Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị Phó thủ tướng xem xét chỉ đạo một số bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu bổ sung các quy định pháp luật đối với quản lý việc làm thêm của sinh viên khi tham gia làm tài xế công nghệ nói riêng và các việc khác nói chung. Sự việc này gây tranh cãi rất nhiều trong dư luận.

Để bào chữa, tiến sỹ Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho rằng sinh viên là nhóm tinh hoa của xã hội, không nên làm thêm quá nhiều. Vì vậy, ông cho rằng ‘Nên luật hóa số giờ làm thêm của sinh viên’ theo ý kiến của

Ông Minh nói thêm: “Tôi cho rằng đây là việc hết sức cần thiết. Trong bất cứ xã hội nào, sinh viên luôn là nhóm tinh hoa trí thức trong xã hội. Chúng ta có xấp xỉ 100 triệu dân, nhưng chỉ có 1,8 triệu sinh viên, tức là dưới 2%. Đây là nhóm người có nền tảng kiến thức tốt, chỉ số thông minh cao, cơ hội phát triển tốt, khả năng giúp đỡ những người khác và đóng góp cho đất nước là rất lớn.
Để đạt được những tiềm năng này, sinh viên phải học tập, rèn luyện cả về kiến thức, kỹ năng, thể chất, tư tưởng đạo đức, lối sống. Muốn như vậy, học tập, rèn luyện phải là hoạt động chính. Làm thêm (nếu có) để có thêm kinh nghiệm, trải nghiệm hoặc tài chính chỉ là hoạt động phụ. Nếu để hoạt động phụ trở thành hoạt động chính thì những lợi ích tiềm năng rất lớn từ thế hệ sinh viên có thể bị ảnh hưởng, thậm chí mất hoàn toàn”.

Lời ông tiến sỹ rất đúng về mặt lý thuyết, nhưng ông quên rằng hiện hơn 80% sinh viên VN hiện nay phải vừa học vừa làm nếu không muốn thất học. (Và hơn 70% sinh viên VN ra trường vẫn phải chạy xe ôm, làm công việc chân tay vì không có tiền lo lót để có được một công việc tương xứng với tấm bằng đại học). Nếu cấm sinh viên đi làm thêm, có nghĩa là bắt họ chọn giữa việc nghỉ học và không… đi học nữa.

 

Tiến Sĩ Trần Hữu MinhẢnh:  VnExpress