Trong chiến tranh, vũ khí bao giờ cũng giữ vai trò then chốt, quyết định thành bại chiến trường.

MQ 9 reaper, máy bay không người lái. nguồn.wikipedia comoms          

Những vũ khí chiến thuật chính là những đồ chơi làm người lính tự tin khi đánh nhau.

Quân đội Hoa kỳ đã có những vũ khí thượng hạng mà nhiều nước không hề có. Chẳng hạn như máy bay MQ9 Reaper không người lái, súng bắn Laser, áo choàng ngụy trang cho chiến xa hoặc lính Mỹ… Ðặc biệt, một số vũ khí sản xuất đã lâu, được sử dụng qua nhiều năm, hiện nay được cải tiến với nhiều chức năng mới, tiếp tục sản xuất, đưa vào sử dụng.

1. Máy bay không người lái MQ9 Reaper Drone

Do hãng General Atomics Aeronautical Systems sản xuất, được sử dụng từ năm 2001. Máy bay này đã dùng trên 10 năm, hiện được cải tiến để dùng trong các công tác tình báo, viễn thám. Ngoài ra, các phi cơ F-16 cũng đang được cải tiến thành phi cơ không người lái.

Máy bay Reaper được xem là máy bay lớn nhất trong các loại máy bay không người lái của quân đội Mỹ. Chiều dài sải cánh tới 84 feet; trọng lượng 7,000 pounds; tải trọng 3,000 pounds; bay liên tục trong 36 giờ; lên  tới cao độ 52,000 feet; đọc được bảng số xe cách xa 2 miles; mang 500 pounds bom và mang cả tên lửa bắn xuống đất, bắn trên không. Ðặc biệt. có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ từ trên không.

Từ tháng 3/2011, Không quân Mỹ ưu tiên huấn luyện máy bay không người lái nhiều hơn những huấn luyện khác.

Xe tăng tàng hình. nguồn.BAE

2. Súng Shotgun tấn công AA12 Atchisson.

Hãng Maxwell Atchisson sản xuất, đưa vào sử dụng từ năm 2005. Loại súng này có thể bắn 12 phát/giây. Vì sức giật chỉ 10% tương đương khẩu súng ngắn bình thường nên có thể kẹp hông và bắn một tay. Loại súng này có thể dùng để phóng lựu, gọi là FRAG-12 viên, tầm bắn xa 175 mét rất hiệu quả.

Nhà sản xuất súng này cho biết, AA12 dùng cho tác chiến lâu dài, có thể bắn tới 9,000 viên mà không bị kẹt đạn nên không cần chùi súng. Chỉ cần 4 giây, súng có thể bắn sạch 20 viên vào mục tiêu. vbnnnnnnn

AA12 Atchisson shotgun tấn công. nguồn.defense review

3. ADAPTIV, màn che tàng hình

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Sản phẩm độc đáo này do hãng BAE System sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 2013. Sản phẩm phát triển và được cấp bằng sáng chế tại Thụy Ðiển.

ADAPTIV hoạt động trên nền tảng hệ thống hồng ngoại và những tần số điện tử khác nhằm mục đích bảo vệ các phương tiện quân sự, chống lại sự phát hiện của các thiết bị nhìn ban đêm cận quang phổ hồng ngoại.  ADAPTIV có thể làm một chiếc xe tăng lẩn vào bối cảnh chung quanh, khiến đối phương không thể nhìn thấy. Ví dụ: ADAPTIV sử dụng màn che này sẽ biến thành một chiếc xe hơi và nếu sử dụng tín hiệu phản chiếu lại biến thành hình dáng một loại xe khác.

4. Súng PHASR.

Sản phẩm của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, được đưa vào sử dụng từ năm 2007. Vũ khí cầm tay này bắn bằng tia laser, có thể làm đối phương lóa mắt và mất phương hướng trong phạm vi tác xạ.

Từ năm 1955, Liên Hiệp Quốc cấm sản xuất, sử dụng các loại vũ khí gây mù mắt. Riêng súng PHARS chỉ gây lóa mắt (mù mắt tức thì và tạm thời) nên không bị cấm. PHARS dùng tia laser màu xanh lá, được tính toán chính xác khoảng cách mục tiêu, bảo đảm không gây mù mắt đối phương. Trước đây, súng được gắn vào đầu súng cá nhân của lính Mỹ, dùng khống chế lính Iraq không chịu ngừng lại ở chốt kiểm soát.

Súng trường PHASR. nguồn. wikipedia comoms

5. Súng “Điện giựt” của Taser

Do hãng TASER sản xuất, được sử dụng từ năm 2008.

Hoạt động của loại vũ khí này rất đơn giản. Chỉ cần bấm cò, súng TASER sẽ tạo ra một luồng điện trong phạm vi khoảng 25 feet. Ðây có thể coi như một vùng cấm, không ai có thể xâm nhập. Súng cũng dễ dàng thao tác và phối hợp thuận tiện như có thể bó lại thành một “chùm súng” để nâng cao hiệu quả cũng như gắn vào bất cứ loại xe nào.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Có thể tìm hiểu thêm về vũ khí này qua video tại địa chỉ Gizmodo.

The Taser Shockwave. nguồn. gizmodo

6. “Hiệp Sĩ Đen”

Sản phẩm của hãng BAE System sản xuất, được sử dụng từ năm 2008.

