Ngày 20-3, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chính thức ký Quyết định số 648/QĐ-BCT về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng 8,36% (từ mức 1.720,65 đồng/kWh như hiện nay lên mức 1.864,04 đồng/kWh), chưa bao gồm thuế GTGT.

Tuy nhiên, ngày 30-4, tập đoàn Điện lực VN (EVN) thừa nhận hóa đơn tiền điện tăng 35% trước phản ánh của người dân về hóa đơn tiền điện tăng mạnh trong tháng 4-2019. Chứ không phải 8,35%

Giải thích về việc này, EVN cho rằng có 2 nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất là do người dân dùng nhiều hơn vì đang vài mùa nóng và phải ở nhà tránh dịch Covid-19. Nguyên nhân thứ hai là do tác động của việc điều chỉnh giá bán điện được Bộ Công Thương công bố vào ngày 20-3, sử dụng cách tính tiền điện theo biểu giá lũy tiến, cùng với sự thay đổi định kỳ ghi chỉ số là 31 ngày so với 28 ngày ở các tháng trước.

Tính đến ngày 26-4, thống kê về hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình tại 2 thành phố lớn nhất cho thấy, tại Hà Nội có 57,2% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt có mức điện năng sử dụng tháng 4-2019 tăng trên 30% so với tháng 3-2019, tỉ lệ này tại TP.HCM là trên 47,1%.

EVN cũng khẳng định sản lượng điện đỉnh về tiêu thụ ở TP.HCM cao hơn 10% so với đỉnh của năm 2018 và đây cũng là mức tiêu thụ cao nhất đạt kỷ lục từ trước đến nay.

Tóm lại, tuy hóa đơn điện tăng 35%, nhưng không phải tại EVN, lỗi do… định mệnh!

Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) –  Ảnh: VOV

Nguồn tin: VOV