Từ Facebook tổng hợp

+++ Gửi các nhà báo cách mạng – Từ Facebook Thuan Van Bui

“Bác” Hồ chửi thẳng mặt chế độ cai trị Việt Nam hiện nay: “Mãi cho đến bây giờ, chưa có cá nhân người Việt Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở các nước châu Âu hay châu Á khác, chứ không phải là một tờ báo do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển…”.

Tất cả những điều “Bác” Hồ nói và viết để chửi “nền báo chí thuộc địa” ở Việt Nam giai đoạn 1920, đều đúng đến kỳ lạ ở Việt Nam 100 năm sau, trong thời kỳ cai trị của cái đảng cộng sản mà chính “Bác” Hồ đã dựng lên. Đúng kiểu “ta chửi ta”.

Thậm chí, thời còn là thuộc địa của Pháp, không có hoặc rất ít người Việt bị bắt, bị bỏ tù, đày đọa vì viết hoặc viết báo. Thời Pháp thuộc, ở Việt Nam có nhiều báo chí, nhà xuất bản, xưởng in.

Nhưng dưới thời cai trị của đám con cháu, hậu duệ “Bác” Hồ, có vài trăm người Việt đã bị đảng cộng sản bắt, kết án tù nặng nề, chỉ vì họ viết những suy nghĩ hoặc nói ra sự thật!

Dưới thời cộng sản cai trị, Việt Nam hoàn toàn không có nhà xuất bản, không có báo chí tư nhân.

Và trên hết, 100% các tờ báo, cơ quan truyền thông hiện nay, đều “do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển…”. Đến 99% những người được gọi là “nhà báo”, đều chỉ đơn giản là công cụ của chế độ cai trị.

Có gì mà chúc tụng, mừng nhau thắm thiết và ghê gớm thế các “nhà báo cách mạng”?

+++ Báo Việt-Ngữ Đầu Tiên – Từ Facebook Nghia Bui

Gia Định Báo, do Petrus Ký sáng lập, là tờ báo Việt Ngữ đầu tiên của tư nhân tại Việt Nam. Giấy phép được nhà nước thực dân cấp ngày 1-4-1865. Số đầu tiên ra mắt công chúng ngày 15-4, ngày ra đời của ngành báo chí Việt Nam.

Ban đầu báo ra mỗi tháng một lần, vào “ngày rằm”. Về sau ra mỗi tháng hai lần, sau cùng là tuần báo. Những năm đầu “tổng chánh tài” (tương đương giám đốc hay tổng biên tập) là một người thông ngôn Pháp tên Ernest Potteaux. Mãi đến năm 1869 Petrus Ký mới đảm nhiệm chức vụ TCT. Từ đó ngoài các mục về công vụ và tạp vụ của nhà nước, Gia Định Báo còn có thêm những bài dịch thuật, khảo cứu, lịch sử v.v. nhằm phục vụ mục đích khuyến khích chữ quốc ngữ và khai mở dân trí. Báo còn được phát không tại các trường học cho học sinh tập đọc. Ngày 1/1/1910 Gia Định Báo đình bản sau 44 năm hoạt động.

Hơn 150 năm sau khi Petrus Ký được cấp giấy phép hành nghề, Việt Nam ngày nay không có một tờ báo tư nhân nào. Tuy nhiên, cũng mừng là tượng thánh tổ ngành báo VN chưa bị đập “tan xác”.

+++ Kỷ niệm 96 năm ngày báo chí cách mạng – Từ Facebok Phạm Minh Vũ

Hôm nay, tròn 96 năm ngày báo chí cách mạng 21-06-1925 – 21-06-2021.

Giữa lúc cả nước đang khó khăn vì dịch bệnh. Người nghèo giữa thành phố Hoa lệ Saigon nhiều số phận gần như đã nguy cấp vì nhiều ngày qua họ chênh vênh, khó khăn và kiệt quệ vì đói.

Bao mảnh đời lang thang, co ro, và nằm la liệt giữa phố thị vì bị chính quyền bỏ rơi. Vậy mà không một tờ báo đảng nào của tuyên giáo đăng, viết và nói về các số phận mong manh ấy, tác động lên những kẻ nắm quyền để mong thức tỉnh họ ra một quyết định hợp lòng dân. Báo chí gần như im lặng, như câm nín, vì sợ bôi tro trát trấu vào sự vĩ đại và ngạo nghễ của đảng. Sợ làm phiền lòng những kẻ đang vĩ cuồng, đang còn ngủ mê tin rằng Việt Nam là quốc gia chống dịch tốt nhất, đang còn tin rằng không một người dân nào sẽ bị bỏ lại phía sau.

Viết cho đồng bào ta, nhân dân ta thì không một tờ báo nào viết.

Vậy mà, một con chó ở xa cách nửa vòng trái đất thì báo chí Việt Nam lên bài tập thể, tỏ lòng thương tiếc, khóc cho chú Chó Champ – chó của ông tổng thống Mỹ Biden.

Những ngôn từ đẹp nhất, làm lay động lòng người đều được các nhà báo đảng tập trung đem ra tô vẽ như phượng múa rồng bay.

Đúng là báo chí cách mạng, nhân dân đồng bào đang lụi tàn, đang hấp hối trong cơn đại dịch vì bị chính phủ bỏ rơi thì báo chó lơ đi, không quan tâm. Hay Champ là đồng loại với tuyên giáo Việt Nam?

Thứ báo chó cách mạng.

Từ Facebook Thuan Van Bui

Gia-Định Báo số 5, ra ngày 15-8-1865 – Từ Facebook Nghia Bui