Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, một người tuổi trẻ, phải xa quê, đi vào một cuộc chiến mà không biết ngày mai sống chết ra sao nên: “Mai ta đụng trận ta còn sống. Về ghé Sông Mao phá phách chơi. Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm. Ðốt tiền mua vội một ngày vui!”

Với tui, thơ ai viết sao tui để vậy. Tui không dám sửa một chữ nhứt một. Là nhà thơ nổi tiếng, tui đoán chọn một chữ cho thật đắt, đôi khi ổng phải trằn trọc suốt mấy đêm liền.

Nhưng anh bạn trẻ của tui, cũng có máu văn nghệ, tánh hơi ngang tàng nên dám phán rằng: “Mai ta đụng trận ta còn sống” nên thay bằng chữ ‘Lỡ mai’ hay hơn nhiều. Lỡ mai là có chút ân hận! Sao bạn lính của mình chết để riêng mình còn sống?

Chú em nho nhỏ nầy năm nay chưa tới sáu mươi, chưa ăn đáo tuế. Chiến tranh vệ quốc của miền Nam chống lại bọn CS Bắc Việt xâm lược, chú em chưa tới 18 tuổi, tuổi lính. Trong bữa nhậu tân niên, chú nghe bậc đàn anh, tức là tui, đã từng đi lính, từng lội ra tới Vùng Một Chiến Thuật, nên hỏi: “Anh có ngủ đò sông Hương ngoài Huế không? Em nghe thiên hạ xầm xì là ‘đã quá đã’! Sao ‘đã quá đã’ vậy anh Hai?”

Nghe chú em hỏi vậy, tui bèn tự ên dàn ý, sắp xếp ý tứ thứ tự lớp lang cho hợp lý rồi tui cũng tự ên trả lời cho thằng em nắm rõ cái sự tình. Cho chú em nắm được cái chuyện nó ‘đã ơi là đã’, ra làm sao để nó thèm nhểu nước miếng chơi.

Ngủ đò’ hay ‘ngủ giả đò’? ‘Ngủ đò thiệt là đêm trăng thanh, gió mát, mơ màng giấc điệp, ke chảy đầy mồm. Nhưng tay nào ngây thơ lắm mới xuống đò sông Hương mà ngủ thiệt! Còn sự thực trần truồng nhong nhỏng là cha nào bước xuống đò sông Hương đều cố ý ngủ giả đò hết ráo. Ðó là chuyện trần tục giữa giống cái và giống đực, giữa ‘female’ và ‘male’.

Ðời mà có những chuyện tế nhị nếu nói trần trắng trợn ra, nó mất hay cái tiếng Huế của quê mình. Thế là ngủ đò sông Hương có hai tiếng lóng rất hay là: ‘Ngủ chay’ và ‘ngủ mặn’?

Xem thêm:   Chủ tiệm nước

Hồi còn đi lính, tiền lính tính liền, có đồng nào xào đồng nấy; vì tui còn độc thân tại chỗ, chưa vợ con gì. Nhưng giờ cắt nghĩa cho chú em nầy nghe, tui sợ con vợ tui nó nổi ghen (sảng) lên, làm ẩu (như Thị Quờn đốt chồng hồi năm nẳm ở Sài Gòn) làm tiêu tùng bộ đồ giữa của tui hết ráo là báo.

Nên tui giả bộ là con nai vàng ngơ ngác, đạp lên lá vàng khô, cắt nghĩa đen chuyện ‘ngủ chay’ là: Dọc theo dòng Hương giang, phía dưới cầu Trường Tiền có một bến đò ‘dã chiến’. Nơi đây luôn có vài chục chiếc đò nhỏ đậu rải rác ngày cũng như đêm để rước khách nhàn du.

Khách có thể là bạn văn nghệ, bạn thơ, bạn nhậu xuống để đàn hát, ngắm trăng và ngâm thơ. Bởi Huế là đất thơ, đất của những tao nhân mặc khách; xưa giờ cũng vậy! Lên đò xong, khách có thể đặt mua một vài thức uống (thường là rượu) và vài món nhắm. Chủ sẽ đưa đò ra khỏi bờ và thả dọc theo dòng Hương giang nước lững lờ, nhẹ nhàng trôi xuôi ra hướng biển. Thời gian trên thuyền có thể một, vài giờ hoặc cả ngày, đêm tùy hai bên thoả thuận.

Ðó là ngủ chay! Còn ngủ mặn (đoạn nầy tui nói nhỏ chỉ đủ cho chú nó nghe) là đem một ngã ba sung sướng của riêng mình hoặc của chủ đò tiến cử (dắt mối) xuống đò sông Hương.

Khách, một đôi nam nữ, có thể là Từ Hải râu hùm, hàm én, mày ngài và Thuý Kiều dày dày đúc sẵn một toà thiên nhiên xuống để đánh cờ người, để pháo nổ đùng ra ‘chiếu’!

Tui hồi đó hổng có làm cái vụ nầy rồi nhưng tui biết. Có những chuyện mình chưa hề làm mình cũng biết đó thôi. Ðứa nào, ‘bà’ chưa khảo mà chú mầy thày lay, lẹ miệng, huỵch toẹt khai ra hết ráo là ngu lắm đó!

