Năm 1975, tháng Tư, khi xe tăng T54 của Tàu Cộng do CSBV lái ủi sập cổng Dinh Ðộc Lập khởi đầu một thời Bắc Thuộc mới. Miền Nam lệ thuộc vào Miền Bắc. Cả nước lệ thuộc vào Trung Cộng.

Ðại lộ Thống Nhứt dẫn CSBV vào Dinh Ðộc Lập. Miền Nam gọi Nhứt chớ không phải là Nhất. Phi trường Tân Sơn Nhứt. Ðường Thống Nhứt bị CSBV đặt lại là Thống Nhất. Rồi thành đường Lê Duẩn để ghi công ông ta chiếm được Miền Nam bằng máu của người Miền Bắc. Lê Duẩn dắt nhân dân cả nước vào Sở Thú ở cuối đường. Lê Duẩn muốn biến người dân Miền Nam văn minh thành khỉ Trường Sơn hết ráo.

Về văn chương, dưới sự chỉ đạo của đao phủ thủ văn nghệ Tố Hữu, CSBV huỷ diệt nền văn chương VNCH bằng nhiều cách. Ðốt sách, bắt người viết sách tức các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo VNCH phải đi cải tạo. Hành hạ họ bằng đói rét, bịnh tật đến phải bỏ mạng trong tù.

Rất nhiều nạn nhân không kể xiết vì chưa được thống kê đầy đủ do CSBV che giấu những tài liệu khách quan lưu trữ về tội ác nầy.

Chúng ta có thể kể ra vài nạn nhân CSBV nổi tiếng như nhà văn Hồ Hữu Tường, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, nhà biên khảo về lịch sử Phạm Văn Sơn…

Cũng có những người nổi tiếng được CSBV tha mạng vì thấy lợi dụng được. Bọn bồi bút tay sai được lịnh viết bài tung hô, đội cho những con người làm văn nghệ nầy một cái nón cối.

Nhà văn Sơn Nam

 

Cái thâm độc của sách lược nầy một là khoá miệng những người có ảnh hưởng với người dân Miền Nam để họ không dám công khai chống đối. Vì há miệng mắc quai! Hai là làm cho người dân Miền Nam yêu tự do căm ghét vì nghĩ họ đã trở cờ…

Xem thêm:   Khăn choàng tắm?!

Nhà văn nhà biên khảo Sơn Nam là nạn nhân của chánh sách thâm độc nầy. Cho dù hơn 60 năm cầm bút, Sơn Nam chỉ đeo đuổi một đề tài: “Tìm hiểu, khảo cứu và ghi chép lại ký ức khẩn hoang của người miền Nam.” Sơn Nam cho rằng: “Ðem việc khẩn hoang làm đề tài ‘ăn khách’; vì nó còn luẩn quẩn trong ký ức tập thể của người Sài Gòn và các tỉnh lỵ phía đồng bằng. Ðánh cọp, bắt sấu – lươn – rùa – ếch – rắn.

Sơn Nam quan niệm là: “Mô tả việc khẩn hoang thời Pháp thuộc để khơi dậy sự đấu tranh, hòa quyện với thiên nhiên để sống còn, chống cường hào ác bá thời Pháp. Viết nghiêm chỉnh, thật lòng, không cường điệu, tức là mình đã có chánh nghĩa”.

Năm 1962 thời VNCH,  Tuyển tập “Hương rừng Cà Mau” được nhà Phù Sa của nhà văn Ngọc Linh xuất bản tại thủ đô Sài Gòn làm nhà văn Sơn Nam trở nên nổi tiếng.

Hầu hết các truyện ngắn này hấp dẫn ở chỗ Sơn Nam cũng lấy bối cảnh từ đồng bằng sông Cửu Long. Từ tính cách nhân vật cho đến ngôn ngữ đối thoại cũng đậm đặc bản sắc của con người miền Nam nước Việt.

Nhà văn Bình Nguyên Lộc nhận xét: “Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt.

