cô Fry xoa lưng trò cũ để ông Bộ trưởng Giáo dục Liên bang dằn cơn xúc động.

(Sau bao nhiêu năm, Jason Clare giờ là sếp của nhiều sếp của cô Fry; nghĩa là nó là sếp bự nhứt, nhưng nó không ăn chuối)

Kết luận tuồng về thăm thầy cũ của Úc có nước mắt. Tuồng của CSBV thì diễn hài. Jason Clare diễn giỏi. Còn Trần Ðại Quang giễu dở.

ĐXT