Xem thêm:   Kế Sách

Mấy anh mình (khoảng 70 đổ lên) xưa đi lính, ‘tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày, áo đường xa không ấm gió phương xa, nghìn đêm vắng nhà’ ra Quảng Trị, Vùng Một, đánh nhau với bọn CS Bắc Việt, lúc về Huế, thằng lớn dưỡng quân, ‘thằng nhỏ’ lại hành quân, khoái ‘công đồn đả viện’ đều biết tỏng cái vụ nầy!

Tiền nhiều (vì trong rừng cả tháng) thì ‘ngủ đò’ nguyên đêm. Tiền ít vì lỡ đánh bài thua hết ráo thì ‘lắc đò’ chút chút, làm tài tử màn bạc Ðại Hàn: Choi Song Dong (‘Chơi Xong Dông’)

Tóm lại, ngủ đò hay lắc đò trên ‘Sông Hương’ nghĩa là: xuống đò mà ngủ với mấy chị em ta, ‘o’ gái Huế! He he!

Bảo Huân

o O o

Ông Bùi Giáng, người Duy Xuyên, Quảng Nam, hồi sanh tiền ra Huế, từng phán rằng: “Dạ thưa phố Huế bây giờ! Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”. Nghĩa là Huế xưa sao giờ vậy chớ không có cái vụ thương hải biến vi tang điền gì ráo trọi. Rồi gần đây, tui nghe mấy cha xứ Huế trở về rồi trở qua nói nhỏ vô lỗ tai tui trong bàn nhậu là nó còn tưng bừng gấp trăm lần xưa nữa. Mấy giả nổ bốp trời thiên là đã về để ‘ôm Huế vào lòng sẻ chia đắng cay gian khổ mặn nồng’ Rồi bay lại qua đây, khoe khoang thành tích. Thiệt là cái miệng nó hại cái thân. Con vợ nhà của mấy chả chắc chắn trăm phần trăm sẽ ‘tra hỏi’, rồi đôi khi ghen quá mất khôn sẽ tăng cường độ lên là ‘tra khảo’. “Về Huế, anh có đi ngủ đò, lắc đò không vậy?” Nếu có, thì cái chắc ông anh mình bị con sư tử Hà Ðông nó bẻ giò (giữa) về cái tội ngủ đò!

Xin thành kính phân ưu, thành thật chia buồn với ông anh mình đã già mà còn khoái chuyện trăng hoa! Tức khoái ngắm ‘Hoa’ (danh từ riêng nên viết hoa) dưới trăng bàng bạc dải sông Hương.

o O o

Huế là đất thần kinh, là cố đô, đẹp và thơ. Huế có hai câu lục bát hồi xưa mà tới khi CS chiếm được cố đô vẫn còn chính xác như một lời sấm tiên tri: ‘Sông Hương nước chảy lờ đờ, Dưới sông có đĩ, trên bờ có vua!’ Vua đây là Hồ Xuân Mãn, Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm:   Hủ tiếu?

Chuyện rằng: Một hôm, Hồ Xuân Mãn cùng một số đệ tử vào một nhà hàng ở ven đô. Một tiếp viên trẻ, đon đả mở bia cho các ‘quan’. Cầm lòng không đậu trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình, Hồ Xuân Mãn ghì đầu cô ta rồi hôn đánh chụt một cái vào má. Cô tiếp viên xứ Huế đã đáp trả ngay lập tức. Một cái tát như trời giáng vào mặt của ‘vua’! Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như sóng thần xuất hiện!

Ðó là chuyện xảy ra vào năm 2005 và năm 2010 Hồ Xuân Mãn được đảng CS phong cho làm ‘Anh hùng lực lượng vũ trang’. Cả đống chuyện ruồi bu, bê bối, ăn chơi dơ dáy không chỉ bọn CS ở thành ủy Huế mới có. Mà nó có đều trời từ khi CS chiếm được Miền Nam.

Tui nhớ nhà thơ Thảo Am (1881 – 1968) ở Huế hồi xưa với hai vần thơ bất hủ: ‘Núi Ngự không cây, cu ngủ đất. Sông Hương vắng khách, đĩ kêu trời”

Hồi chiến tranh ác liệt, sống nay chết mai, vùng đất nào có lính tráng, là những chàng trai trẻ đang ‘sung’, giã nhà đeo bức chiến bào, đi qua đều có cái vụ ‘ăn bánh trả tiền’ chớ không riêng cái đất Thần Kinh mới có ngã ba sung sướng đâu nhe!”

Xin bà con xứ Huế đừng cho tui là cái thằng cà chớn! Sao tui dám nói xấu Huế mộng mơ, Huế xứ thơ bằng chuyện trần tục, ‘ẹc ẹc’ dơ đến thế? Nghe phát ớn!

Bà con xứ Huế tình cờ đọc bài nầy, nếu hiểu lầm tui như vậy rồi ‘sạt xà bông’ vô mồm tui đắng nghét cho nó sạch, cho tui tởn tới già không dám viết bậy bạ về Huế của em thì tội nghiệp cho tui lắm lắm! Xin: Kính báo và kính cáo!

DXT