Từ Facebook tổng hợp 

+++ Những hành động không có não – Từ Facebook Phan Xuân Trung (làm nghề bác sĩ)

“1. Giăng dây công viên, không cho dân đến sinh hoạt.
2. Cấm dân tắm biển để tránh dịch.
3. Xịt Cloramin B ngoài đường để diệt vi rút.
4. Dồn dân chúng vào cái gọi là “cách ly tập trung” khiến cho lây nhiễm chéo, biến khỏe mạnh, không nhiễm thành có nhiễm.
5. Bắt trẻ con vào “trại tập trung”.
6. Dùng cần cẩu để bắt phụ nữ vào “trại tập trung”.
7. Nhốt F0, không có triệu chứng vào bệnh viện rồi sau đó tuyên bố “chữa khỏi Covid-19”.
8. “Đánh sập” (phong tỏa, giăng dây thậm chí là dẹp tiệm) cơ sở y tế khi có một F0 đến khám.
9. Cấm chợ, cấm đường…
10. Điều kiện cách ly F1 tại nhà: nhà riêng, phòng biệt lập, dùng nhà vệ sinh riêng, phải có phòng cho nhân viên y tế…

+++ Khoan hãy vội mừng  – Tác giả: Bác sĩ Võ Xuân Sơn

Dư luận xôn xao về việc Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cách li y tế tại nhà. Người hồ hởi phấn khởi, nhưng nhiều người khác lại nghi hoặc.

Thực vậy, đọc phần hướng dẫn cụ thể, mới thấy, hầu hết người dân Việt nam (ngoại trừ cán bộ to và các đại gia) đều không đáp ứng tiêu chuẩn nhà biệt thự. Tôi chưa hiểu rõ nhà liền kề, và nhà độc lập là gì. Có vẻ nhà liền kề là nhà phố, còn nhà độc lập mà không phải biệt thự thì có thể là kiểu như mansion, tiếng Việt gọi là dinh thì phải.

Nếu là nhà phố, thì có lẽ tiêu chuẩn có nhà vệ sinh riêng, nhà tắm riêng, nơi giặt đồ riêng (dĩ nhiên là phải có chỗ phơi đồ riêng, vì người cách ly tự giặt), rồi lại có một phòng riêng cho nhân viên y tế, thì có lẽ khó kiếm đấy. Ở những nơi nhà phố xây dựng khá hoành tráng, đa phần người ta cho thuê để làm văn phòng, hoặc khách sạn, nhà hàng và các loại doanh nghiệp khác.

Đấy là tôi chưa biết khi đi vào thực tế, sẽ còn phải có bao nhiêu cái “giấy phép con” nữa thì việc cách ly tại nhà mới có thể tiến hành được. Theo quy định thì nhà của người cách ly phải có thùng rác y tế, và một số loại rác được quy định là rác thải y tế. Vậy thì việc xử lý rác thải y tế sẽ như thế nào?

Rồi khi người ta tắm, hoặc giặt, nước thải đó có phải lọc trước khi đưa vào hệ thống nước thải hay không? Rồi phòng cháy chữa cháy nữa chứ. Có mấy ai muốn đứng ngoài các cơ hội đâu. Không chừng bên vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, thuế vụ… cũng nhảy vô nữa.

Thế cho nên, khoan hãy vội mừng.

+++ Hành động quá bất nhân…! – Từ Facebook Phạm Minh Vũ

Không có bất cứ lý do gì có thể biện minh đây là biện pháp chống dịch hiệu quả.

Cách ly tập trung nhằm duy nhất một mục đích hạn chế virus tán phát ra gây lây lan xã hội. Nếu chính phủ Việt Nam hỗ trợ tiền cho họ, thì họ có thể nhờ người khác mua thức ăn để tự cách ly tại nhà, vừa giảm gánh nặng cho ngành Y vừa đỡ phải có cảm giác đi cách ly như là tới ngày tận thế vậy.

Làm sao biện minh cho hành động chống dịch mà đem những đứa bé không thể tự lo cho bản thân vào khu cách ly là “vì an toàn cộng đồng”?

Cách đem đi cách ly tập trung đã là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bởi lẽ vào cách ly có thuốc điều trị đâu mà đưa họ vào? Đem mấy đứa trẻ vào khu cách ly đó chẳng khác nào tội ác.

Đừng biện minh là vì an toàn cho cộng đồng, vì điều đó thể hiện sự yếu kém và thất bại của chính phủ Việt Nam. Thất bại trên mọi khía cạnh. Có điều hay ở chỗ là tội ác ấy nó được núp bóng dưới mác an toàn cho cộng đồng mà không mấy ai phản đối. Thay vì cho họ tiền và hướng dẫn họ cách ly tại nhà an toàn, chắc chắn không ai mà không hợp tác.

Cả thế giới này chẳng ai đủ can đảm làm như vậy. Chính phủ Việt Nam nên ngưng ngay tội ác ấy lại, mà hãy hành xử vì dân.

Từ Facebook