Quyết định Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ được Phó thủ tướng CSVN Trịnh Đình Dũng ký ngày 12-6, nâng mức lấn biển từ 600 ha lên gần 3.000 ha với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỷ đồng (~9 tỷ USD). Dự án tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, do Công ty CP Đô thị Du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư. Trong đó, vốn chủ sở hữu hơn 32.500 tỷ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư); còn lại là vốn vay thương mại. Thời hạn thực hiện dự án 50 năm (đến năm 2070 với phần mở rộng quy mô; đến năm 2057 với phần diện tích lấn biển 600 ha đã giao cho nhà đầu tư từ năm 2007).

Mục tiêu là xây dựng Khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ khách sạn…

Theo báo trong nước, quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm hẹp nguồn nước biển cung cấp cho rừng ngập mặn…

Nhưng nhiều người cho cam kết trên là điều hoang tưởng với Việt Nam.

Bình luận của độc giả Hoang Phuong: “Dự án lấn biển Cần Giờ với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỷ (~9 tỷ USD) vừa được Bộ Xây Dựng phê duyệt. Trong tương lai hiện hữu biến đổi khí hậu làm nước nước biển dâng lên từ 1-2m thì đây là giấc mơ đại cuồng vĩ.  Một sự ảo tưởng cho rằng các giải pháp kĩ thuật có thể vươn khỏi sự tàn phá chập chờ của thiên nhiên.

Chưa cần tới ngày tương lai đen tối mất, trước mắt dự án cũng gây ra các tác động nghiêm trọng đến ĐBCSL. Ước tính, muốn lấp đầy 2.870 ha lấn biển thì cần khoảng 137,6 triệu mét khối cát san lấp. Lượng cát này gần như chắc chắn sẽ lấy từ lòng sông ở miền Tây. Hiện tại, do khai thác cát quá mức, các bờ sông ở Cửu Long đang bị lụt lở nghiêm trọng. Nếu lấy đi một lượng khổng lồ như vầy, tác hại sẽ càng lớn. Vin có đền bù cho người dân chịu tác động không?

Xét mặt công bằng xã hội, dự án lấn biển này tạo ra một khu vực dân cư vào khoảng 200.000 người. Chắc chắn để có lợi nhuận, 200.000 khách hàng này phải là ít nhất là tầng lớp thu nhập cao và rất cao trong xã hội. Trong khi đó tác động xấu đến môi trường là 20 triệu người dân Miền Tây đang khốn khổ vì biến đổi khí hậu và mất kế sinh nhai. Vậy đây là có thể xem là dự án trực tiếp làm người nghèo ngày càng nghèo hơn!

Cuối cùng nhìn về tổng thể nguồn lực quốc gia, 90% vốn của dự án (180.000 tỷ ~ 8 tỷ đô) là vốn vay thương mại. Số tiền này còn nhiều hơn lượng vốn cần thiết để đầu tư dự án đường cao tốc Bắc Nam (~120.000 tỷ) đang được tranh luận gần đây. Câu trả lời cho 1 vị đại biểu quốc hội rằng tại sao 1 tỉnh TQ có thể xây 2000 km đường cao tốc mỗi năm mà cả nước Việt Nam không thể có thể nằm ở đây. Xét riêng về thành phố HCM gần 15 triệu dân, con số 8 tỷ cũng đủ hoàn thiện thêm 4-5 tuyến metro mà thành phố đang không thể kêu gọi được vốn đầu tư. Như vậy, có nên thực hiện một dự án khồng lồ để phục vụ 0.2-0.3% dân số, trong khi không đủ nguồn lực để thay đổi cuộc sống hàng ngày của mấy chục triệu người?

Và cuối cùng, trong tương lai, nếu khi biến đổi khí hậu đe dọa sự khu đô thị. Liệu vốn ngân sách có phải bỏ ra khắc phục hậu quả hay không? Nếu có thì lại là bỏ bom chực chờ khác mà tất cả người dân phải đóng góp trong khi họ không có chút lợi nào!

Mình hi vọng là đây chỉ là dự án trên giấy thôi và không bao giờ được triển khai!”

Ngư dân Cần Giờ – Ảnh: vnexpress.net

Nguồn tin: Tổng Hợp