Vào khoảng 18h30 ngày 28/8/2019, tại khu nhà xưởng sản xuất của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (87-89 Phố Hạ Đình, phường hường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã xảy ra cháy lớn thiêu rụi 6000 mét vuông kho bãi và phải đến khoảng 7h sáng ngày 29/8 (nghĩa là hơn 12 tiếng), đám cháy này mới có thể được khống chế. Một ngày sau khi xảy ra vụ cháy, UBND phường Hạ Đình ra thông báo khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km tính từ tâm của đám cháy trong vòng 21 ngày. Người dân cũng được khuyến cáo không sử dụng nước ở các bể chứa trong bán kính 1 km từ tâm của đám cháy.

Song song, phường Hạ Đình và cơ quan chức năng cũng khuyến cáo sơ tán trẻ nhỏ, người già và người bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng từ đám cháy trong thời gian từ 1 đến 10 ngày và nếu như người dân thấy có biểu hiện bất thường thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra.

1. Thông tin nhiễu loạn và bất cập của chính quyền.

Tuy nhiên chưa đầy 24 giờ sau đó, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân đã kiểm điểm nghiêm khắc đối với UBND phường Hạ Đình. Và phường phải ra quyết định thu hồi thông báo vì đã ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền và chưa đủ cơ sở, khiến người dân lại càng hoang mang, lo lắng. Họ tìm cách kết nối với lãnh đạo UBND phường Hạ Đình để làm rõ cơ sở cho việc ban hành khuyến cáo đều không thành, cán bộ phường cho biết “lãnh đạo đi họp”.

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục môi trường, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam bày tỏ, ông “rất bất ngờ” trước động thái thu hồi văn bản của chính quyền phường Hạ Đình. Theo ông thì “Thông báo phát đi rất kịp thời, không có gì sai cả. Văn bản do chính quyền phường ban hành nhưng tôi nghĩ nội dung đã được cơ quan chuyên môn tư vấn bởi các khuyến cáo đưa ra trong đó tương đối chính xác và chi tiết, thể hiện kiến thức chuyên môn. Người soạn thảo nhìn thấy rõ nguy cơ, đây không phải một vụ cháy thông thường”. Ông Tùng cho rằng khi đám cháy lớn xảy ra gần khu dân cư đông đúc, dù không biết trong kho chứa chất gì thì việc khuyến cáo người dân, phòng ngừa là cần thiết.

Đến ngày 30/8, Công ty Rạng Đông cũng có văn bản thống kê về thiệt hại của công ty và khẳng định các vật liệu được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm bóng đèn huỳnh quang, CFL, đèn tròn đều đạt mức an toàn, không gây hại dù bị cháy.

Xem thêm:   Săn vượn

Nhưng chỉ sau đó một ngày, sáng 31/8, Tổng cục Môi trường thuôc Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (TNMT) đã chứng minh có hóa chất độc hại đối với sức khỏe người dân xung quanh hiện trường đám cháy. Qua kiểm tra thực tế cùng với “quá trình đấu tranh” với lãnh đạo công ty, công ty mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng (có độc tính cao) với khối lượng theo tính toán của các nhà khoa học là 30 mg/bóng;

Khối lượng hóa chất còn lại là: 4,5 triệu viên Amalgam với trọng lượng là 41,75 kg; thủy ngân lỏng là 108,9 kg, trong đó 34,3 kg được bảo quản an toàn cùng với viên Amalgam trong tủ cấp đông tại khu vực bị cháy. Lượng thủy ngân đã phát tán ra ngoài môi trường do sự cố cháy nổ là 15,1 kg đến 27,2 kg.
Đồng thời, Bộ TNMT đã có khuyến cáo với người dân sinh sống quanh khu vực cháy cần thận trọng, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của ngành y tế, không sử dụng nước trong bể chứa, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ khu vực xung quanh. Bộ TNMT cũng cho biết khoảng cách 200- 500m từ tường rào nhà máy là vùng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tóm lại, những khuyến cáo của Bộ TNMT khá trùng hợp với những thông báo của UBND phường Hạ Đình và đi ngược lại kết luận của quận Thanh Xuân công bố trước đó.

Có thể thấy một điều là những thông tin về độ ô nhiễm nguồn nước và bầu không khí rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nghe bàn tán có chuyện phe nhóm “chơi nhau” ở đây. Vì vậy, những thông tin đưa ra, người dân không biết đâu mà lần. Và điều kỳ lạ, những vụ cháy ở các cơ sở khác đều thấy các quan chức cấp cao từ chính quyền ra thị sát, thì nay, bóng dáng các vị quan chức đó từ quận đến thành phố đều vắng bóng.
Không có một sự phản ứng nhanh nào từ chính quyền, sau khi UBND phường Hạ Đình bị kiểm điểm, và không có một thông tin độc lập được kiểm chứng nào đưa ra để người dân thực sự an tâm sống, học tập và làm việc tại thủ đô.

Trong khi đó, các trang “tuyên truyền đỏ” như Quân Đội Nhân Dân Việt Nam – Vietnam People’s Army; Đơn vị tác chiến điện tử (Comrade Commissar); Diễn Đàn Thanh Niên Việt Nam,… với số lượng người theo dõi lớn trở thành nơi tìm cách lấp liếm và chuyển hướng thông tin liên quan đến vụ cháy công ty Rạng Đông.

