Lời tòa soạn: Đập nước là một lợi thế và cũng là một yếu điểm. Nó có thể cung cấp nước uống và điện năng, nhưng cũng có thể là một quả bom mềm với sức công phá không thua kém bom nguyên tử. Chính vì vậy, đôi khi TQ rải quân đội dày như cám, với những hệ thống phòng không tối tân nhất, và lực lượng bảo vệ đập Tam Hiệp tinh nhuệ không thua kém đội quân bảo vệ Trung Nam Hải…

Cầu và đập Hoover. Nguồn. Zimbio

 

Trong Thế chiến 2, khi quân đội Ðức Quốc Xã đã xâm lăng khắp Châu Âu, Nga và Bắc Phi, họ vẫn có tham vọng tàn phá các mục tiêu quan trọng của Mỹ. Các mục tiêu họ chọn có tác động về tâm lý và cùng lúc phá hủy các cơ cấu hạ tầng quan trọng liên quan tới chiến tranh.

Những nơi được chọn để tấn công như thành phố New York, Washington D.C, các cơ xưởng quốc phòng ở Detroit và Hoover Dam. Bao nhiêu kế hoạch đã trình làng, vài cái không hợp lý và hao tốn nhiều so với kết quả. Tuy nhiên, có kế hoạch được chấp thuận, được thử nghiệm hoặc đưa vào hành động. Một trong các kế hoạch ấy là tấn công Ðập Hoover đã được thực hiện qua nhiều cách.

Đức Quốc Xã âm mưu ném bom đập Hoover. Nguồn. the-wanderling.com

Suốt Thế Chiến 2, một trong trong các dự định đánh sập Ðập Hoover là dùng tàu ngầm, như tên của một bài báo online “Tàu ngầm Ðức tấn công Ðập Hoover”. Nội dung bài báo xoay quanh một âm mưu có thật vào cuối năm 1944 trong thời kỳ Quốc Xã, họ muốn tàn phá Ðập bằng cách đi ngược giòng sông Colorado từ biển Cortez tại Mễ Tây Cơ bằng loại tàu lặn được võ trang đầy vũ khí.

Văn bản cho biết: Bộ Ngoại Giao và Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Mễ Tây Cơ chứng minh rằng vào năm 1939, trước khi có chiến tranh với Mỹ, 5 năm trước khi trận tấn công bằng tàu ngầm bị tố cáo, các đặc vụ Ðức đã rình rập trong nỗ lực tàn phá con Ðập và bị bắt gọn vì chuyện đó. Ngay cả sau 5 năm chiến tranh, người Ðức vẫn còn theo đuổi âm mưu này.

Pháo đài bí mật canh giữ đập Hoover. Nguồn. Mark Henle, Mark Henle.The Republic

Tối ngày 30-11-1939, Bộ Ngoại Giao nhận báo cáo từ Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Mễ Tây Cơ cho biết một âm mưu đánh bom tháp dẫn nước vào Ðập Hoover. Họ đã phát giác đặc vụ Ðức tại thành phố Mexico City với kế hoạch tấn công Ðập nhằm tê liệt công nghiệp sản xuất về hàng không ở Los Angeles. Việc này sẽ hoàn thành bằng cách cắt đứt đường vận chuyển điện cao thế của Ðập. Hai đặc vụ Ðức cư ngụ tại Las Vegas, một người là chuyên viên đầy kinh nghiệm về chất nổ đã nhiều lần tới Ðập để quan sát khả năng thực hiện kế hoạch. Họ dự định thuê một chiếc thuyền giả vờ câu cá và dùng nó để gắn bom vào tháp dẫn nước của Ðập.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Tháng 4-1942, 5 tháng sau vụ Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, bộ Phim “Kẻ phá hoại” được công chiếu. “Trong phim một anh hùng làm việc tại công xưởng Quốc Phòng ở Nam Cali khi kẻ phá hoại đốt cháy một phần của xưởng. Bạn của người anh hùng bị giết, kẻ phá hoại trốn thoát và người anh hùng bị nhầm là kẻ phá hoại, ông bỏ trốn và truy lùng kẻ đã giết bạn mình khắp đất nước. Ông ta theo sát những manh mối và tìm đến thị trấn Ghost ở Nevada gần Ðập Hoover, nơi ông đã tiếp xúc với nhóm phá hoại, biết rằng họ đang âm mưu cho nổ con Ðập, người anh hùng giả làm kẻ xấu và nhập vô nhóm phá hoại với hy vọng sẽ tìm ra kẻ giết bạn mình.

Xây dựng đập Hoover năm 1934. Nguồn. tribupedia.com

Nhóm phá hoại băng ngang nước Mỹ với trọng tâm là đánh chìm tàu chiến Moored tại thành phố New York sau khi âm mưu nổ đập Hoover trước đó đã bị người anh hùng phá hỏng”

Ðiều thú vị là bộ phim đã được chiếu năm 1942, chỉ một tháng trước khi chiến tranh, giai đoạn sản xuất thật sự bắt đầu trước ngày Trân Châu Cảng bị tấn công 7-12-1941.

