Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 sẽ được bắt đầu vào ngày 16 tháng 10 và Tập Cận Bình được dự kiến sẽ được đề cử vào vị trí lãnh đạo đảng và quân đội cho nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa từng xảy ra trước đây kể từ thời Mao Trạch Đông.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc – nguồn VOA   

Ðại hội sẽ được chú ý theo dõi trên khắp thế giới để biết những dấu hiệu nào cho thấy ý định của đảng trong việc giải quyết một loạt những thử thách liên quan đến chính sách bao gồm sự thiệt hại kinh tế do chính sách “zero-Covid” quá cứng rắn của Tập gây ra và cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, trở ngại về vấn đề dân số, mối quan hệ ngày càng rắc rối với Hoa Kỳ và tình trạng căng thẳng đối với Ðài Loan.

Một kịch bản

Lâu nay hầu như ai cũng biết đại hội đảng luôn được xếp đặt từ trước và những gì diễn ra chỉ là hình thức. Ðại hội lần này bao gồm 2,289 đại biểu từ khắp nơi tụ về, tất cả đều mặc những bộ quần áo giống hệt nhau để tránh bất kỳ dấu hiệu có cá nhân nào đó tìm cách tách ra khỏi đám đông (ngoại trừ những đại biểu thuộc sắc tộc thiểu số thì được mặc trang phục của họ để ra cái điều là đảng cộng sản Trung Quốc cũng là một tập thể đa sắc tộc). Cuộc tụ họp dường như không có gì khác ngoài một kịch bản đã được viết sẵn với nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc trong 5 năm tới đã được chọn qua một quá trình bí mật không ai được biết ngoài những tay lãnh đạo chóp bu. Không có thảo luận công khai, không có tranh luận công khai, và đương nhiên không có những màn đấu đá công khai nào trước khi công bố nhóm người đưa ra những quyết định sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi ngóc ngách cuộc sống của người dân Trung Quốc

Do đó, theo định nghĩa, đại hội đảng là nơi không thể xảy ra những bất ngờ. Các sự kiện được chiếu trên màn ảnh tivi đã được chuẩn bị từ nhiều tháng, nếu không nói là mất nhiều năm trong hậu trường để xây dựng các mối quan hệ, thử nghiệm các liên minh và vận động hành lang theo kiểu cộng sản để được đưa vào các chức vụ then chốt. Sự đoàn kết cuối cùng được trình bày với thế giới trong tuần lễ Ðại hội Ðảng là chiếc màn che giấu đi những cuộc đấu đá chính trị và tàn sát cá nhân bên trong mà từ đó một bộ mặt gắn kết sự lãnh đạo của đảng được thành hình.

Xem thêm:   Toàn tiền tỷ

Tuy nhiên, người bên ngoài nhìn vào luôn hy vọng có một cái gì đó khác thường xảy ra, một nhận xét đi ra ngoài lề hay một sự kiện nào đó không ngờ trước.

Hy vọng đó đã xảy ra trong ít nhất một kỳ đại hội đảng trước đây.

Tập Cận Bình bước vào lễ khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 19 trước những người tiền nhiệm Giang Trạch Dân (giữa) và Hồ Cẩm Đào (trái) Ng Han Guan / AP

Những điều bất ng

Theo phân tích của tác giả Damien Ma, đó là năm 2012, tại Ðại hội Ðảng 18 đã xảy ra không chỉ một, hai mà tới ba sự kiện bất ngờ.

Bất ngờ thứ nhất là sự xuất hiện không có thông báo trước của cựu Tổng bí thư đảng, Chủ tịch Trung Quốc và Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Giang Trạch Dân.

Giang từng là nhân vật thao túng sân khấu chính trị Trung Quốc từ cuối thập niên 1980 qua đầu thập niên 2000, tiếp tục giữ một số vị trí lãnh đạo cho tới năm 2005. Có tin đồn nói rằng ông ta bị bệnh nặng, có thể là cận kề cái chết, do đó khi ông ta đi phía sau Tổng bí thư và Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Hồ Cẩm Ðào bước vào Ðại sảnh Nhân dân trong buổi lễ khai mạc Ðại hội Ðảng 18, đã cho thế giới thấy một điều rõ ràng là Giang Trạch Dân vẫn còn nắm nhiều quyền lực ở Trung Quốc, và không cần phải có bất kỳ chức danh gì thì mới có thể thực sự nắm quyền hành trong đảng.

Ðến khi đại hội kết thúc, Giang đã đưa được ít nhất 3 và có lẽ tới 5 nhân vật được chính ông ta nâng đỡ vào trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, gồm 7 nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc, trong đó có Tập Cận Bình. Ảnh hưởng và di sản của Giang trong đại sảnh quyền lực Trung Quốc tồn tại cho tới ngày nay.

Xem thêm:   Chó...

