Ngày xưa người ta nói “miệng nhà quan có gang có thép”, nhưng nhờ bà Thân Thị Thư, trưởng ban tuyên giáo TP.HCM mà người ta đổi thành “miệng nhà quan có gang có…mít”…

cung-la-chuot4

Lý do tôi ghét tất cả các loài chuột

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi chiều đẹp trời, tờ Vietnamnet, một tờ báo “chính thống” đã đăng một video ghi lại những lời nói vô cùng tâm huyết của ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí Thư Thành Ủy TP. HCM với báo chí trong cuộc họp báo đầu năm. Nhưng thật tiếc, chẳng ai quan tâm ông nói gì cả vì đã có một người chiếm hết “view” ngồi cạnh ông. Ðó là người phụ nữ “quyền lực” mà tôi nói ở trên. Bà vô tư ăn mít trong một cuộc họp báo “tầm cỡ”, được báo chí, nhà đài ghi hình ảnh trực tiếp đến mọi người dân. Và thế là bà từ một nhân vật vô danh, không có tên trên internet giờ thành người nổi tiếng. Cả triệu cư dân mạng share hình bà, viết về bà, tạo ca dao tục ngữ cho riêng bà…

Những miếng mít bà cầm lên bỏ vào miệng được cư dân mạng coi như những cánh hoa mà người thiếu nữ nào đó bứt vì bối rối tơ lòng. Chỉ khác là nàng thiếu nữ vừa bứt vừa nói: yêu, không yêu, yêu, không yêu... còn cư dân mạng vừa nhìn từng miếng mít bà ăn vừa suy nghĩ: chửi, không chửi, chửi, không chửi… Còn tôi, dĩ nhiên tôi không viết về bà cũng không chửi bà, vì đã có quá nhiều người làm điều đó. Tôi nhắc đến bà trong câu chuyện này vì bà làm tôi ám ảnh tới một nhân vật cứ… ám ảnh tôi mấy bữa nay. Một kẻ vừa làm chuyện ác với tôi vừa khiến tôi làm chuyện… ác.

cung-la-chuot

Quan bà ăn mít

Bạn có thích chuột không? Có lẽ không nhiều người thích loài vật này, trong đó có tôi! Nhưng đối với những người dân quê thích nhậu hoặc những người mê du lịch, có thể họ coi chuột là đặc sản. Với thị dân, nhất là phụ nữ thì chuột chính là kẻ thù số một trong nhà bếp, tủ áo hoặc vườn rau, hoa nho nhỏ ở sân thượng. Nói chung, đó là một loài vật phá hoại, gây ra nhiều bệnh tật. Mặc dầu tôi là người rất yêu động vật, một phần do một số động vật rất đáng yêu, một phần vì cũng có những động vật rất… ngon. Vì thế mà khi xem loạt hình ảnh về sự kiện khu Vườn Rau Lộc Hưng bị cào nhà, bao nhiêu người mất hết tất cả sau một đêm. Tôi buồn cho cô bé ngây thơ mất nhà, cho người đàn ông nằm dưới bánh xích, cho đôi chân giả cùng nạng gỗ của thương phế binh nhưng tôi lại khóc cho xác những con chó, con mèo. Vì con người đã có rất nhiều người buồn cho họ nhưng lũ mèo chó này, chúng đâu biết gì và chẳng có tên cướp nào để ý tới chúng mà khiêng quăng ra đường trước khi muốn cào nhà chủ của chúng. Tôi cũng tham gia cứu hộ những con chó, mèo vô gia cư, chủ không còn tâm tình để ý trong khu này, góp một tay tìm chủ mới cho chúng để tránh được các bàn tay của bọn trộm chó, chủ quán thịt cầy. Tuy không cứu được hết nhưng cũng đỡ phần nào.

Xem thêm:   Chó...

Tuy nhiên, động vật thì không phải loài nào cũng “hòa đồng” hoặc ngon. Trong đó có những con chuột, kiến, gián, muỗi…. (ngộ là không tìm thấy “xác” của những con này trong đống đổ nát của các tấm hình thời sự về Vườn Rau Lộc Hưng?) Vì chúng, tôi từ một cô gái xanh mét mặt mày, bỏ luôn cơm khi đi chợ về, mở cái bịch đựng con cá còn giãy đành đạch vì người bán làm sạch, cạo vảy nhưng nó chưa chết hoàn toàn. Vì vậy mà từ đó, khi mua thức ăn, tuy thích loài tươi sống nhưng tôi cũng phải nhờ người bán làm giùm cho nó chết luôn mới dám mang về. Không phải vì tôi là thánh nhân mà là tôi… nhát gan và hay nghĩ linh tinh về chúng sau khi bị tôi “sát hại”, điều này thường khiến bữa ăn của tôi mất ngon. Vậy mà nay ngồi… đếm lại, tôi đã trở thành… ác nhân hồi nào không hay. Ít nhất, đôi bàn tay nhỏ nhắn “trói gà không chặt” này của tôi đã thấm “đẫm máu” của hàng triệu con… gián, chuột, kiến, bướm, thằn lằn… Nhất là khoảng thời gian khi còn phải vừa học vừa làm, ở ký túc xá sinh viên, rồi khi còn ở xóm lao động nghèo, hay đi về những vùng quê thực tập, chơi bời. Tuy bây chừ được ở chỗ tốt hơn, không gặp nhiều loài gây ra cái… ác của tâm hồn tôi nữa nhưng lâu lâu vẫn thấy. Mới đây là một con chuột chưa rõ sống chết nơi nao…