Xem thêm:   Anh Hai Nổ

Nhưng đó là một tâm hồn đẹp biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Ðức Trấn ở Tây Giang, có khác lọ hoa Ý Ðại Lợi ngày nay và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình chẳng hạn nhưng phải nhìn nhận rằng cái đẹp Sơn Nam là bất hủ”.

Thời VNCH, Sơn Nam đã có những tác phẩm khảo cứu nổi tiếng: ‘Tìm hiểu đất Hậu Giang’ (1960), ‘Nói về miền Nam’ (1967), ‘Người Việt có dân tộc tính không?’ (1969),

‘Văn minh miệt vườn’ (1970), ‘Miền Nam đầu thế kỷ XX – Thiên địa hội và cuộc Minh tân’ (1971), ‘Gốc cây, cục đá và ngôi sao’ (1973), ‘Lịch sử khẩn hoang miền Nam’ (1973)…

Một số tác phẩm của nhà văn Sơn Nam

Thời CS, từ năm 1975 trở về sau, ông vẫn tiếp tục với ‘Ðồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa’, ‘Người Sài Gòn’, ‘Gia Ðịnh xưa’, ‘Bến Nghé xưa’, ‘Nghi thức lễ bái của người Việt Nam’, ‘Ðình miếu và lễ hội dân gian’, ‘Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian’, ‘Tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long’…

Ông vẫn lầm lũi, cần mẫn đi theo ‘Hương rừng Cà Mau’ của mình dù thời cuộc có đổi thay.

Quan niệm sống hiền hòa, nhẫn nhịn, không chịu bon chen, giẫm đạp lên người khác có lẽ là do ông biết nghe lời thân mẫu của ông.

Trong hồi ký, ông có nhắc một chi tiết rất cảm động: “Quần áo được mẹ tôi may tay cho rẻ hơn may máy. Trước khi đi học xa, mỗi năm về nhà có mấy tháng hè, mẹ tôi buồn buồn nhìn đứa con yêu quý là tôi, căn dặn nhiều lần. Bấy giờ đâu vào khoảng năm 1937, đại khái tôi còn nhớ như sau: “Ráng học cho vẻ vang dòng họ mình, mình là dân U Minh, ai cũng chê dốt nát, quê mùa, áo mốc, chân phèn….

Xem thêm:   Hùm Xám Cai Lậy.

Lời dặn sau cùng mà mẹ tôi nhắc đôi ba lần là nên nhường nhịn bất cứ ai. Mình yếu đuối, ốm o thì nên tránh chuyện nổi nóng, chửi thề, đánh đấm. Ði học nơi xứ người, rủi có bề gì, không ai bênh vực”.

Cuối cùng, Sơn Nam muốn chứng tỏ với độc giả một điều: thiên chức của một nhà văn là viết cho người dân chớ không viết cho chế độ.

Những người cầm bút xưa giờ khi muốn viết về Miền Tây họ thường tìm đến những tác phẩm của ông mà tham khảo. Tác phẩm của ông là tấm lòng của ông với người dân nơi chốn ông đã sanh ra.

Nhà văn Sơn Nam qua đời ngày Thứ tư, 13 tháng 8 năm 2008. Ngày âm là 13 tháng Bảy năm Mậu Tý 2008. Ðám giỗ là phải theo ngày âm. Ngày 13 tháng 7 âm lịch năm nay, ngày giỗ của ông là thứ Tư, 10 tháng 8 năm 2022 dương lịch.

Nhân ngày đám giỗ của nhà văn Sơn Nam, một nhà báo CS trong nước viết là: “Nhà văn Sơn Nam sinh ngày 11-12-1926 tại vùng U Minh Hạ thuộc huyện An Biên, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.” (Viết U Minh Hạ là sai. U Minh Hạ là vùng Cà Mau! An Biên, Rạch Giá là U Minh Thượng?!) Ông Sơn Nam hồi sanh tiền nói muốn viết văn là phải biết Sử Ðịa, ông nhà báo nầy hổng nghe nên viết trật lất.

14 năm, ngày Sơn Nam mất, tôi nhớ và tôi xin cám ơn ông.

ĐXT