Những tuyên bố gần đây của Trung Quốc về việc độc quyền tài phán đối với các nguồn tài nguyên liên quan đến Biển Đông đã gây căng thẳng trong khu vực, không những về nguồn dầu khí đầy tiềm năng nằm dưới Biển Đông, mà còn về nguồn thuỷ sản bị khai thác quá mức và đang suy giảm, có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho cư dân sống ven Biển Đông. Riêng hơn tại Việt Nam, việc tranh chấp giữa chính phủ Bắc Kinh và chính phủ Việt Nam về Bãi Tư Chính, đang là vấn đề nghiêm trọng.

Bản đồ Bãi Tư Chính [Vanguard Bank]. Hình: en.wikipedia.org

Bãi Tư Chính –  một rạn san hô ở phía Nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam và cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý; trong khi đó cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển [UNCLOS ], một quốc gia ngoài vùng nội thủy và lãnh hải, từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven bờ được quyền có vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải lý. Bãi Tư Chính dài 63 km, rộng 11 km, diện tích 33,88 km vuông. Nơi nông nhất nằm đầu mút phía Bắc, có độ sâu 16 mét.

Từ nhiều năm trước, Trung Quốc đề ra nguyên tắc “chủ quyền của Trung Quốc, tạm gác tranh chấp, hợp tác khai thác.”

Xem thêm:   2 người thợ săn

Khu vực đầu tiên do Trung Quốc đề nghị cùng khai thác chính là Bãi Tư Chính [ = Vanguard Bank]

Từ  năm 2005 đến năm 2008, có một đề nghị ba công ty dầu khí Trung Quốc, Việt Nam, Philippines cùng khai thác ở Trường Sa.

Năm 2011, Philippines đưa ra đề xuất cùng khai thác. Nhưng tất cả những lời đề nghị này, cho đến hiện tại đều thất bại.

Tháng Mười Một năm 2018, Philippines và Trung Quốc bỗng nhiên ký Bản Ghi Nhớ về hợp tác khai thác dầu khí, trong lúc Chủ Tịch Tập Cận Bình công du Manila. Hai quốc gia sẽ thành lập ủy ban liên quan để thương lượng việc hợp tác khai thác.

Tháng Năm năm 2019, Trung Quốc ép Việt Nam đuổi các công ty khai thác dầu khí của tất cả các nước đang hoạt động, bất kể đó là vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam.

Tuy sự phức tạp không gia tăng, nhưng sự căng thẳng để dẫn đến xung đột quân sự bởi vì Trung Quốc đang dùng vũ lực tại Bãi Tư Chính. Họ sử dụng tàu thuyền, vòi rồng lớn, tàu có vũ trang, chèn ép, đâm vào các tàu của Lực Lượng Tuần Tra Duyên Hải Việt Nam.

Ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên của  Bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng lên tiếng bác bỏ những lời cáo buộc của Việt Nam, về việc các tàu nghiên cứu Trung Quốc xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông, đồng thời cáo buộc lại rằng: “ Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ Tháng; việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.”

Xem thêm:   Miệng Nhà Quan ngày 4 tháng 4 năm 2024

Theo nhận định của  Giáo Sư Carl Thayer của Đại Học New South Wales, phát  biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là cơ hội tốt cho Việt Nam “quốc tế hóa việc tranh chấp” trên Biển Đông với Trung Quốc. Nhưng Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh không chỉ đích danh Trung Quốc, thể hiện sự chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam về chính sách đối ngoại  với Bắc Kinh.

Nhiều người Việt bày tỏ thất vọng khi Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh không nêu tên Trung Quốc trong bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc,  dù Hà Nội trong những tháng qua nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cũng như tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.