Khi nhìn vào một hồ cá bạn nghĩ gì? Người thi vị chắc sẽ nghĩ về sự bình yên (hoặc tù túng) của lũ cá? Người yêu khoa học chắc sẽ nghĩ về sự sinh sản, phát triển của chúng? Một số người sẽ nghĩ về… giá tiền và thị trường của loài cá này… Những người dở hơi (như tôi) thì sẽ nghĩ xem mấy con cá này có… ăn được không, có ngon như mấy loại cá “rẻ tiền” trong thực đơn mỗi ngày hay không… Chắc cũng có ai đó sẽ nghĩ đến suy nghĩ của những con… cá khác khi nhìn vào mấy con cá trong hồ? Nhưng, tất cả mọi người sẽ tạm quên mọi suy nghĩ trên (dẫu có nghĩ hay không) khi đọc bài viết dưới đây. Vì họ mắc suy nghĩ đến các vấn đề sâu sắc (xấu) hơn về lũ cá, về cái hồ, về nước trong hồ, về người nuôi cá và về chính bản thân họ… Và nếu đã lỡ đọc, dẫu nó không hay, không trơn tru thuyết phục cũng xin đọc đến cuối cùng… (rồi mắng).

ca-&-nhua

Con cá ruột nhựa (Từ sciencemag.org)

Ngày 20/11/2018. Một con cá voi dài 9.5 m vừa dạt vào bờ một công viên quốc gia ở Indonesia với 6 ký nhựa, gồm: 115 cốc nhựa, bốn chai nhựa, 25 túi nhựa và hai chiếc dép (không biết cùng một đôi không) ở trong bụng. Vào tháng 6/2018, một con cá voi hoa tiêu chết ở miền nam Thái Lan, khi người ta mổ bụng cá để “khám nghiệm tử thi” cũng tìm thấy khoảng 80 túi nhựa trong bụng chú. Trong tháng 3/2018, người ta tìm ra khoảng 30 con cá voi bị chết và dạt vào bờ biển tại Mỹ, Hòa Lan, Pháp, Ðan Mạch và Ðức, tất cả chúng đều chết do nuốt phải một lượng rác thải nhựa quá lớn. Ví dụ như tại bờ biển Cape Palos, thuộc phía nam Tây Ban Nha, một con cá voi dài khoảng 10m và nặng gần 6 tấn (được đánh giá có tuổi đời rất… trẻ, vì loài cá này khi trưởng thành có thể đạt cân nặng tới 55 tấn) lại chết dạt vào bờ với gần 30kg rác thải trong dạ dày… Ðây không hẳn là nguyên nhân chết của các bạn cá to lớn này nhưng đây là một sự thật đáng buồn cho hệ sinh thái dưới biển của dòng họ nhà cá. Theo báo cáo năm 2015 của chiến dịch Ocean Conservancy và Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey, 5 quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, và Thái Lan, đại diện cho 60% chất thải nhựa bị vứt vào đại dương. Và Việt Nam vinh hạnh là đất nước có lượng rác thải ra biển đông nhất trong 5 quốc gia trên (phần lớn lượng rác thải này lại được nhập từ… Trung Quốc). Theo thống kê của GESAMP, thuộc tổ chức UNESCO Environment Programme:

Xem thêm:   "Phim cúng cụ"