“Hiệp Sĩ Ðen” là sản phẩm phối hợp giữa xe tăng điều khiển từ xa và xe trinh sát đi trước, được thiết kế để tránh gây nguy hiểm cho những chiến xa có người lái.

Ðể giảm chi phí, “Hiệp Sĩ Ðen” dùng chung hệ thống vũ khí và bộ phận động cơ của chiến xa có người lái Bradley, gồm 1 khẩu đại bác 30 ly, đại liên và động cơ 300 mã lực.

Loại xe này sử dụng phần mềm định hướng tự động, có thể thiết lập và theo tuyến di chuyển riêng không cần sự điều khiển bên ngoài.

Hiệp sĩ đen. nguồn. military today

7. “Vũ khí tạm biệt”

Do hãng Raytheon (RTN) sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 2008, được mệnh danh là “Súng tia sáng” của Mỹ. Thật ra, sản phẩm này kết hợp giữa tia radar và vi ba (Microwave). Khi hoạt động, vũ khí này bắn ra một luồng sóng điện tử, ngắn hơn vi ba, đi vào lớp da ngoài cùng, gây ra cơn đau dữ dội và đối phương chỉ có một cách “tẩu vi thượng sách”! Quân đội Mỹ gọi vũ khí này một cách ví von là “vũ khí tạm biệt”.

Trước đây, súng này được thử nghiệm nội địa với đối tượng là tù nhân. Sau đó, năm 2010, được đưa vào sử dụng ở Afghanistan nhưng bị thu hồi mà không giải thích, sau đó vài tháng.

Hệ thống đình chỉ hoạt động. nguồn.Wyrd Stuff

8. Súng Laser Avenger

Sản phẩm của hãng Boeing, đưa vào sử dụng từ năm 2009. Mục đích của vũ khí này nhằm hủy những thiết bị nổ đã gây nhiều thiệt hại cho lính Mỹ. Do thiết kế nhỏ, đường kính chỉ vài cm, mắt thường khó nhận thấy được nhưng tia laser của súng Avenger nóng gấp 20 lần bếp điện và cắt bay đạn pháo dễ dàng.

Xem thêm:   Mối đe dọa của heo rừng

Súng Laser Avenger cũng được thử nghiệm để bắn hạ vật thể bay.

Súng Laser Avenger. nguồn.boeing

9. MAARS Robot võ trang

Do hãng QinetiQ-QQ sản xuất từ năm 2009. MAARS là robot được cải tiến, điều khiển từ xa dùng để phá hủy bom mìn, các khí cụ nổ. Với mục đích đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, hãng sản xuất đã cải tiến thiết kế để MAARS có thể kết nối với nhiều vũ khí như: đại liên MB240, súng phóng lựu 40mm, súng bắn tia Laser gây lóa mắt, súng chống biểu tình, súng bắn khói và xịt hơi cay.

Tuy nhiên, cho đến nay, MAARS chưa được sử dụng ở bất kỳ chiến trường nào!

MAARS Robot võ trang. nguồn. QuinetiQ

10. Súng bắn tỉa XM2010

Sản phẩm của hãng Remington, được đưa vào sử dụng từ năm 2010-2011. Ðây là sản phẩm được cải tiến từ súng M24, chuyên bắn sẻ, đã có mặt từ 22 năm trước. Súng XM2010 được thiết kế đặc biệt, thích hợp với độ cao và mục tiêu xa ở Afghanistan. Ưu điểm của súng là nổ nhỏ, xác định chính xác mục tiêu trong vòng 1200m. Súng XM2010 được trang bị hệ thống triệt âm, loại bỏ ánh sáng và có màn che chống nóng để tránh hệ thống tầm nhiệt ban đêm và đạn được thiết kế mang nhiều thuốc súng.

Những người lính sẽ được huấn luyện 5 tuần ở Fort Benning, GA. Tốt nghiệp, họ có thể bắn đạt 9/10 trúng mục tiêu cỡ người thật ở tầm xa 600m và đạt 1/3 với mục tiêu xa 1 mile.

XM2010 súng bắn tỉa nguồn. wikipedia commoms

11. Súng phóng lựu XM25

Sản phẩm của hãng Heckler & Koch, được đưa vào sử dụng từ năm 2014. Vũ khí này được lực lượng Mỹ tham chiến ở Afghanistan đặt cho một cái tên thật ấn tượng: “Kẻ trừng phạt”!

Mặc dù súng phóng lựu XM25 bắn với đầu đạn 25mm chính xác trong khoảng cách 500m nhưng đó không phải là vấn đề hấp dẫn các chiến sĩ. Chính sự thiết kế tuyệt vời của súng mới thực sự làm người sử dụng ưa thích. Khoảng cách mục tiêu được xác định bằng máy thu hình góc rộng, bấm cò, đạn rời khỏi nòng súng, xoay tròn như trái bóng và tự đo khoảng cách bằng số vòng quay. Ðặc biệt, có thể kích nổ đầu đạn trong vòng 10m trước khi đến mục tiêu.

XM25 súng phóng lựu. nguồn. wikipedia commons

Robert Johnson

Hồ đắc vũ lược dịch

www.businessinsider.com