Bất ngờ thứ hai là Hồ Cẩm Ðào, chủ tịch và tổng bí thư sắp mãn nhiệm, từ bỏ chức chủ tịch Quân uỷ Trung ương. Tập Cận Bình, thâu tóm cả hai chức vụ trong đảng và trong chính trị từ Hồ, do đó có thêm lợi khí là ngay lập tức nắm được quyền lực đối với quân đội, mang lại cho ông ta cả ba chức vụ xác định quyền lực tối cao tại Trung Quốc. Ngược lại thời kỳ trước đó, Giang vẫn kiểm soát quân đội cho tới năm 2005, tức 3 năm sau khi Hồ chính thức tiếp nhận cương vị lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

Và bất ngờ thứ ba là tính cách “dễ mến” của Tập Cận Bình gây được ấn tượng không chỉ đối với giới quan sát quốc tế mà còn đối với phần đông người dân Trung Quốc nói chung. Mười năm sau khi Tập leo lên được tới tận đỉnh quyền lực của Trung Quốc, có thể người ta đã quên rằng khi mới lên nắm quyền, ông ta đã được nhiều người dân trên khắp nước tỏ lòng yêu mến và ca ngợi ra sao. Ông xin lỗi vì đã xuất hiện trễ để đọc diễn văn. Ông nói bằng một thứ tiếng phổ thông được người dân Trung Quốc đánh giá cao và hiểu được, trái ngược với thứ tiếng mang nặng âm hưởng địa phương của Hồ Cẩm Ðào.

Tập Cận Bình được dự kiến sẽ được đề cử vào vị trí lãnh đạo đảng và quân đội cho nhiệm kỳ thứ ba – nguồn AP

Về con người Tập Cận Bình

Ðiều đáng chú ý nhất đối với nhiều người là Tập tránh những ngôn ngữ chính trị khô khan. Ông ta nói về con người và những mong muốn của họ, ít nói về đảng hơn, cũng như các nguyên lý trong hệ tư tưởng của ông. Nay, những điều nói trên đã hoàn toàn thay đổi và tất cả chỉ là một màn kịch che đậy những tham vọng rất lớn.

Nói vậy để thấy rằng mặc dù có chuẩn bị kỹ, đại hội đảng vẫn có thể đưa tới những bất ngờ. Ðại hội đảng lần này sẽ có bất ngờ nào?

Xem thêm:   75 tuổi NATO

Trong khi Tập Cận Bình sẽ là tâm điểm của Ðại hội Ðảng 20 bắt đầu tại Bắc Kinh vào ngày 16 tháng 10, người ta tự hỏi liệu những thảm họa mà ông ta đã tạo ra, và do đó phải chịu trách nhiệm, có thể có bất kỳ ảnh hưởng lớn nào tới cơ hội để được chọn là người lãnh đạo đảng cho nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, là điều chưa từng xảy ra, hay không.

Ngay cả trong chế độ chuyên chế, các ứng cử viên cho các chức vụ trong chính quyền, mặc dù do đảng đề cử, vẫn phải chứng minh khả năng của họ trong việc cải thiện cuộc sống của người dân chứ không chỉ tìm cách nắm quyền lực lâu dài thông qua các âm mưu chính trị và thanh trừng đối thủ là được để yên. Người dân vẫn cần có những lý do để không lật đổ chính quyền ấy.

Nhìn lại 10 năm với các chính sách mà Tập Cận Bình đã cho thực hiện, thất bại lớn nhất là chính sách “zero-Covid”, đã phong toả cuộc sống của hàng trăm triệu người dân và đẩy nền kinh tế Trung Quốc xuống gần tận đáy. Nếu câu nói “tất cả chính trị đều là ở địa phương” theo nghĩa điều mà người dân quan tâm nhất là những vấn đề chính trị tác động trực tiếp tới cá nhân họ, và nếu vậy thì không một chính sách nào có thể mang tính cách địa phương hơn chính sách đã liên tục tước đi quyền tự do và cuộc sống của người dân Trung Quốc. Ðây là lý do lớn nhất so với tất cả những lý do khác có thể dẫn tới sự sụp đổ chính trị của Tập.

Chính sách zero-Covid, thất bại lớn nhất của Tập Cận Bình – nguồn Freedom House

Nếu có bất ng

Theo nhận định của tác giả Bonnie Girard tại thediplomat.com, 10 năm sau khi Giang đóng vai trò chính trong việc thành lập một thế hệ lãnh đạo mới tại Ðại hội Ðảng 2012, Tập Cận bình vẫn đang ở đỉnh cao nhất của cơ cấu quyền lực Trung Quốc. Giang nay đã 96 tuổi, già yếu và có lẽ không còn bao nhiêu ảnh hưởng đối với tình hình chính trị Trung Quốc, nhưng những tay chân thân tín của ông ta thì vẫn còn nắm giữ nhiều quyền lực và có ảnh hưởng lớn trong đảng. Nếu có những bất ngờ nào xảy ra tại Ðại hội Ðảng 20 thì rất có thể là từ những nhân vật này, tuy nhiên việc thay thế Tập Cận Bình có lẽ không nằm trong những bất ngờ ấy.

VH