Mô hình bán đất và huy động vốn của nhà Nguyễn Thái Luyện của Alibaba là như thế nào? Vì sao Bộ Công an kêu gọi nạn nhân đứng ra tố cáo, nhưng họ lại làm “Đơn không tố cáo”?

Hình 1: Nguyễn Thái Luyện – chủ tịch tập đoàn Alibaba

Trong mấy năm qua, Alibaba đã kịp thành lập 22 công ty để làm nhiệm vụ của 40 tên cướp, rao bán hàng ngàn lô đất của 50 dự án từ Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu cho đến Bình Thuận.

Luyện đã làm điều đó như thế nào?

Hãy hình dung, ba anh em Luyện, Lĩnh, Lực huy động được 100 tỉ đồng, dùng số tiền này đi mua 10ha đất nông thôn, nông nghiệp. Alibaba sẽ chia tỉ lệ 3-7, tức 30% sẽ làm hạ tầng, 70% phân lô bán nền, mỗi nền 100 mét vuông. Như vậy Alibaba có 700 nền bán cho khách.

Bán như thế nào? Họ sẽ chia làm 3 đợt, mỗi đợt phân làm hai loại khách: 1 là khách nhận nền, hai là khách không nhận nền mà chỉ nhận tiền lãi. Ví dụ, mỗi nền mở bán giá 300 triệu đồng, vậy Alibaba sẽ thu về được gấp đôi số tiền bỏ ra: 210 tỉ đồng (Giả dụ bỏ 10 tỉ đồng đề làm 30% hạ tầng).

Đó mới chỉ là giai đoạn 1. Giai đoạn này, Alibaba sẽ chia theo nguyên tắc 20/80. 20 là 20% khách chọn nhận nền đất, 80 là số còn lại chọn nhận lãi suất hấp dẫn. Ai chọn nhận lãi suất sẽ có thêm điều kiện: Nền đất đó được Alibaba toàn quyền sử dụng. Vậy là, 80% của 700 nền đất đó, ta có con số là 560. Alibaba làm gì?

Xem thêm:   Biden & Trump

Họ sẽ mở bán đợt hai. Giá lúc này là giá gốc đợt 1 + lãi suất phải trả cho khách hàng +10% chi phí quản lý của Alibaba. Tổng mỗi nền của đợt hai là 420 triệu. Vậy là, với 560 nền này, Alibaba bán ra, thu về 235 tỉ đồng. Khách hàng sẽ được nhận lãi theo cam kết.

Với đợt hai này nguyên tắc 7-3 được áp dụng. 30% sẽ nhận đất và 80% sẽ nhận tiền lãi hấp dẫn của đa cấp. Vậy là, lúc này Alibaba có trong tay 392 nền để kinh doanh. Giá bán của đợt 3, một lần nữa, tương tự đợt 2: Giá gốc của đợt 2 + lãi suất + 10% chi phí quản lý. Lúc này, ta có mỗi nền là 588 triệu đồng. Bán hết các nền này, Alibaba thu về thêm 230 tỉ đồng.

Đấy mới chỉ là 3 cấp, thêm cấp 4 nữa thì nàng Maria Ozawa cũng sụp lạy bái Luyện thành sư phụ.

Cái hay là ở chỗ các dự án đất được phân lô bán nền đó là chưa có thật. Nói nôm na thì đó là dự án bất động sản hình thành trong tương lai. 10ha đó, chẳng có chính quyền nào xác nhận cho đó là đất ở, được phân lô bán nền, mà chỉ là đất cá nhân của nhiều người, và Alibaba nhận ủy quyền.

Những người mua nhận đất cũng khổ, vì đất có hợp pháp đâu mà nhận. Cho nên, mấy năm tung hoành, chưa có bất kỳ người mua nào vào ở trong các dự án của Gia Lai tam kiệt, tức ba anh em sinh ra ở Gia Lai này. Bây giờ, vì sao người mua lại không tố giác, đâm đơn kiện đòi tiền?

Xem thêm:   Mất mạng

Họ sẽ phải tính: Kiện, thưa thì có lấy lại được tiền không? Không kiện, thưa thì vẫn còn hy vọng Luyện sẽ mở bán lần 4, lần 5, vừa được lãi suất, vừa tống được dự án đi. Chết là chết người mua sau, chứ mình thì thêm lợi. Vậy thì ai mà nỡ đi tố cáo chủ tịch Luyện!

Điều này giống như bạn chơi hụi vậy. Đường dây hụi bạn tham gia có một kẻ giựt hụi. Bạn bị mất tiền tỉ. Bây giờ, nếu thưa công an, bạn coi như mất, vì thằng giựt nó tính rồi, nó hết tiền, tay trắng.

Không thưa, thì để cho nó sống, nó làm ăn, nó gầy lại đường dây khác, đi giựt lại của người khác, và nó có cơ may trả nợ cho mình. Nếu phía trước là vực sâu, sau lưng là hổ dữ, bạn chọn cách nào cũng chết cả. Có vẻ như bạn này biến mỗi từ “coin” thành từ “đất” nhỉ.

Bái phục!