cung-la-chuot2

cung-la-chuot3

Những nạn nhân của bọn chuột ở Vườn Rau Lộc Hưng – hình từ Facebook

Thú thiệt thì với muỗi và kiến, tôi không hề có áy náy khi giết chúng. Có lẽ vì chúng quá nhỏ bé, không gây “gánh nặng” về sinh mệnh, ánh mắt chúng cũng không đủ to để truyền đi những ánh nhìn “tình cảm” cho tôi. Còn bướm thì chỉ thời nông nổi, nghe lời bạn ép xác con bướm vào tập rồi tặng nhau mần kỷ vật. Nhưng từ gián, thằn lằn, chuột trở đi, tôi đã bắt đầu có ý thức sự sống từ chúng. Tôi rất hạn chế giết chúng, thậm chí tôi còn cảm thấy một người đàn ông thấy một đàn gián là lao chân vào giậm bẹp bẹp cho chết xịt đủ thứ ra hết, là một người đàn ông không ấn tượng hoặc ấn tượng rất xấu. Nếu gặp lũ gián ở ngoài đường, tôi chỉ đuổi đi hoặc lật chúng ngã ngửa bụng lên trời. Còn lỡ “vô tình” thấy chúng trong nhà, tôi chỉ dám gom hết cả bọn, bỏ vô bồn cầu và nhấn nước, chưa dám giết chúng trực tiếp như với một đàn kiến hay muỗi nhỏ bé khác. Ðó là với gián thôi đó, thì bạn nghĩ xem, với một con chuột to gấp chục lần con gián, tôi có dám làm gì không? Dĩ nhiên là dám, chỉ là không “tàn bạo” bằng cách đối phó loài gián, kiến, muỗi mà thôi!

Cách tôi thường xuyên đối phó loài chuột là… đuổi chúng đi, chỉ có vài lần tức quá nên… cột một, hai con lại để dành… mắng và chửi rồi cũng thả vào bịch, cột lại và cho nó đi theo xe rác. Rất may là chỗ ở của tôi được các công ty diệt côn trùng chăm sóc mỗi tháng và không có gì bổ dưỡng để bên ngoài tủ lạnh. Chứ không thì với cách đó, tôi có thể là người bạn thân thiện nhất thành phố này với lũ chuột rồi.  Tuy vậy, lâu lâu tôi vẫn gặp những vị khách không mời này. Mới nhất là cách đây một tuần, khi đang đóng cổng thì tôi nghe một tiếng la thảm thiết trên… đầu mình. Ngước lên thì tôi phát hiện ra một bạn chuột bị kẹp chân vào góc cửa, thì ra bạn ấy trốn ở trển chờ cơ hội chủ nhà mở cửa để “đột nhập” vào, không may gặp phải cái con chủ không có ý tứ. Thế là tôi phải mở cửa từ từ, cho bạn rút chân ra, té xuống đất và chạy qua nhà hàng xóm mất tích với đôi chân sau bê bết máu, tôi nhìn thấy mà vừa đau lòng vừa tự trách cho sự đóng mở cửa vô ý thức của mình. Kể từ đó, khi mở cửa tôi luôn nhìn lên… đầu xem có con chuột nào không (thiệt may là không gặp). Cứ tưởng “hai đứa” duyên phận mỏng, gặp rồi tan. Không ngờ hôm kìa tôi lại thấy “bạn”. Sở dĩ tôi nhận ra vì bạn đi lại rất khó khăn với đôi chân sau bị tật (cũng có thể là một đồng loại khác cũng bị “tai nạn” như bạn?). Lần này thật không may cho bạn là bạn gặp tôi ngay lúc tâm trạng tôi không tốt chút nào, đang rất khó chịu. Và bạn trở thành mục tiêu cho tôi “truy sát” trong lúc “giận quá mất khôn”. Tôi âm thầm mang bao tay, cầm theo cây chổi và đồ hốt rác chạy theo bạn từ dưới đất lên sân thượng (rất may cho tôi vì bạn bị… què, nên không chạy nhanh như thường lệ). Và tôi “bắt” được bạn. Do lúc đó vẫn còn… mất khôn lẫn bực dọc nên tôi đã dồn hết mọi tức giận vào tay, ném thẳng bạn từ sân thượng xuống đất. Không hiểu sao, khi vừa ném bạn xong cái tôi… khôn ngay. Tôi hoảng hốt với hành động của mình khi nhìn thấy “xác” của bạn bên dưới. Thế là tôi lại phải chạy một vòng nữa từ sân thượng xuống đất để “chôn cất” bạn vào thùng rác trước cửa, kẻo “ông đi qua bà đi lại” thì bạn sẽ không toàn thây dưới bánh xe vô tình. Nhưng không hiểu sao, khi xuống tới cổng thì tôi lại không tìm thấy “xác” bạn nữa, không biết bạn sống chết ra sao và đang ở nơi nào. Ðến bây chừ, tôi vẫn còn hoang mang vì điều đó, mỗi lần đi qua nơi mà “xác” bạn rớt xuống, trống ngực tôi lại thịch thình…

