Từ Facebook Hà Nhật Tân

(Trước hết xin nói ngay để khỏi mang tiếng người viết phân biệt vùng miền, là Phễu tui vốn là dân Bắc kỳ, vô miền Nam năm 1980 và là cư dân SG mới có 26 năm nay thôi).

1. Dân Sài Gòn tuy “góp” từ các nơi, nhưng đến đây rồi ở lại, vì mảnh đất này luôn chào đón họ, cho họ cái ăn, cái mặc; mà không bắt họ phải bớt đi phẩm giá hay phải rũ bỏ bớt phần người. Riết rồi gắn bó thành quê hương thứ 2 của họ. Họ trân trọng SG vì cái phẩm giá ấy.

2. Thành ra họ ngu ngơ, khờ khạo với những trò đê hèn dưới phẩm giá. Họ sẽ không tin nếu ai đó nói cái chỗ giáo viên này, bảo vệ nọ có giá vài chục đến vài trăm triệu ở ngoài kia. Đối với họ, chỉ có những con chó vàng hạ đẳng mới được bán chỗ ở chốt với giá cao vì bọn chúng được thể chế đẻ ra để lụm tiền xí cô hồn các đảng.

3. Và cũng vì chẳng đánh mất phần người, cho nên bên cạnh cái đàng hoàng dễ thương, là cái nghèo của họ. Bác xe ôm hàng ngày mua được bịch gạo treo tòng teng là vui. Chị công nhân quẹo lựa được vài củ cà rốt Tàu nấu canh trong ô trọ. Bà tiểu thương bán được bao vải, vài bịch ốc vít sau một ngày dãi dầu dọn sạp ra từ 4h sáng và vét cơm cà mèn vào 12h đêm. Hay các cô văn phòng tươm tất kia, chạy KPI hộc máu mũi và buổi trưa vất vưởng ngủ ngồi trong các cao ốc văn phòng. Tất thẩy quần quật. Chẳng ai ăn trắng mặc trơn như lũ ăn cướp nào đó.

4. Ấy thế, những đồng tiền họ kiếm ra bằng mồ hôi nước mắt kia, khi cần, dân SG chẳng nề hà mang ra giúp người khác. Cái quỹ vắc xin chớp mắt đã có vài ngàn tỷ. Cái tay phải làm việc tốt thì đừng cho tay trái biết: Họ quyên một cái rẹt mà không cần đánh trống khua chiêng, lên ti qui khóc lóc hay đại ngôn để có… 11 tỷ.

5. Họ thế đấy. Làm chứ không thèm nói. Mà làm giỏi mới ghê. Cái 82% thuế của họ đã nuôi hầu hết các tỉnh – đấy là ví dụ bằng vàng đập thẳng vào mõm những kẻ rêu rao dân miền Nam ăn bám. Hơn nữa lại cực kỳ nghĩa hiệp cho nên ghét bọn tiểu nhân, ăn bám mà lại bố đời là chuyện dễ hiểu. Một thằng nai lưng nuôi cả vài chục thằng bố đời, lại còn bị ngược đãi; mà cái đám còn lại không bị vả không còn cái răng ăn cháo – thì tính ra bà Âu Cơ năm xưa không biết dạy con lắm vậy.

6. Cái tử tế ấy mà. Nơi nào cũng có. Nó giống như nước vậy. Khi có sự khốn nạn tồn tại, giống như những gò đất cao, nước sẽ đổ hết về chỗ trũng. Hễ có núi thì sẽ có đại dương. Và Sài Gòn là 1 đại dương, không phải mới đây, mà từ những năm 1954 kìa.

7. Cũng sự tử tế ấy mà dân Sài Gòn không bao giờ có món bún chửi, cháo mắng. Vì dù có là miếng ngon nhất, mà vừa ăn vừa nghe chửi, cũng thành miếng tồi tàn. (Con chó nhà Phễu tuy không có gốc SG (các ẻm ở Phú Quốc), dù có dùng đồ ăn nhử cỡ nào, cũng biết cụp đuôi bỏ đi, khi nghe đe nẹt). Con chó còn thế.

8. Bữa nay SG bị dịch. Nghe nói các tỉnh gửi cho củ khoai, quả bí… họ mừng lắm. Cảm ơn không hết. Có ông thầy dạy võ, nhà thầy trong khu cách ly. Mỗi ngày tình nguyện viên mang rau, trứng… đến, là thế nào ổng cũng đăng lên fb để… cảm ơn. SG dễ thương vậy đó.

9. Ấy thế mà có 300 tình nguyện viên ở HD vô, sao người SG khó chịu vậy? Vì, xin trích lại lời của 1 facebooker hiện đang sống ở HN:

10. “Quay lại với truyền thông khốn nạn trong vụ Chí nguyện quân HaiYan hành quân vô HuZhiMing. Chúng dùng toàn những từ như “đường HCM trên không”; “chiến dịch thần tốc”; “tới với miền Nam ruột thịt”; “miền Nam gọi cả nước lên đường”… Là những từ mà ai cũng biết đã dùng trong cuộc chiến chiếm miền Nam nửa thế kỷ trước, chúng luôn khơi lại khi có dịp. Thế nên, vẫn biết là do bị nhồi sọ mà các eng HaiYan hào hứng lên đường như cha chú chúng 50 năm trước vậy, còn ngu đến độ nói đó là “cuộc chiến cuối cùng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” nữa kia…”.

11. Cuộc chiến đã kết thúc gần nửa thế kỷ. Trắng đen giờ đây ai cũng cũng có thể nhận rõ, miễn là biết đọc chữ (tài liệu trên mạng đầy) và còn một ít lương tri. Thế thì có phải là người không, khi mà có dịp lại dùng mọi cách để xoáy vào nỗi đau và hạ nhục người khác như vậy?! Mà từ “nỗi đau” có lẽ không diễn đạt được – khi mà cái mà họ cho là “giải phóng” kia đã khiến hàng triệu gia đình tan nát, hàng triệu người phải phơi thây ngoài biển. Bớt bất nhân lại đi.

12. Và cuối cùng, trên hết, để nói đến những tấm lòng thiện nguyện vô tư, mà tôi tin là còn sót lại đâu đó, là “của cho không bằng cách cho”. Đây là câu nói ông bà ta đã dạy. Nó dùng để dạy cho người đấy. Mất gốc thì ráng một chút sẽ học lại được, nếu muốn làm người tử tế. Nó cũng dễ thôi. Ngay cả một số con vật cũng vẫn có thể cảm được đấy. Như con chó nhà Phễu tui chẳng hạn.

Người SG người ta “cho” thật nhân văn. Cho để người nhận vẫn thấy mình là người – Từ Facebook