ca-&-nhua6

  1. Nếu bạn là một tín đồ của món cá, và có ăn cá mỗi bữa cơm thì số lượng hạt vi nhựa bạn ăn vào người là 11,500 hạt / năm.
  2. Nếu bạn thích ăn nghêu / hàu – thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  3. Ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa.
  4. Rác thải nhựa thì xấu xí, nhưng kích thước lớn không nguy hiểm bằng kích thước nhỏ, vì chúng được hấp thụ bởi các loài khác nhau, ví dụ như sinh vật phù du, các loài cá và các loài chim… Con người nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn này.
  5. Ðộc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.
  6. Tuổi thọ của sản phẩm nhựa đều hơn 350 năm tới hơn 1000 năm, nhưng trớ trêu là nhiều thứ như túi ni lon, chai nhựa, bao gói snack lại chỉ sử dụng một lần. Cơ bản nó không bị tiêu hủy mà chỉ bị cắt nhỏ, vậy việc bạn xả rác sẽ làm tăng nguy cơ những mảnh nhựa lớn sẽ bị rã ra thành vi nhựa theo thời gian.
  7. Toàn bộ số lượng nhựa từng sản xuất ra vẫn còn hiện hữu trên trái đất.
  8. Toàn bộ số lượng nhựa sản xuất trong 10 năm qua nhiều hơn số lượng nhựa được làm ra của thế kỷ trước đó.
  9. Mỗi năm, có 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu.
  10. Tổng số lượng nhựa đi ra đại dương trung bình là 8 triệu tấn / năm.
  11. Việt Nam đứng thứ 4 trong 5 nước thải ra 60% lượng rác nhựa ra đại dương trên toàn thế giới.
  12. Ðến năm 2050, nếu thói quen tiêu dùng không thay đổi, nhựa dùng 1 lần không bị cắt giảm và không thể thu gom, tái chế thì số lượng rác nhựa sẽ lớn hơn khối lượng của toàn bộ cá trong lòng đại dương.”
ca-&-nhua5

Con người đang dần trở thành những con cá ruột.. nhựa! (Từ kenh14)

Ðể chứng minh các… chứng minh trên, vào ngày 23/10/2018, một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Gastroenterology Journal lần đầu tiên chứng minh được sự có mặt của các hạt vi nhựa (microplastics) trong đường tiêu hóa con người. Các nhà khoa học từ Cơ quan Môi trường Áo và Ðại học Y khoa Vienna đã tìm thấy những mảnh vụn hoặc sợi nhựa siêu nhỏ (có kích thước từ 5-100 nm) tích tụ trong phân của 8 người đến từ Ý, Nhật Bản, Ba Lan, Hòa Lan, Nga, Anh, Phần Lan và Áo (những đất nước dùng nhựa, ni lông ít hơn Châu Á). Có tới 9 loại nhựa được tìm thấy trong các mẫu phân của những người này. Ðọc tới đây, chắc chắn sẽ có ai đó giựt mình sợ hãi và tự nhủ lòng sẽ tạm biệt thủy hải sản? Sẽ tẩy chay các thực phẩm từ đại dương? Ðây là lý do tôi khuyên mọi người nên đọc hết bài này.

ca-&-nhua4

Trong khi các tổ chức, công ty, người dân đang dần chuộc lỗi từ các hành động nhỏ nhất (Từ Facebook)

Nghĩ xem, chính con người ném rác vào “nhà” của các sinh vật biển, sau khi các sinh vật biển ăn phải đống rác kia thì con người lại ăn… các sinh vật biển. Vừa xả rác, vừa ăn thịt người ta rồi lại đòi tẩy chay (thịt) người ta? Tuy đây là tin đáng mừng cho các loài thủy hải sản (mặc dầu chỉ đáng mừng kiểu “hứa rồi đó nha”) nhưng đây vẫn là hành động ngang ngược. Và dầu con người có làm được “lời hứa” từ bỏ, tẩy chay hải sản thì con người vẫn không thể từ bỏ được các hạt vi nhựa đang tích tụ trong cơ thể mỗi người. Bởi nếu nói phải tẩy chay thủy, hải sản thì con người cần tẩy chay biển trước tiên! Chưa kể chuyện, muối làm từ nước biển. Nước mắm làm từ cá biển. Thức ăn gia súc cho heo, gà, vịt, bò… có thành phần lớn là thủy hải sản từ biển. Công nghiệp thực phẩm sử dụng nhiều bột cá, bột tôm cũng từ biển. Ôi nói chung gần như nguyên cái chuỗi cung ứng thức ăn của con người liên quan tới biển… Thì có một sự thật khác, rác thải nhựa chỉ đi ra biển có 5% thôi, 95% còn lại là trôi nổi lang thang đâu đó trên mặt đất này. Chưa hết, vi nhựa còn được tìm thấy rất nhiều ở: nước máy, nước đóng chai, các thực phẩm đóng gói, cả bia, mật ong, thịt gà nữa…. Giáo sư Alistair Boxall – một chuyên gia môi trường đến từ Ðại học York, Anh cho biết: “Chúng ta cũng thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, bao bì thực phẩm hay sử dụng chai nhựa. Do đó không thể tránh khỏi nguy cơ các vi hạt nhựa xâm nhập vào phổi và hệ tiêu hóa của chúng ta”. Con người có thể nhịn ăn, ăn cá gỗ qua ngày cũng không thể nhịn uống, nhịn uống nhịn ăn cũng không thể nhịn thở. Vì vậy, có “ngang ngược” tẩy chay mọi hậu quả mình gây ra đến đâu thì cũng chạy đàng trời, chạy không thoát đâu. Chúng ta đang dần trở thành những con cá voi, chết dạt vào bờ ở trên. Vì vậy mà thay vì tẩy chay hậu quả, rất nhiều người đã kêu gọi nhau tẩy chay cái… nguyên nhân của các hiện tượng trên để hạn chế từ từ hậu quả cho mai sau như: cùng rủ nhau bớt xài những chế phẩm từ nhựa, bỏ luôn những vật dụng dùng một lần từ nhựa như ống hút, bao ni lông, hộp xốp/hộp nhựa đựng thức ăn, chén, dĩa…. thay thế bằng các sản phẩm có thể tái chế hoặc mau phân hủy, có lợi với môi trường… (Các sản phẩm trong nhà tôi từ lâu cũng được dần thay thế) Mặc dầu không biết bao chừ mới hết cái hậu quả đó. Thậm chí, ngoài hạt vi nhựa, biết đâu sắp tới các nhà khoa học sẽ tìm ra các hạt vi… sắt, vi đồng, vi… kim cương trong con người! Cuộc sống mà, đâu ai có thể lường trước điều gì! Có một nguyên do nữa, trước khi người ta tìm ra các hạt vi nhựa trên thì con người đã tìm ra muôn ngàn hạt vi… độc khác chạy rần rần khắp nơi trên bản đồ ăn, uống, hít thở của con người. Ðặc biệt là Việt Nam…