cung-la-chuot1

Cách mà những con ong, con kiến hai chân giữ cái tổ của mình trong các cuộc “cưỡng chế hợp pháp” – hình từ google

Ðáng lý tôi đã quên bạn, nhưng chính bà Thân Thị Thư làm tôi nhớ tới bạn mỗi khi lướt “newsfeed” trên mạng xã hội thấy hình, video ăn mít của bà, vì cái dáng bà ăn cứ khom khom như đồng loại của bạn. Ngồi suy ngẫm, thấy tập tánh của những người làm công việc như bà cũng hơi hơi giống loài chuột. Chuột là loài có thể cắn cả thế giới, tôi đọc nhiều nghiên cứu trên mạng, mới biết rằng chuột có thể cắn cả sắt, thép, bê tông lẫn… con của mình khi vừa sinh ra để duy trì sự sống. Ngoài đặc tính thích “cắn” ra, thì những vị “cán bộ” như bà và loài gặm nhấm này cũng giống nhau ở chỗ, đôi khi, chúng đủ sống rồi nhưng vẫn cắn vì đam mê, vì chúng là loài gặm nhấm. Dĩ nhiên, đó là tôi nói những vị cán bộ, lãnh đạo xấu xa (mà có cán bộ, lãnh đạo nào chẳng xấu xa không?). Cũng không phải mình tôi nghĩ vậy, chính ông chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (mỗi lần nhắc ổng là tốn hết nửa trang giấy), ổng từng nói:  “Cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa” khi nói về cách thức “đốt lò” những quan chức tham ô, hèn với giặc ác với dân. (Có lẽ, ổng cũng chính là bình hoa đó?)

Xem thêm:   Ăn giựt & ăn gian...

Như con người đối với chuột, lãnh đạo đối với dân cũng có nhiều cảm xúc khác nhau. Người thì coi là món nhậu, người thì coi là kẻ thù, nói chung hầu như không có chút cảm tình tốt. Dĩ nhiên, tôi không hề có ý so dân với chuột hay nói lãnh đạo coi dân là chuột. Vì thực tế, đối với dân, lãnh đạo là loài gặm nhấm, ăn tạp này nhưng với lãnh đạo thì dân là… yến, là ong mới đúng. Lãnh đạo chờ yến làm tổ, ong tạo mật rồi mới… gặm. Ðôi khi từ tốn và chậm chạp khiến cho dân cứ như con ếch trong nồi nước dần sôi, thích ứng dần với cái chết. Người Việt Nam có câu “trong cái khó ló cái khôn” để chỉ khả năng để tồn tại bằng sự thích ứng với môi trường xung quanh của mình. Thích ứng ngay cả trong những điều kiện tồi tệ nhất. Giống như trước đây, thấy chuột chạy sẽ thấy bình thường nhưng bây chừ nhà ai mà có chuột sẽ bị hàng xóm, bạn bè “xa lánh”. Giống như trước đây, ai vô nhà người khác không xin phép thì sẽ bị coi là cướp, trộm. Nhưng theo thời gian, trộm thật vô nhà mà lỡ tay đánh sẽ bị ở tù. Ðó là trộm, còn cướp vô nhà người ta không cần thông báo, xin phép mà còn được tự nhiên cào đổ tường, gom sạch của vì lý do cưỡng chế. Vì dân đã thích ứng với việc, tuy mình được trao quyền/giấy sử dụng đất nhưng “Ðất đai là sở hữu toàn dân” và nhà nước quản lý (từ quản lý được in đậm viết hoa). Nhà nước muốn thu lúc nào thì thu, muốn cưỡng chế lúc nào thì cưỡng chế, bằng bất kỳ lý do nào có thể nghĩ ra. Cho dù dân tự thiêu, cho dù dân lột hết áo quần, cho dù dân chết dưới bánh xích, cho dù dân mất Tết như những con yến mất nhà, những con ong mất tổ thì đó cũng là một vụ “cưỡng chế hợp pháp”. Tổ của yến, mật của ong cũng giống như đất của dân, sau này sẽ thành những “thành phẩm”, công trình cao giá, nghìn tỷ và đầy… dinh dưỡng cho loài chuột khổng lồ!

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Không những thế, đến khi mấy con chuột này chết thì mấy con ong, con yến bị mất tổ còn phải “chia buồn”, làm quốc tang…

DU