Xem thêm:   Săn vượn

2. Phản ứng và số phận người dân.


Hình 1, 1a: tàn tích của vụ cháy

Qua những phản ứng trái chiều của chính quyền trung ương (Bộ Tài nguyên & Môi trường) và địa phương (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) thì người ta có cảm tưởng đang có sự nhiễu loạn thông tin, nhưng thực ra không chỉ là như thế. Trong “Đơn kêu cứu khẩn cấp” do các hộ dân sống ven nhà máy Rạng Đông viết ngày 3/9/2019 gởi cho các lãnh đạo cao nhất như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân cho đến cơ quan đảng, chính quyền Hà Nội, họ đã nêu lên những điểm hoàn toàn khác với tin tức trên báo chí:

– Không được sự trợ giúp của đội cứu hỏa nhằm ngăn chặn cháy lan sang khu dân cư, khiền họ phải xả thân ra dập lửa và “nhờ Trời” có gió ngược chiều nên các căn nhà của họ mới còn sống sót.

– Công ty Rạng Đông đã báo cáo sai sự thật khi nói rằng các tủ lạnh chứa thủ ngân vẫn còn nguyên vẹn vì trong khi tự chữa cháy, họ đã thấy các cột sắt bị nung chảy và đổ sụp xuống các tủ lạnh. Do vậy thông tin nói các tủ lạnh này còn nguyên vì được phun bọt chống cháy là không chính xác và có phần che giấu sự thật.

– 480.000 bóng đèn huỳnh quang và 2 triệu bóng tròn, 1,6 triệu bóng compact bị cháy mà kết luận là hàm lượng thủy ngân trong không khí vẫn bằng không thì chỉ có những người thần kinh mới tin. Một cư dân tên Nguyễn Đức Hòa đã viết thêm vào lá đon là độ thủy ngân trong máu của ông ta đang ở mức nguy hiểm. Mặt khác, cư dân chẳng đợi họp báo mà ngay khi lửa vừa tất họ đã lũ lượt di tản nơi khác. Trường học đóng cửa, đường phố vắng tanh.

– Trước sự vìệc “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, người dân vừa mất tài sản lại sống trong tình trạng cực kỳ hoang mang. Bà Nguyễn Hải Hà (phường Hạ Đình) cho biết bản thân đã chủ quan sau khi đọc được thông tin UBND quận cho rằng “các chỉ số trong ngưỡng cho phép, an toàn đối với người dân. “Bây giờ tôi mới thấy lo lắng và có ý thức phải đi khám xem tình hình thế nào. Tại sao UBND quận lại bảo an toàn khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn?”

Và sau cùng, họ kiến nghị phải mời cho đưọc các tổ chức khoa học độc lập để đánh giá tác động môi trường vụ cháy. Đơn vị đó không bị chi phối bởi bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Kết quả phải được công khai cho mọi người được biết.

Xem thêm:   Săn vượn

Lá đơn được kết thúc bằng lời van xin mang đầy tính khôi hài xỉa xói :”Làm ơn hãy cứu giúp chúng tôi để chúng tôi được nói lời cám ơn đảng, ơn chính phủ chứ không chỉ cám ơn Trời như bây giờ”. Tóm lại, thật là nhục nhã và chua xót cho thân phận các “ông bà chủ” của đất nước “dân chủ gấp vạn lần tư bản” !

Trong khi người dân còn đang hoang mang thì bất ngờ có tin nhà máy đã từng xin dời ra ngoài Bắc Ninh nhưng chưa được duyệt. Theo nhiều nguồn tin thì diện tích tổng thể của Rạng Đông lên đến 5,7 hecta và được xem là lô đất vàng giữa thủ đô Hà Nội. Và không khó để định giá miếng đất 5,7hecta này trên thị trường hiện tại, bởi hoàn toàn có thể tham chiếu giá bán với một số lô đất xung quanh từng được bán. Nếu chuyển nhượng, lô đất này cũng hoàn toàn có thể đem về “núi tiền” trị giá nghìn tỷ đồng cho Rạng Đông bởi nằm trong khu đất vàng, mặt cắt ngang 6,5 m, chỉ mất vài phút ra tuyến đường Nguyễn Trãi, hạ tầng giao thông đồng bộ với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sắp đi vào vận hành.

Lằng nhằng mãi không phê duyệt bởi còn phải chờ kết quả của một công cuộc ăn chia, có đại ma đầu, có nhóm lợi ích khủng… Và cách giải quyết êm thắm nhất là nó phải… cháy. Thực hư chuyện này như thế nào ? chắc lại vào danh sách “tuyệt mật” !

Vụ cháy này xảy ra vài tuần sau vụ Gateway (quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong đó một bé trai bị chết trong một hoàn cảnh không minh bạch và những tình tiết có dấu hiệu oan sai (khởi tố người đưa đón Nguyễn Bích Quy và tài xế xe buýt) đã cho thấy một tình trạng vô pháp ở Việt Nam. Khi có biến, cả một “hệ thống chính trị” vào cuộc để che đậy, bóp méo sự thật. Che đậy không được thì họ dùng đủ mọi thủ đoạn để gán ghép trách nhiệm cho một ai đó – thậm chí mua chuộc để họ nhận tội nhằm hạ cơn giận dữ trong dân chúng. Cuối cùng, thủ phạm chính vẫn ung dung tự tại và nạn nhân chỉ còn biết chấp nhận những phán quyết bất công để mất tài sản và thậm chí cả sinh mạng.

Đến ngày nào mà nền tư pháp còn nằm dưới sự lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối” của đảng thì ngày ấy người dân vẫn còn phải tiếp tục “cám ơn Trời”.

Từ Facebook Hoàng Phạm Minh