GERMANY- Viện Kinh Tế Ifo cho biết: Kể từ Tháng Mười Hai những hạn chế trong lãnh vực khách sạn và trong các nhà bán lẻ, đã khiến số nhân viên tại Đức bị cắt giảm việc làm gia tăng. Theo ước tính của Viện Kinh Tế Ifo dựa trên khảo sát tâm lý kinh doanh hàng tháng, kể từ Tháng Mười Một số lượng công nhân làm việc trong thời gian ngắn, đã lên đến 879.000 người.

Nhà nghiên cứu Sebastian Link của Ifo cho biết: “Sự gia tăng số trường hợp lây nhiễm coronavirus đã làm tăng công việc ngắn hạn, trong lĩnh vực khách sạn và bán lẻ nói riêng.”

Số lượng nhân viên  chỉ làm việc ngắn hạn, gia tăng 126.000 người trong lãnh vực khách sạn;  53.000 người trong lãnh vực bán lẻ. Trong lĩnh vực sản xuất gia tăng 390.000 người, mặc dù các nhà máy tiếp tục  phải đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp vi mạch.

Tỷ lệ lây nhiễm cao của làn sóng coronavirus lần thứ tư tại Đức do biến thể Delta gây ra, dẫn đến việc hạn chế đối với các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ vào Tháng Mười Hai. Chính phủ Đức cấm những người chưa được tiêm chủng vaccine, không được vào các cơ sở không cần thiết.

Điều gọi là quy tắc 2G chỉ cho phép những người đã được tiêm chủng hoặc đang phục hồi, tiếp cận với dịch vụ nói trên. Ngoài ra sự lan truyền nhanh chóng của biến thể Omicron đang làm mờ đi triển vọng của các nhà bán lẻ.

Văn Phòng Lao Động khuyến cáo: Sự gia tăng và lây nhiễm của các trường hợp Covid-19, gây bất ổn cho thị trường lao động. Nhiều công ty cho biết họ sẽ sớm đưa thêm những công nhân trở lại làm việc. Tháng Mười vừa qua số lượng nhân viên làm việc thời gian ngắn hạn đã giảm xuống còn 710.000 người. Con số này đã giảm mạnh so với mức cao nhất khoảng 06 triệu người, tính từ Tháng Tư năm 2020.

Một quang cảnh nổi tiếng của Thành Phố Berlin. Ảnh: studying-in-germany.org