Ðoạn trích dẫn trên được lấy từ tạp chí Prologue, cũng cho biết kế hoạch của hai đặc vụ của Ðức tại Las Vegas đơn giản, sạch dấu vết, kỹ thuật tốt. Không thiết bị phức tạp, không máy móc chiến tranh, không cần nhiều lính. Họ sẽ thuê thuyền câu cá, chèo ra hồ như mọi người, khi không ai để ý, họ gắn bom vào bên hông tháp dẫn nước. Nhưng cả hai đã bị bắt trước khi thực hiện đầy đủ kế hoạch, và Ðập không bị tàn phá.

Xây cầu treo qua đập Hoover. Nguồn. High Country News

Vài ngày sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Người Nhật bắt đầu thăm dò khả năng radar của Mỹ dọc bờ biển Thái Bình Dương cùng sự hợp tác với các nhân viên bí mật đã nằm vùng tại nơi ấy. Trong quá trình thực hiện, theo các khả năng của radar và các nguồn tương tự, họ đã tìm được những nơi vị trí sóng radar có hiệu quả, yếu hoặc mất sóng.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Ngày 31-12-1941, Bộ Tư Lệnh Không Quân Ðánh Chặn 4 đã báo rằng có nhiều máy bay địch đã hạ cánh và được giấu gần vùng đất sa mạc ở Idaho, Brawley ở thung lũng Imperial của Cali. Họ cũng báo cáo rằng có 5 bản tin liên lạc bằng mật mã Nhật đã được gởi mỗi ngày giữa Brawley và thành phố Mexico qua làn sóng ngắn. Lúc 12:32pm chiều ngày 31-12-1941, Cục Ðiều Tra Liên bang đã chuyển thông tin như sau:

Những người xây đập Hoover. Nguồn. waterandpower.org

“Kế hoạch tấn công bằng Không và Hải lực vào San Diego, San Perdo và San Francisco sẽ xảy ra lúc hừng sáng vào ngày Tết năm mới hoặc Chúa Nhật sau đó. Tấn công vào San Diego và San Perdo trước. Số người lạ sẽ xâm nhập bờ biển. Cuộc tấn công trên không do các Phi công Ðức từ ngoài biên giới nơi máy bay đang cất giấu, họ cất cánh trước bình minh, bay ở độ cao. Nếu Không Lực được báo động, họ sẽ bị đánh chặn trước khi tới mục tiêu. Hãy nhớ trận Trân Châu Cảng”

Cuộc tấn công tính toán kỹ ấy bị ngưng lại vì các cộng sự viên bí mật của Mỹ, đó là một người đàn bà, như một điệp viên, một tài tử điện ảnh tên là Rochelle Hudson, người cùng sát cánh với chồng là Sĩ Quan Hải Quân Mỹ, đã làm cuộc du lịch nghỉ hè bí mật Mễ Tây Cơ trước và ngay lúc sắp chiến tranh để quan sát liệu có các hoạt động của Ðức, Nhật về khu biên giới phía Nam hay không, nếu có thì cỡ nào. Trong cuộc nghỉ hè, hai vợ chồng đã tìm ra một số lượng lớn nhiên liệu máy bay do đặc vụ Ðức chứa tại Baja, Cali. Bằng mọi cách, số nhiên liệu cất giấu đã được tịch thu nên không có nhiên liệu cho máy bay thực hiện vụ tấn công và kế hoạch bị hủy bỏ.

Những động cơ điện trong hầm ngầm của đập Hoover. Nguồn. YouTube

Sau đó các vùng được tăng cường ra-đa theo dọc bờ biển từ Los Angeles tới tận Mễ và cả 2 phía của Baja. Hầu hết những cuộc xâm nhập Ðập Hoover bằng Không Lực suốt phạm vị rộng 300 miles từ Cali tới vùng Thái Bình Dương, hoặc lên phía trên qua Baja không thể nào thực hiện được. Có hai con đường có thể phá Ðập Hoover. Một, bằng đường thủy ngược giòng sông Colorado, thứ hai, bằng hàng không bay tới từ Arizona và Tân Mễ Tây Cơ, cả hai đường đều không thể thực hiện được. Ðường thủy qua sông Colorado bằng tàu ngầm đã được canh rất kỹ.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Trong khi quân Ðức điên cuồng với kế hoạch phá hủy Ðập Hoover bằng mọi cách. Người Nhật thì yên lặng tự mình phát triển kế hoạch tấn công vô đất Mỹ bằng cách đánh một đòn hủy diệt lớn không tốn nhiều nhân lực, thiết bị và tài chánh. Kế hoạch khởi sự nhỏ, với tàu ngầm loại mini hai người điều khiển là nhân tố chính, bước cuối là dự định cho nổ bom hạt nhân tại thành phố Los Angeles, tới Ðập Hoover.

Những đường hầm dưới đập Hoover. Nguồn. blogspot.com

Hđv (2020)

Nguồn. The-wanderling.com