Sữa là thứ thực phẩm cần thiết cho trẻ em cũng như nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy cùng được gọi là sữa nhưng có nhiều thứ khác nhau. Ở đây chúng ta đề cập đến whole milk, skim milk, 1% và 2% milk..

Sữa từ bò vắt ra, thường qua 3 giai đoạn mới đến được bàn ăn: pasteurization (tiệt trùng), homogenization (làm cream hòa tan đều trong sữa), và separation (tách ly).

Whole milk là dạng sữa gần nhất với sữa thô vắt ra từ bò, nhưng không phải hoàn toàn là chất béo mà chỉ có từ 3.25%-5% chất béo. Ở giai đoạn tách ly, các nhà sản xuất sữa lấy hết cream ra khỏi sữa, thế là ta có skim milk (còn gọi là fat-free milk). Nếu họ lại bỏ thêm vào 1% chất béo thì ta có low-fat milk; bỏ vào 2%, ta có reduced-fat milk.

Khác biệt chính yếu giữa các loại sữa này là số lượng chất béo trong sữa so với trọng lượng, được tính bằng phần trăm (%). Whole milk, vì lượng chất béo cao hơn, nên mùi vị cream cũng đậm và có nhiều calorie hơn.

Ngoài ra, protein, calcium và các chất bổ dưỡng thiết yếu trong các loại sữa đều giống như nhau.

Các nhà dinh dưỡng cho biết sữa giữ một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Chất béo giúp làm chậm đi sự tiêu hóa và cũng giúp ngăn ngừa mức đường trong máu tăng đột ngột.