“Tôi có đứa cháu học cấp 1, vừa mới thi Anh Văn xong. Nó nói làm bài tốt lắm. Tôi hỏi nó: Vậy số 10 trong tiếng Anh là gì? Nó kêu “ten”. Tôi hỏi: “Vậy 30?” Nó: “ten ten ten”. Tôi: “Vậy 1000?” Nó “ten” gần tiếng đồng hồ rồi…”

Không phải dễ để trở thành người có suy nghĩ tích cực và tử tế, càng khó để biến suy nghĩ tích cực và tử tế thành việc làm tử tế, càng khó hơn để duy trì những việc làm tử tế để trở thành con người tử tế.

Với bản năng giành giựt, chiến đấu để giành lãnh thổ, phần con đi trước phần người… con người cần được giáo dục, không được giáo dục tốt thì rất khó có sự tử tế từ bản năng, phải được giáo dục thì người ta mới biết ơn… từ biết ơn sẽ dễ dàng trở nên tử tế hơn. Hai người tôi kính trọng đã nói: Con người hơn con vật ở chỗ có luật pháp và biết nấu chín đồ ăn. Có luật để không dễ diệt vong vì tàn sát nhau, biết nấu ăn để có thể lựa chọn thức ăn, không ăn hết muôn loài. Tiếc là tôi ở cái nơi có nhiều người ăn tùm lum hết trơn, không món nào họ từ bỏ – từ sâu núp trong lá tới chim bay trên trời, hoặc thú dữ ở rừng sâu/nước độc…

Ngôn ngữ tuyên truyền thời nay “Nước sạch đủ dùng hố xí vệ sinh gia đình hạnh phúc” (?)

Có người bạn ở Mỹ, lâu lâu, bạn kể tôi nghe những câu có thiệt và rất dễ thương, như: “Qua Mỹ, anh cũng thấy mắc một món nợ ân nghĩa với đất nước này, dầu mình cày “thấy bà” để tồn tại. Ðôi khi muốn thể hiện sự biết ơn, bằng đóng góp bằng khả năng của mình vào hội Red Cross (Hội Chữ Thập Ðỏ) những lúc thiên tai. Những lần dừng xe ở ngã tư, có mấy người ăn xin, cầm tấm bảng kêu gọi giúp đỡ, rất ít người cho, nhưng anh thì luôn cho. Anh nghĩ, mình đến ở nhờ đất nước này, đang ngồi trong xe máy lạnh, có căn nhà để chui ra chui vào, có công việc để kiếm cơm. Trong khi họ – người bản xứ bản địa – vì lý do nào đó, phải ra đường chờ lòng hảo tâm. Có lần anh đã lấy tiền ra sẵn, nhưng đèn xanh, mà người ăn xin không thấy mình đang vẫy, xe nối đuôi phía sau, nên bắt buộc phải nhấn ga… Ði rồi mà trong lòng thấy áy náy, nhất là khi người đó vừa nhận ra dấu hiệu thì đã muộn. Ði một quãng xa, lòng cứ bứt rứt, cuối cùng, anh đánh một vòng xa lắc quay lại, để được tặng họ chút quà. Có lẽ cả hai đều vui. Có khi anh vui hơn họ!”

Xem thêm:   Ăn giựt & ăn gian...

Nghe mà vừa rưng rưng nước mắt vừa gato (ghen ăn tức ở) với bạn, lòng biết ơn của tôi cũng nhiều, nhưng tôi không biết lái xe… Bạn nói với tôi, ở Mỹ mấy chục năm, bạn thấy điều bạn cảm kích nhất là được ở đất nước mà con người ta luôn khuyên nhủ/dạy nhau làm việc thiện, bằng chính những hành động thiết thực. Từ khi qua Mỹ, bạn đã được rất nhiều người bản xứ giúp đỡ, chính bạn cũng đi giúp đỡ những người khó khăn khác, như tiếp nối – lan tỏa sự tử tế. Con người ta khó tạo ra điều tốt nhưng dễ dàng bắt chước nhau, như cách mà những câu chuyện về sự tử tế của thị dân được lan truyền, trở thành một trong những lý do người ta duy trì những bình nước miễn phí, xe đồ miễn phí ngày này qua tháng nọ. Lâu lâu lái xe bát phố, nhìn những ATM gạo miễn phí, vá xe miễn phí, nước miễn phí… được “sanh” ra ngày càng nhiều ở khắp Sài Gòn, thấy ấm lòng dữ lắm. Tôi cũng thích “nhai đi nhai lại” các câu chuyện tử tế, cũng là một cách nhắc bản thân bớt xấu xa, bớt ích kỷ.

