Nhà văn Sơn Nam mất vào ngày 13, tháng Tám, năm 2008, thọ 82 tuổi tại Sài Gòn nơi ông sống và viết từ năm 1955 đến cuối đời. Và được an táng tại Hoa Viên nghĩa trang Bình Dương.

Ngày 13 tháng Tám năm 2009, theo dương lịch, nhân giỗ giáp năm Sơn Nam, nhà thơ Kiên Giang, bạn văn nghệ cùng thời và là người cùng quê Miệt Thứ, Kiên Giang có viết: “Sống thì xuôi ngược bôn ba. Chết nằm đất nghĩa, vẫn là cố hương. Ðây Bến Cát: Ðất Bình Dương. Sơn Nam vào giấc miên trường ngàn Thu”.

Tây nó bắt nhà văn nổi tiếng của nước Pháp phải nằm đất ‘nghĩa’ như CS đối xử tàn tệ với những nhà văn Việt Nam.

Như Victor Hugo, thế kỷ thứ 19, tác giả “Les Miserables” (Những người khốn khổ) “The Hunchback of Notre Dame (Thằng gù ở Nhà thờ Ðức Bà) mất năm 1885, tại Paris, thọ 83 tuổi. Hơn 2 triệu người đổ về thủ đô để dự đám tang của nhà văn.

Victor Hugo được an táng tại Ðền Pantheon ở Paris. Và thành phố, thị trấn trên toàn nước Pháp đều có tên đường Victor Hugo.

Thắm thoát đã 10 năm, một thập niên, một khoảng thời gian khá dài trong đời người ngắn ngủi, bụi thời gian đã phủ mờ năm tháng; tuy nhiên vẫn có nhiều người vẫn còn tưởng nhớ tới Sơn Nam; vì ông vẫn còn là một ngọn lửa âm ỉ cháy trong đám than bùn vùng U Minh, ở phương Nam.

muoi-nam-van-nho-son-nam

Bảo Huân

o O o

Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11, tháng Chạp, năm 1926 tại ấp Giữa, xã Ðông Thái, quận An Biên, tỉnh Kiên Giang. Ðó là tên chánh thức trong sổ bộ. Nhưng bà con mình gọi đây là vùng Miệt Thứ, kinh thứ 6, do xáng của Tây đào từ năm nẳm để xả phèn từ rừng U Minh ra biển Rạch Giá.

Sơn Nam, trong hồi ký, kể rằng: Thuở sơ sinh ông được bà Cà Xúc, một người phụ nữ Khmer, cho bú thép, là một người Mẹ thứ hai vì tới lúc học lớp 5 (Tức lớp Một bây giờ), qua cầu khỉ cũng được bồng qua.

Rồi năm đó, ở chùa Khmer, xứ Sóc Xoài, bày ra lễ ‘Chôl Chnăm Thmây’, mừng năm mới (thường vào khoảng trung tuần tháng 4 dương lịch) trong 3 ngày.

Trước bệ Phật, tại chánh điện, người ta đào một lỗ khá to, nói là trẻ con muốn điều gì thì cha mẹ nên bỏ xuống lỗ những món có ý nghĩa, như cây kim, sợi chỉ để con gái may vá giỏi, khi lớn lên.

Xem thêm:   Kế Sách

Người giàu sang thì bỏ xuống đó vài lượng vàng, vài chiếc cà rá, kiếp sau sẽ giàu hơn kiếp nầy (Chính vì vậy nhà của người Khmer có thể nhỏ và nghèo; nhưng chùa Khmer rất lớn).

Hôm ấy, thân mẫu của Sơn Nam nhờ nhũ mẫu Cà Xúc mua cây viết, bình đựng mực, cái tập giấy để cho con tới đó bỏ xuống, trước bàn Phật, lấy phước trong cõi đời nầy. “Người ta đi chùa, đông lắm, ai tin trời Phật thì má cũng tin”.

Mẫu thân của Sơn Nam chắc chỉ mong con mình có chút chữ nghĩa để độ nhựt sau nầy.

o O o

Nhà nghèo, nhờ học giỏi nên được học bổng, ông qua Cần Thơ học trường Trung học Phan Thanh Giản.

Chín năm kháng chiến chống Pháp chấm dứt, ông về thành rồi lên Sài Gòn theo nghiệp viết văn, cộng tác với các báo: Nhân Loại, Công Lý, Ánh Sáng, Tiếng Chuông, Lẽ Sống…

Sơn Nam mỗi tuần có một truyện ngắn trên Nhân Loại như: Hương rừng Cà Mau, Tình nghĩa giáo khoa thư, Hát bội giữa rừng, Mùa “len” trâu. Những truyện ngắn nầy được nhà văn Ngọc Linh, chủ trương nhà xuất bản Phù Sa gom lại, in thành tuyển tập Hương Rừng Cà Mau.

Tuyển tập nầy đã đưa Sơn Nam trở thành một nhà văn tiêu biểu cho miền U Minh, sông nước quê mình.

Ðám văn nghệ sĩ lớp trẻ sau 75 gọi Sơn Nam nhiều cái biệt danh như “ông già đi bộ’, “ông già Nam Bộ”, “pho từ điển sống về Nam Bộ”.

Dẫu vậy, Sơn Nam vẫn không được mời tham gia Ban biên soạn bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” vốn có rất nhiều phần nói đến các địa danh Nam Bộ. Chẳng qua những tay bồi bút CS có chút đỉnh chức quyền ganh tị đấy thôi.

