PARIS/ FRANCE – Bộ Trưởng Tài Chánh Bruno Le Maire nói khi đến thăm một vài tiệm sách trong những ngày vừa qua như sau : “Điều mà chính phủ muốn tránh đó là một khi cảm thấy cú sốc đầu tiên họ sẽ gặp các nhà sách có vấn đề về tài chánh, để giúp giải quyết những điều liên quan đến khả năng thanh toán các chi phí.”

Nhà sách Ici Librairi tại Paris đã vẽ lại thiết kế sàn nhà khi mở cửa lại vào ngày 11/5,  sau khi chính phủ Pháp bãi bỏ lện phong tỏa nghiêm ngặt trong cuộc chiến chống đại dịch coronavirus. Suốt hai tháng đóng cửa, doanh thu của nhà sách bằng con số 0, trong khi tiền thuê nhà cho cửa tiệm rộng 500 mét vuông cũng như hóa đơn đặt sách đã đáo hạn.

Cửa hàng này khai trương năm 2018, bán khoảng 70.000 đầu sách, chủ yếu quảng bá tác phẩm của các tác giả Pháp. Bà Anne-Laure Vial, người đồng sáng lập nhà sách Ici Librairi, nói rằng: Tương lai của nhà sách thật bất định vì lợi nhuận rất nhỏ, đặc biệt là nếu một đợt nhiễm trùng coronavirus thứ hai lại tấn công Nước Pháp.

Tổng cộng 12 nhân viên của họ đã trở lại làm việc, sau khi chuyển sang trợ cấp thất nghiệp một phần, và nhà sách đã nộp hồ sơ để được hai khoản vay giúp họ trang trải chi phí.

Khi các nhà sách độc lập ở các quốc gia như Anh và Hoa Kỳ chịu thua trước những tiến bộ của Amazon, sách điện tử và phương tiện kỹ thuật số tại Pháp đã sống sót. Chỉ cần  sự giúp đỡ của chính phủ Pháp.

Nước Pháp bảo vệ việc phát hành văn hóa của đất nước trong nhiều thập niên. Khái niệm “ngoại lệ văn hóa” của Pháp có ý nghĩa nhiều hơn chủ nghĩa đặc biệt văn hóa. Khái niệm này thể hiện niềm tin rằng, văn hóa của đất nước nên được bảo vệ tránh xa các các lực lượng thị trường tự do.

Một tập thể gồm 600 nhà sách độc lập tại Pháp, yêu cầu chính phủ cho một quỹ viện trợ từ 20 đến 26 triệu euro; họ cũng yêu cầu hủy bỏ tiền thuê nhà và thuế trong thời gian đóng cửa hai tháng. Pháp có khoảng 3.000 “nhà sách” độc lập, được hưởng lợi từ luật ngăn cản người bán sách giảm giá để tiêu diệt sự cạnh tranh.

Nhà Sách Paris. Ảnh: npr.org