ca-&-nhua3

Thì Đảng và Nhà nước vẫn bao che, ủng hộ cho các hoạt động, công trình, tập đoàn phá hoại môi trường (từ Dân Trí)

Tính ra, sanh ra ở Việt Nam thì đã trở thành một… anh hùng bẩm sanh rồi. Và hiện tại, mỗi con người Việt Nam (ngay cả trẻ sơ sinh) chỉ cần bớt ăn một cữ là bớt một cụm chất độc, bớt uống một ly nước là bớt một nguy cơ, thậm chí bớt… thở vài phút thì đỡ một lượng khí độc (hoặc đỡ… mãi mãi độc luôn). Nhiều người từng nghĩ rời xa thành thị, về nông thôn hay lên rừng sống sẽ giảm độc hơn, nhưng đó là những người không ở Việt Nam. Thứ nhất Việt Nam không còn rừng, mà ngay cả khi còn rừng thì rừng cũng nhiễm độc bauxite như ở Tây Nguyên.

Xem thêm:   Ý tưởng mần giàu...

ca-&-nhua2

ca-&-nhua1

Tuy cũng lỡ làm người… VN rồi nhưng Du Uyên vẫn học đòi bảo vệ môi trường bằng những thứ nhỏ nhất có thể (ống hút inox, ly thủy tinh và ăn… hết mọi loại thức ăn (giùm nhân loại)

Thiệt ra, ngoài việc thay thế đồ nhựa bằng chất liệu khác, thay thế một số thực phẩm VN bằng các món nhập cảng thì ngày xưa mỗi tuần tôi cũng bày đặt nhịn ăn một ngày để “giải độc” này kia, có khi bịnh là “cai ăn” cả… 1 tuần, 1 tháng. (vì mệt ăn không vô) Nhưng chất độc vẫn không thuyên giảm, có lẽ vì sau mỗi đợt “cai” là tôi ăn như… trâu.

Còn tại sao tôi ở Việt Nam mà đi quan tâm, liệt kê chuyện mấy con ở đâu đâu chết dạt vô bờ trong khi lâu lâu ở các vùng biển nước tôi lại có hàng tấn cá chết dạt vào bờ? Tại vì cá nước người ta chết có nguyên do. Còn cá nước tôi phần lớn là chết không rõ nguyên nhân, toàn canh ngay lúc nước biển đạt chuẩn mà chết không à…

DU

Sài gòn – Việt Nam