Các bị cáo đầu tiên trong vụ án gian lận thi cử tại Hà Giang đều khai mình chỉ giúp nâng điểm vì tình cảm và tạo phúc cho mình chứ không phải vì tiền. Cụ thể:

Khi luật sư bào chữa tỏ ra khó hiểu, hỏi lại ông Hoài: “Tại sao lại đánh đổi cả sự nghiệp, thậm chí có thể phải đi tù để giúp đỡ những người không quen biết, mà lại không nhận tiền hoặc quà cáp, vật chất?”  thì Nguyễn Thanh Hoài, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Giang khẳng định: “Đây là những người có quan hệ quen biết trong công tác hoặc bạn bè thân quen, chứ bị cáo không nhận bất cứ lợi ích gì”.

Nguyễn Thanh Hoài bị dẫn giải tới toà sáng 15/10 – Ảnh: Thanh Niên

Phạm Văn Khuông, cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo, người nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho con mình. Khai: “Bị cáo nhờ vì con bị cáo ôn thi có môn không tốt, trong khi dự tuyển 5 trường đại học nên sợ bị trượt tốt nghiệp. Do cùng công tác nhiều năm, nên việc nhờ bị cáo Hoài quan tâm cho con là bình thường chứ không nhờ nâng điểm. Bị cáo cũng không hứa hẹn gì trong công tác, không đưa gì cho Hoài. Kết quả, con bị cáo được nâng 13,3 điểm, khi nhắc tới chuyện này bị cáo rất buồn vì không nghĩ mọi chuyện lại nghiêm trọng như vậy”

Xem thêm:   Lang thang & người trẻ

Lê Thị Dung, Phó đội trưởng Đội giáo dục đào tạo, y tế, lao động xã hội, thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ – Công an tỉnh Hà Giang, người đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh, trong số đó có nhiều thí sinh từ các tỉnh, thành khác đến Hà Giang để dự thi. Khai lý do: “Bị cáo bị nhiều loại bệnh hành hạ nên nghĩ rằng việc giúp các thí sinh là để tạo phúc cho mình”

Những phiên tòa vẫn còn tiếp diễn, các bị cáo vẫn chưa hoàn toàn lộ mặt. Nhưng lời khai “Nâng điểm để tạo phúc, không phải vì tiền” đã tạo… nghiệp cho các bị cáo. Khiến họ bị chửi rất nhiều sau khoảng thời gian dư luận tạm lắng xuống, ít quan tâm vụ án này vì còn biết bao tin tức khác gay cấn hơn, đổ về hàng ngày.