Anh Tây ngồi cặm cụi vẽ xe bánh mì – Nguồn: Facebook

Mà công nhận, nền giáo dục “ở bển” tốt thật, có lẽ vì vậy mà nhiều phát minh vĩ đại nhất lịch sử được sanh ra bởi người “bên bển”. Như cái xe bánh mì dưới đây:

Xem thêm:   Hồng Kông suy tàn

Ở Hội An, có xe bánh mì của cô Thu đã tồn tại 37 năm, phục vụ biết bao thế hệ khách hàng từ già đến trẻ. Trong gần 4 thập kỷ qua, cô chỉ đổi tủ (đựng bánh mì) đúng 3 lần, lần nào cũng đơn sơ. Tủ bánh mì mới nhất cô cũng đã dùng được 4 năm nên bị gỉ sét và cũ kỹ rất nhiều. Người xuề xòa sẽ thấy không sao, xe bánh mì nào cũng như xe bánh mì nào, quan trọng là bánh ngon mà thôi. Nhưng người kỹ tính nhìn vô các vết gỉ sét sẽ sợ, không dám ăn, thậm chí là chê luôn «tiệm» bánh mì của cô Thu. Nhưng có một kiểu người khác, đó là «anh Tây» Adam Palmeter – một du khách ghé ngang Hội An, đôi ba lần ăn bánh mì mà cô Thu bán, để ý thấy xe để bánh mì cũ quá, anh liền mua sơn, mua cọ, rồi dành cả buổi ngồi cặm cụi sơn-vẽ-trang trí lại xe bánh mì cho cô Thu. Xe bánh mì rất mỹ thuật đã được ra đời như vậy, và chàng Tây bao đồng được «trả công» bằng một chầu bánh mì no nê. Chắc hẳn cả hai đều vui, anh Tây sẽ càng vui hơn khi biết được nhờ anh mà tủ bánh mì được trang trí bắt mắt cộng với câu chuyện «anh Tây» đáng yêu đã giúp cô Thu có đông khách hàng hơn, lâu lâu còn được lên báo nữa. Cuộc đời bươn chải cũng có chút hào quang…

“Ngon xoắn lưỡi”, “thả gaz xoắn quẩy”, “một chiếc cà phê”… những cách dùng từ lạ đời trong việc quảng bá sản phẩm ở Sài Gòn – Nguồn: Du Uyên

Tôi hay nghe người ta nói «thông minh là bẩm sinh, còn lương thiện là một sự lựa chọn», đôi khi tôi cũng không biết điều đó có đúng với tất thảy mọi người không? Nhưng có vẻ ở Việt Nam, điều đó rất đúng. Vì ở Việt Nam, dễ học điều xấu nhưng rất khó làm điều tốt, đôi khi xã hội sẽ nắm giò níu bạn lại khi thấy bạn chuẩn bị… tốt. Bởi vậy, nhiều cư dân mạng VN thấy thú vị và lạ lẫm khi đọc câu chuyện ở trên – thậm chí cho chàng trai trẻ ngoại quốc ở trên là «làm màu», còn người bạn ở Mỹ của tôi thì không, bạn nói «lớp trẻ Mỹ thích làm tình nguyện viên lắm», có những nền giáo dục dạy/rèn luyện cho người ta trở nên như vậy. Song song đó, trong xã hội nào đó có nhóm người lấy của xã hội còn bắt xã hội mang ơn nữa, thật tiếc là đám đó ăn trên ngồi trước, nên đôi khi họ thành «đầu tàu», thuyền trưởng của xã hội.

Xem thêm:   Ham & hố

Có hồi, bạn về Việt Nam, tôi dắt đi chơi vòng vòng Sài Gòn. Bạn chỉ vào những từ ngữ trên bảng hiệu, bảng quảng cáo… rồi hỏi tôi sao dạo này tiếng Việt mình lạ vậy? Cái gì mà… «Ngon xoắn lưỡi», «thả gaz xoắn quẩy», «một chiếc cà phê», rồi «phắn» là gì? Sao cái món gì người ta cũng nói «chuẩn vị»? Tôi chỉ biết vuốt mũi cười trừ, chính tôi cũng không hiểu những cái đó nó sanh ra thế nào, ai lại biến nó thành phong trào? Ðể người ta xài hoài rồi tưởng đó là thật, từ ngữ thật thì thành giả… Từ trường học tới báo chí tới nghị trường tới tòa án, có sách-có vở-có từ điển-có luật pháp-có tất cả mà hình như con người ta không có mắt nhìn, không còn tim cảm nhận, nên cứ đi theo lối sai trái hoài? Nên cái xe bánh mì «màu mè» kia, ở Việt Nam nó hiếm quá chừng.

Con bò, cái cây, hòn đá… đều có thể dzô đồn – Nguồn: nld.com.vn

Tại bạn ít đọc báo Việt Nam đó thôi, chứ đọc rồi còn té ngửa. Ở Gia Lai 2013, người ta bắt giam cục đá. Ở Bình Dương 2018, có con bò chạy rông ngoài đường, tông vào xe hơi làm hư xe. Dù dân tự thỏa thuận bán bò để bồi thường, nhưng Công An ở Bình Dương nhất quyết phải đưa con bò về Trụ sở Công An để….điều tra vụ việc. Nhưng sau đó, con bò biến mất, phía Công An nói đã…tiêu hủy, nhưng không đưa ra các bằng chứng. Nay, 2023, một cây cổ thụ tại Buôn Mê Thuột ngã đè 1 phụ nữ. Phía Công An cũng đưa cây này về trụ sở để…điều tra. Nhiều người nói, chắc kỳ này là chính quyền hỏa táng cái cây như tiêu hủy con bò hồi 2018 đây!

DU