Trung Quốc đã từng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, và đối đầu với lực lượng chấp pháp của Việt Nam năm 2014. Ảnh: VOA Tiếng Việt

Bản tin của Đài VOA cho biết: Bên lề Hội Nghị Biển Đông Thường Niên lần thứ 9 do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược QuốcTế (CSIS) tổ chức  tại Thủ Đô Washington D.C. trong ngày 24/7/2019 vừa qua, khi được hỏi làm sao  trong tương lai Việt Nam có thể ngăn ngừa những vụ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế quốc gia của Trung Quốc, tương tự như những lần xăm phạm trước đây, bà Bonnie Glaser, Giám Đốc Chương Trìnhh Sức Mạnh Trung Quốc tại CSIS, cho biết: Bà tin rằng “khởi sự kiện Trung Quốc sẽ là một bước đi quan trọng, và bà không đánh giá thấp tác động của vụ kiện này (đối với Trung Quốc.)

Mặc dù Tòa Ánh Trọng Tài Thường Trực (PCA) được thành lập trong khuôn khổ Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển -UNCLOS,  không thể phán quyết về tranh chấp chủ quyền hay phân định ranh giới trên biển; nhưng họ có thể phán quyết liệu hành động của Trung Quốc có xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia ven biển nào đó hay không.

Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ảnh: VOA Tiếng Việt

Đây là cách chính phủ Manila chọn khi đưa ra vụ kiện Bắc Kinh vào năm 2013, và cuối cùng Tòa Án Trọng Tài Thường Trực đã phán quyết có lợi cho Philippines. Bà Bonnie Glaser cũng nói rằng, Việt Nam nên tăng cường xây dựng năng lực trên biển, để làm tăng khả năng răn đe Trung Quốc; mặc dù bà cũng lưu ý rằng Việt Nam “không thể xây dựng một hạm đội ngang hàng với Trung Quốc,” nên công cụ chủ yếu của Việt Nam là “ý chí chính trị để cho Trung Quốc biết rằng Việt Nam sẵn sàng sử dụng công cụ pháp lý bảo vệ lợi ích quốc gia.”

Xem thêm:   Mối đe dọa từ Bắc Hàn

Đây là con đường chính phủ Hà Nội nên làm, để giải tỏa thế bế tắc hiện nay chung quanh Bãi Tư Chính.

NGUỒN TIN: VOA TIẾNG VIỆT