Rồi cũng có tay ‘cà chớn’ ở Bắc Ninh, ngoài Bắc, tìm cách xỏ xiên ông rằng: “Nhà văn Sơn Nam có lỗ tai đạt kích cỡ khoảng 7cm x 20cm. Có lẽ vì vậy mà ông… nghe được lắm chuyện xưa tích cũ hay ho về vùng đất Nam bộ để viết lại thành nhiều tác phẩm giá trị về đất nước, con người Ðồng bằng sông Cửu Long. Có đúng vậy không nhà văn?”

Chú em hỗn hào nầy, ngu ngơ không biết mình đang đứng trên ‘ổ kiến lửa’ còn dám cầm cây chọc vào ‘ổ ong vò vẽ’ của vùng rừng tràm ngập mặn Cà Mau:

Xem thêm:   Đầu dê; thịt chó?

“Tai tôi quả là cũng có to hơn người bình thường một chút, nhưng không phải vì do nghe nhiều mà tai to đâu. Thiếu gì người “tai to mặt lớn” mà chẳng bao giờ biết lắng nghe gì cả.”

o O o

Bà con mình, ai cũng đã từng bực bội vì bị hành hạ về cái vụ hộ khẩu hồi CS mới chiếm Miền Nam. Và những nhà văn, vốn lang bạt kỳ hồ, rày đây mai đó, luôn bị công an khu vực sách nhiễu, gây phiền toái thì hỏi làm sao mà không bực bội cho được chớ?

Nhân đám tang nhà thơ Bùi Giáng, có đám tai to mặt lớn, ăn ké chút danh, hiện diện, được hội Nhà văn cho đại diện để đọc điếu văn. Cơ hội bằng vàng để: ‘Anh Giáng ơi! Sinh thời anh ăn mặc xốc xếch, áo trong dài hơn áo ngoài… nhưng văn thơ của anh ngay ngắn đường hoàng. Anh có nề gì cháo chợ cơm hàng, cả cơm thừa canh cặn, nhưng câu chữ anh xài sạch sẽ, ý tứ sáng trong. Cả đời anh lang thang khi chùa khi chợ có cố định đâu đâu, mà bữa nay anh đi có quân canh lính gác, có vòng hoa của thành ủy-ủy ban, có Hội nhà văn, vậy là anh có hộ khẩu Sài Gòn rồi đó nghe anh.”

Nhưng không phải chỉ lần đầu, mà trước đó truyện Âm dương cách trở, Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu. Ông nói: “Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi.” Anh công an hỏi: “Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?” Ông già nói: “Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn.”

Tóm lại chánh sách hộ khẩu để theo dõi, kiểm soát, kềm kẹp người dân lương thiện là một chánh sách ba trợn, khùng khùng, điên điên của những kẻ bị hoang tưởng nhìn đâu cũng thấy kẻ thù!

Xem thêm:   Hủ tiếu?

Nhà văn chỉ có ngòi bút, ngoài ra không có quyền lực nào đủ để bảo vệ bản thân mình. Khi gặp rắc rối bực bội thì lâu lâu ‘sùy’ ra một chút cho đỡ cơn tức giận thế thôi.

Nhà văn Sơn Nam vốn hiếu hòa, chín bỏ làm mười “Với tôi, hạnh phúc lớn nhất là không gây thù chuốc oán với ai, không ai ghét mình. (Nếu lỡ người ta oán ghét mình thì cũng đành cam chịu!) Chỉ cần có người tới thăm nói dóc chơi.”

Chắc có lẽ vì thuở xưa, rời nhà đi học xa, mẫu thân ông có dặn rằng: “Ði học xa nhà, thân thể ốm yếu tránh đừng sanh sự với ai. Lỡ có chuyện gì thì hổng ai binh!”

o O o

Sau 75, thời cuộc đổi thay, Sơn Nam cũng đổi đời ‘từ nghèo sang mạt!’ Trong bài “Cầu xin hai chữ bình an” ông kể lại những ngày đầu khi Sài Gòn thất thủ!

“… Hai ngày qua, nhiều sự việc xảy ra. Ở phường vài cậu đến, kẻ ăn nói cộc lốc, kẻ rất nhã nhặn. Nhưng nói chung, ai cũng bảo tôi nên ‘kiếm cơ sở’ xác nhận…. Quả thật, tôi không phải là đảng viên cộng sản, là người có dính líu với cơ sở nào cả. Họa chăng tôi là người trong ban chấp hành của Hội Văn Bút (Pen Club), một tổ chức nghe ra thì ‘quốc tế’ nhưng chắc là không được ưa thích.

Vài người bạn hiền lành thủ thỉ với tôi chuyện ‘vượt biên’ nhưng tôi chẳng cần nghe. Tôi chẳng biết tiếng Anh, nghĩ rằng hồi xưa biết chút ít chữ Pháp là đủ rồi. Chẳng có bà con, anh em nào ở nước ngoài cả, dòng họ bà con xa gần của tôi, tất cả đều còn ở U Minh… Quan điểm của tôi là cứ quê hương ‘là đủ rồi’.”

Mười năm một quãng thời gian quá ngắn trong văn học sử. Sau nầy, đất nước chắc chắn được tự do. Hổng lâu đâu! Quyền tự do ngôn luận sẽ được phục hồi. Trắng đen tỏ rõ.

Những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam (loại bỏ những cái đoạn bị bọn bồi bút văn nô CS bắt buộc thêm vô nó mới đăng) những hạt ngọc đó sẽ được lớp hậu sanh chùi sạch những vết nhơ bên ngoài để sáng rỡ lên cho mà coi. Tin tui đi!

DXT

Melbounre