Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn u ám, hậu quả của Covid đang thấm dần, công việc giảm sút, các doanh nghiệp lớn nhỏ nối đuôi nhau đóng cửa xoành xoạch

Để thu hút ngoại tệ, Việt Nam tăng cường “xuất khẩu” lao động, và xuất cảng hàng hóa ra nước ngoài. Trước đây, Trung Quốc là thị trường lớn mạnh nhất, nhưng bấp bênh nhất, mỗi khi lên cơn, Trung Quốc “boom” hàng, khiến nông dân Việt Nam điêu đứng. Có nhiều lý do để Việt Nam phải bám chặt vào thị trường Trung Quốc, một phần như hình thức “cấn” nợ, từ năm 2000 đến 2017, Việt Nam đã nợ Trung Quốc $16 tỉ đô la, (không rõ sử dụng vào việc gì), và con số này vẫn tiếp tục gia tăng mỗi năm.

Trung Quốc lâu nay thực ra chỉ đóng vai trò một nhà máy sản xuất, gia công khổng lồ cho thế giới, tuy nhiên Việt Nam không có khả năng đối ngoại nên chấp nhận làm sân sau cho Trung Cộng. Tuy nhiên, Việt Nam luôn trong vị trí thiệt thòi, trở thành nơi tiêu thụ hàng “rác” của Trung Cộng, cụ thể năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Trung Quốc là 176 tỉ USD, trong đó VN chỉ xuất sang Trung Quốc 58 tỉ USD, trong khi nhập về đến 118 tỉ USD.

Chính vì dựa vào thị trường Trung Quốc, ngành xuất cảng của Việt Nam không phát triển, kém phẩm chất, khó đi vào thị trường Mỹ và châu Âu, chưa kể những rào cản về dân quyền theo chuẩn mực của thế giới.

Xem thêm:   Hang gấu

Một số liệu sáng sủa hơn là trong 4 tháng đầu tiên của năm 2023, kim ngạch xuất- nhập của Mỹ và VN là 28 tỉ đô la, xuất siêu sang Mỹ 24 tỉ đô la, sang châu Âu 9 tỉ đô la.

Đây chỉ là một trong những bước khởi đầu trong quan hệ thương mại của Mỹ và Việt Nam. Một khi thoát khỏi “bóng đè” Trung Cộng, viễn cảnh kinh tế Việt Nam sẽ sáng sủa hơn. Để làm được điều này, Việt Nam bắt buộc phải đạt được những tiêu chuẩn về nhân quyền và cởi mở trong đường lối chính trị.

Một cơ xưởng sản xuất vật dụng nội thất tại Bình Dương (nguồn ảnh: The Investor/Gia Huy)

Hạnh Dung (tổng hợp)