Highland Park: Thị trấn giàu thứ 7 toàn quốc

Highland Park, TX –  Theo sưu tập của trang web icepop.com, khi xếp hạng các thị trấn giàu nhất nước Mỹ, thị trấn Atherton, CA, được xếp đứng đầu trong danh sách 25 thị trấn trên toàn quốc. Khu phố nhỏ nằm giữa hai thành phố San Jose và San Francisco là nơi có những biệt thự lớn đáng ngạc nhiên. Theo thống kê của công ty địa ốc Zillow Group, Inc. giá trị nhà trung bình ở Atherton là khoảng $6 triệu và thu nhập trung bình (TNTB) mỗi gia đình là $450,656.

Danh sách các thị trấn sau hạng nhất tuần tự là: 2. Scarsdale, NY (TNTB: $417,335), 3. Cherry Hills Village, CO ($394,259), 4. Los Altos Hills, CA ($386,174), 5. Hillsborough, CA ($373,128), 6. Short Hills, NJ ($367,491), 7. Highland Park, TX ($358,994), 8. Darien, CT ($341,090), 9. Bronxville, NY ($340,448), 10. Glencoe, IL ($339,883).

Ngoài ra, hai thị trấn khác của tiểu bang Texas được xếp vào hạng 14 là West University Place ($330,459) và hạng 17 là University Park ($304,898) trong danh sách 25 thị trấn giàu nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Món quà bất ngờ

Oak Ridge, TN – Mỗi sáng Thứ Hai trước khi đến trường, cậu bé Wyatt Hagan, 3 tuổi  kiên nhẫn đứng chờ xem xe chở rác đến thu nhặt rác bên đường, với vẻ mặt hớn hở, vui mừng đón chào nhân viên lấy rác. Sự kiện này làm ba nhân viên thu rác cảm thấy được khích lệ trong dịch vụ làm sạch thành phố, làm cho ngày làm việc vui vẻ trôi qua nhanh, họ cho biết như vậy.

Nhân dịp Giáng Sinh, cậu bé Wyatt đã xin mẹ nướng bánh tặng cho nhân viên thu rác. Tuần sau, ba nhân viên thu rác trở lại, mang theo một hộp đồ chơi tặng bé Wyatt. Nhân viên Matchett bày tỏ: “Chúng tôi cùng nhau góp tiền tip để mua quà cảm ơn Wyatt đã biếu bánh cho chúng tôi.”

Khi nhận quà, bé Wyatt đã rất phấn khởi la lên: “Cái gì vậy? Cái gì vậy?” Thì ra đó là một chiếc xe đồ chơi chở rác giống như chiếc xe rác cậu bé đón xem hàng tuần. Bé Wyatt chạy đến ôm từng nhân viên thu rác để tỏ lòng cảm ơn và hâm mộ.

Tặng nội tạng lần thứ hai

Long Island, NY – Ông Adam Levitz, 45 tuổi, đang cố phấn đấu với cái chết do căn bệnh tự miễn hiếm gặp, viêm đường mật xơ cứng (PSC-Primary Sclerosing Cholangitis) đang dần phá hủy gan của chính mình. Ông Adam đã vắt óc để làm sao có thể nói làm sao cho xứng đáng với việc hiến tặng gan của Chabad Rabbi Ephraim Simon, một người mà ông chưa bao giờ gặp nhưng muốn hiến cho ông một phần gan của ông ấy. Ông Levitz bày tỏ: “Tôi muốn gọi cho ông ấy, nhưng làm thế nào để bạn bắt đầu nói chuyện đó? Nói lời cảm ơn, có vẻ như không đủ”.

Ông Levitz cư ngụ ở Long Island, New York cùng với vợ và ba đứa con. Mỗi ngày Levitz trôi qua, ông Levitz không có gan mới thì ông ngày càng yếu đi. Ông được chẩn đoán ở tuổi 15 với bệnh Crohn, một chứng rối loạn đường ruột mãn tính, rồi bị bùng phát ở tuổi ba mươi. Hai lần ông Levitz nhận được điện thoại gọi từ một trung tâm cấy ghép Philadelphia là có gan từ 2 người hiến tặng đã chết, vào vào tháng 8 và tháng 10 năm 2018, nhưng đều không thành vì gan hiến không phù hợp để ghép.

Khi gan của ông Levitz nhanh chóng bị tàn tạ, ông càng ngày càng yếu đi. Không thể làm công việc quản lý tín dụng kéo dài hàng giờ đồng hồ, ông đã ngừng làm việc và chỉ tập trung vào việc tìm gan. Đây có thể là một việc khó khăn, vì theo thống kê từ United Network for Organ Sharing cho thấy khoảng 3,000 người chết hàng năm hoặc bệnh nặng hơn trong khi chờ được ghép gan.

Rabbi Simon, 50 tuổi, có gia đình và là cha của chín đứa con, đã hiến một quả thận vào năm 2009 cho một người lạ khác cần thay thận. Nếu Rabbi Simon hiến một thùy gan, ông sẽ là một trong số ít người ở Hoa Kỳ là người hiến tạng khi đang sống và là người thứ tư làm điều đó tại Bệnh viện Cleveland.

Rabbi Simon: “Tôi đã rất vui khi có thể giúp mang lại sức khỏe cho ai đó, nhất là để cứu mạng sống của con người. Tôi muốn có cơ hội đó một lần nữa. Thử thách lớn nhất của tôi là tìm một bệnh viện nhận tôi thực hiện nguyện ước này.”

Cuối cùng, Trung tâm Cấy ghép Cleveland xác định gan của Simon và Levitz có thể ghép được an toàn thực hành ca ghép ​​thành công vào ngày 20 tháng 12 năm 2018.

Cô y tá Donna Ferchill đã sắp xếp cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của họ, chỉ vài tuần sau vào ngày 18/12/2018. Khi gặp Rabbi Simon, ông Levitz tặng ông ấy chiếc áo của đội banh NFL Cleveland Browns, được khắc tên của ông và số 18 – có ý nghĩa đặc biệt trong Do Thái giáo, vì nó tượng trưng với một từ tiếng Do Thái có nghĩa là cuộc sống của người Hồi giáo.

Một tháng sau khi cấy ghép, Ông Simon trở lại làm việc ở New Jersey. Ông Levitz trở về New York, điều hành cơ sở với các hợp đồng thương mại mới.

WordPress › Error

There has been a critical error on this website.

Learn more about troubleshooting WordPress.