Tác giả Hải An

Khoảng 15h30 chiều ngày 18 tháng Bảy, năm 2021, anh Trần Văn Em đi ra ngoài mua bánh mì và nước uống. Khi đi qua đường vòng khu vực Hòn Một, phường Vĩnh Hòa, TP. Khánh Hòa thì bị tổ kiểm tra liên ngành phường Vĩnh Hòa dừng xe kiểm tra. Anh Em bị giữ xe và giấy tờ xe dù có xuất trình “giấy xác nhận yêu cầu công việc” do công ty ký. Trần Lê Hữu Thọ – phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa khẳng định “bánh mì không phải lương thực” rồi dùng lời lẽ miệt thị, xúc phạm dân “mày ở trên núi xuống à”, và đe dọa đuổi việc anh công nhân này. Ngày 19 tháng Bảy, năm 2021 anh Trần Văn Em đã bị công ty đuổi việc không lý do.

Cách hành xử của Trần Lê Hữu Thọ gây lên một làn sóng phẫn nộ đối với người dân, đặc biệt là trong tình hình khó khăn của dịch bệnh. Nhưng cách hành xử này lại không phải là cá biệt của những kẻ ngu dốt nhưng tham lam khi được đặt vào tay một chút quyền lực trong bộ máy công quyền Việt Nam.

“Mày mua bánh mì mà thiết yếu gì?” lời này được nhắc lại nhiều lần một cách đầy tự tin, ngạo nghễ. Nó thể hiện sự ngu dốt quá mức về kiến thức, nhận thức của người là phó chủ tịch phường. Có thể vì là cán bộ cấp cơ sở, bản thân Thọ chắc cũng không học cao, mà chủ yếu học về đạo đức và tư tưởng Đảng, nên một kiến thức cơ bản Thọ cũng không nắm được. Những kẻ như Thọ là đại diện cho đa số công chức trong bộ máy công quyền, đặc biệt cấp địa phương cơ sở.

Thái độ hợm hĩnh, trịnh thượng, coi thường dân như Thọ thì phần lớn người dân Việt Nam đã gặp khi phải đến các cơ quan hành chính của nhà nước để làm việc, làm thủ tục giấy tờ.

Vì ngạo nghễ, háo danh, muốn báo cáo thành tích, muốn thể hiện ta đây có kiến thức nên Thọ đã quay video đăng lên. Nhưng khi bị người dân phản ứng dữ dội, thì lại nói là do có kẻ cố ý phát tán. Háo danh và trốn tránh trách nhiệm là đặc trưng của quan chức, cán bộ nhà nước Việt Nam.

Sự lộng quyền của Thọ trong cả công tác chống dịch (công tác Thọ được trao) và trong việc dùng quyền lực để gây sức ép đối với công ty công trường nơi anh Trần Văn Em làm việc để đuổi việc anh Em. Luật nào quy định, một công chức nhà nước lại có quyền đuổi việc của một công nhân lao động hợp pháp tại một doanh nghiệp? Những hành vi lộng quyền này người dân đã thấy nhiều, thấy đủ ở các cấp đến mức thành quen.

Thọ bị yêu cầu kiểm điểm, tạm dừng công tác nhưng thường sau một thời gian người ta sẽ lại gặp Thọ ở chức vụ cao hơn. Vì sợi dây kinh nghiệm cho các quan chức, cán bộ “rút” nó dài đến vô cực.

Dân phẫn nộ nhưng lại không ngạc nhiên vì những người như Thọ ( ngu dốt, háo danh, hợm hĩnh, lộng quyền) có ở khắp mọi nơi, trong bộ máy công quyền Việt Nam từ Trung Ương đến địa phương. Dân gặp thường xuyên, hàng ngày hàng giờ nghe những câu phát biểu ngu ngốc, những chính sách quản lý sai lầm được thi hành rồi thu hồi từ những kẻ cầm quyền.Thọ không phải là ” con sâu làm rầu nồi canh” mà Thọ là con sâu trong hàng triệu con sâu khác đang gặm nhấm tiền thuế của dân nhưng làm hại cho dân.

Những người như Thọ phải loại bỏ ra bộ máy công quyền. Một người không “tài” cũng không “đức” thì không thể là một công chức hưởng lương từ tiền thuế của dân được. Huống cho Thọ chẳng có tài cán gì!

Trần Lê Hữu Thọ – Từ Facebook