Việt Nam đã hai lần gửi công hàm cho UN, giải thích công thư Phạm Văn Đồng 1958 bằng lập luận khẳng định chính thể Việt Nam Cộng hoà là một chính thể độc lập, có đủ mọi quyền pháp lý quản lý hai quần đảo HSTS, còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền tài phán với hai quần đảo vào thời điểm đó cho nên công thư của Phạm Văn Đồng là vô hiệu.

Lần thứ nhất là Công hàm 257-HC năm 2016, lần thứ hai là Công hàm A/72/692 năm 2018.

Hai Công hàm này của Việt Nam rất quan trọng nhưng ít được phổ biến, thành ra ít người biết, nên có nhiều kiến nghị là nhà nước Việt Nam ngày nay cần phải thừa nhận nhà nước Việt Nam Cộng hoà trong lịch sử (như đúng thực tế trong lịch sử) thì mới vô hiệu hoá được Công thư Phạm Văn Đồng.

Những kiến nghị như vậy không cần thiết nữa, vì Việt Nam đã thừa nhận điều đó bằng hai Công hàm chính thức gửi UN.

Ảnh: Từ FB

Dưới đây là công hàm 2016. Tư liệu của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Trung Quốc lần này khơi lại công hàm Phạm Văn Đồng vì đó là điểm yếu của Việt Nam. Tuy vậy, trong câu chuyện năm 1958 này, không phải Trung Quốc không có điểm yếu để Việt Nam khai thác.

Bản thân tuyên bố của Trung Quốc mà ông Phạm Văn Đồng tán thành đã tự thân phủ nhận đường 9 đoạn. Nó tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc có 12 hải lý quanh các đảo trên Biển Đông. Như vậy, ngay cả khi các đảo này là của Trung Quốc (thực tế không phải là của họ), thì công hàm đó cũng chỉ đòi hỏi 12 hải lý quanh các đảo, chứ không đòi toàn bộ biển Đông bằng đường 9 đoạn. Nay Trung Quốc nhắc lại tuyên bố này, Trung Quốc chỉ có 2 lựa chọn về mặt logic: Hoặc tự phủ nhận đường 9 đoạn để bảo lưu tuyên bố 1958, hoặc tự phủ nhận tuyên bố 1958 để bảo lưu đòi hỏi về đường lưỡi bò.

Ngoài ra, bản tuyên bố của Trung Quốc năm 1958 cũng phản ánh cách hiểu mù mờ, lộn xộn của họ về các khái niệm liên quan đến biển, đảo trong công ước 1958. Không thể có lãnh hải bên trong nội thủy, nhưng điều 3 của tuyên bố này đã cấm tàu thuyền nước ngoài đi vào lãnh hải, coi lãnh hải như nội thủy.

 

Ảnh: Từ FB